Phương pháp cân mặt phẳng

Một phần của tài liệu ĐATN Thiết kế máy định lượng trong dây chuyền sản xuất, chế biến gạo (Trang 36 - 37)

Hình 3.13: Phương pháp cân mặt phẳng

Ở đây ta sử dụng 3 cân định lượng bố trí trên cùng một mặt phẳng ở 3 đỉnh của hình tam giác đều.

Khi có đối trọng M (bỏ qua biến dạng đàn hồi của thanh đòn…) phương trình cân bằng lực:

P – (Floadcell1 + Floadcell2 + Floadcell3 ) = 0

Ta định lượng đối trọng bằng cách xác định tổng 3 lực tác động vào 3 loadcell. * Ưu điểm:

- Đơn giản, dễ chế tạo.

- Độ chính xác cao, do sử dụng nhiều loadcell.

- Độ ổn định cao do lực phân bố tương đối đều trên mặt phẳng cân của 3 loadcell.

- Quá trình đo không phụ thuộc vào việc thay đổi trọng tâm của đối trọng, nên phù hợp với việc định lượng các đối trọng dạng hạt, chất lỏng…

- Được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp. * Nhược điểm: Chi phí cao do sử dụng nhiều loadcell.

3.3.2 Thiết kế cơ cấu cân

Cơ cấu điều khiển cửa rót điều khiển lưu lượng gạo, gạo được định lượng ở thùng chứa phía dưới, thùng chứa này được định lượng liên tục nên xác định được lượng gạo cần thiết để ta điều khiển cửa rót được chính xác. Sau khi đã định lượng xong, cửa rót đóng lại, và ta mở cửa xả ở phía dưới thùng chứa để rót gạo vào bao.

Hình 3.14: Sơ đồ bố trí 4 phễu cân trên máy định lượng Ở đây, ta thiết kế một phễu cân, các phễu còn lại tương tự nhau.

a. Sơ đồ động học

1. Đế thùng chứa; 2. Loadcell;

3. Xylanh khí nén; 4. Cửa xả.

Hình 3.15: Sơ đồ động học cơ cấu cân

Khi định lượng xong, xylanh xả khí, hai cửa xả quay quanh hai chốt tì và cửa mở ra. Khi rót xong, xylanh đẩy và hai cửa xả đóng lại, bắt đầu định lượng kế tiếp.

Một phần của tài liệu ĐATN Thiết kế máy định lượng trong dây chuyền sản xuất, chế biến gạo (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w