Về tỷ lệ phân bố vi nấm Cryptococcus neoformans theo nhóm tuổ

Một phần của tài liệu định danh các phân chủng vi nấm cryptococcus neoformans trên bệnh nhân hiv aids viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành (Trang 44 - 45)

trên bệnh phẩm máu

Bảng 3.9. Tỷ lệ phân bố vi nấm Cryptococcus neoformans theo nhóm tuổi trên bệnh phẩm máu. Lứa tuổi Tổng số bệnh nhân Ca dương tính với Cryptococcus neoformans Nam Nữ Nam Nữ Số ca % Số ca % 0 - 5 0 0 0 0 0 0 6 - 12 0 0 0 0 0 0 13 - 20 6 3 0 0 0 0 21 -40 909 245 29/42 69,1 10/42 23,81 >40 116 226 3/42 4,76 0 0

Nhận xét: Còn đối với bệnh phẩm máu, tỷ lệ này cũng tương tự, chủ yếu tỷ lệ nhiễm vi nấm rơi nhiều nhất ở độ tuổi 21 - 40: nam có 29/42 ca (chiếm 69,1%) và nữ chiếm 10/42 ca (23,81%), còn lại nam từ 41 tuổi trở đi chiếm 3/42

ca (chiếm 7,09%). Và cũng theo ghi nhận này của nghiên cứu này, thì không tìm thấy ca nào dương tính với Cryptococcus neoformans nằm trong độ tuổi 0 - 20.

Theo K Sivasangeetha và cộng sự năm 2007, khi khảo sát các trường hợp dương tính với Cryptococcus neoformans Singapore trên bệnh nhân HIV/AIDS, độ tuổi 30 - 40 nhiễm vi nấm này nhiều nhất cụ thể chiếm 2/3, còn ở độ tuổi thanh niên hiếm gặp.[57].

Theo Miglia và cộng sự năm 2011, ở Châu Phi trong một nghiên cứu các trường hợp nhiễm Cryptococcus neoformans tại Nam Phi từ năm 2005 đến 2006, tỷ lệ dương tính với vi nấm này chủ yếu rơi vào người lớn hiếm gặp ở trẻ em, chỉ có một trường hợp ngay cả trong vùng lân cận Sahara Châu Phi – nơi có tỷ lệ cao nhất của đồng nhiễm HIV và Cryptococcus neoformans [74].

Còn ở Việt Nam, theo Nguyễn Quang Trung năm 2005, tại BV Bệnh Nhiệt Đới, tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có xét nghiệm dương tính với

Cryptococcus neoformans ở các nhóm tuổi như sau: nhóm tuổi 20 - 29 chiếm 27,4% [19]. Theo Nguyễn Lê Hoàng Anh và La Gia Hiếu năm 2009, thì tỷ lệ này là: độ tuổi < 30 chiếm 57,1%, trên 30 tuổi chiếm 42,9% [1].

Như vậy so với nghiên cứu nước ngoài thì trong nghiên cứu này tỷ lệ phân bố theo lứa tuổi có sự khác biệt cụ thể nhóm tuổi bị nhiễm vi nấm chủ yếu rơi vào độ tuổi trung niên (21 - 40), ít gặp ở độ tuổi trên 40 (chỉ chiếm 5,5%) và hiếm gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên tỷ lệ này khá phù hợp với lứa tuổi nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam. Nguyên do có thể do sự chăm sóc y tế ở nước ngoài tốt hơn nên bệnh nhân kéo dài cuộc sống hơn.

Một phần của tài liệu định danh các phân chủng vi nấm cryptococcus neoformans trên bệnh nhân hiv aids viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành (Trang 44 - 45)