Để có thể đánh giá hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng là hiệu quả hay không, ta không chỉ phân tích hoạt động tín dụng và các hình thức sử dụng vốn khác
của ngân hàng. Vì hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau và nó có thể được phản ánh qua các chỉ tiêu tài chính sau:
(Nguôn: Phòng Kê toán - Ngân quỹ)
4.2.4.1 Dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trong 3 năm qua chỉ tiêu này luôn lớn hơn 1 và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2006 là 1,54 lần, nó có ý nghĩa là bình quân cứ 1,54 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động tham gia. Đây là con số có thể chấp nhận được. Nhưng đến năm 2007 và năm 2008 thì
chỉ tiêu này tăng lên gần gấp đôi năm 2006. Cụ thể năm 2007 dư nợ trên vốn huy động là 2,58 lần và năm 2008 là 2,19 lần. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng còn thấp, chưa đảm bảo tốt cho hoạt động tín dụng. Vì vậy ngân hàng cần tăng cường hon nữa công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay.
4.2.4.2 Nợ xấu trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng một cách rõ rệt. Chất lượng tín dụng càng cao thì tỷ lệ này càng nhỏ. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ này có xu hướng tăng qua 3 năm. Đặc biệt năm 2008 tỷ lệ này lên đến 4,96%, cho thấy ngân hàng sử dụng vốn chưa thật hiệu quả. Ngân hàng cần đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để nhằm hạn chế nợ xấu một cách tốt nhất. Riêng năm 2006 chỉ tiêu này bằng 0, là kết quả đáng ghi nhận do ngân hàng giải quyết tốt vấn đề nợ xấu nên không có nợ tồn đọng.
4.2.4.3 Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (Vòng quay vốn tín dụng)
Đo lường tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm, tỷ lệ này càng lớn ngân hàng càng có lợi. Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, vòng quay vốn tín dụng có xu hướng giảm qua 3 năm. Năm 2006 là 2,82 vòng, đây là con số khá cao, cho thấy vốn đầu tư được quay vòng nhanh và có khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên đến năm 2007 thì vòng quay tín dụng giảm xuống chỉ còn 0,8 vòng, giảm 2 vòng so với năm 2006, và đến năm 2008 tiếp tục giảm xuống còn 0,63 vòng. Qua đây cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ, vòng quay tín dụng ngày càng chậm. Ngân hàng cần linh hoạt hơn nữa trong công tác cho vay và thu hồi nợ. Đồng thời, biết kết hợp tác động bằng nhiều biện pháp hữu hiệu với kiên trì, động viên, đôn đốc, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ nhằm nâng cao chất lượng thu hồi nợ và tăng vòng quay vốn tín dụng.
4.2.4.4 Lọi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy ROA của ngân hàng qua 3 năm thay đổi không theo một xu hướng nhất định. Cụ thể, năm 2006 là 0,78%, năm 2007 tăng lên 2,01% và đến năm 2008 lại giảm còn 1,34%. Trong năm 2007, ROA tăng 1,23% so với năm 2006 cho thấy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, cơ cấu tài sản có hợp
với năm 2007. Nhìn chung là ROA của ngân hàng còn thấp. Ngân hàng cần có những biện pháp kịp thời điều chỉnh nâng cao chỉ số ROA. Song, nếu so với năm 2006 thì ROA năm 2008 vẫn cao hom 0,56%.
4.2.4.5 Lợi nhuận trên thu nhập (Lợi nhuận biên tế)
Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng. Từ bảng số liệu ta thấy, tỷ số này tăng mạnh trong năm 2007 rồi lại giảm mạnh vào năm sau. Cụ thể năm 2006, lợi nhuận biên tế của ngân hàng là 13,97%, năm 2007 là 21,74%, tăng 7,73% so với năm 2006. Chứng tỏ, ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập. Đến năm 2008, lợi nhuận biên tế giảm khá mạnh, giảm 7,05% so với năm 2007. Vì vậy ngân hàng cần phát huy hơn nữa những biện pháp tích cực trong việc quản lý thu nhập và chi phí của ngân hàng, sao cho lợi nhuận biên tế năm sau luôn cao hơn năm trước.
4.2.4.Ố Thu nhập trên tổng tài sản (Hệ số sử dụng tài sản)
Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Nhìn chung thì trong 3 năm qua chỉ số này đều tăng. Cụ thể, năm 2006 là 5,60%, năm 2007 là 9,23% và đến năm 2008 là 9,15%. Với xu hướng phát triển như thế cho thấy, ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc gia tăng nguồn vốn huy động và có sự điều động linh hoạt các khoản mục sinh lời ngày càng hợp lý để tạo ra thu nhập ngày càng cao cho ngân hàng. Bên cạnh dó, ngân hàng cần phân bổ đầu tư một cách hợp lý và có hiệu quả, tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI VAB CẦN THƠ