Nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn còn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Nguồn vốn hoạt động cho vay vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư của ngân hàng. Việc phân tích khoản đầu tư tín dụng là nội dung quan trọng trong việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Từ hoạt động thực tế của ngân hàng ta có bảng số liệu về tình hình hoạt động tín dụng sau:
Đon vị: Triệu đồng
- ---'---™---
(Nguôn: Phòng Tín dụng)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, từng khoản mục trong hoạt động tín dụng của ngân hàng có sự tăng giảm không theo một xu hướng nhất định. Những xu hướng biến động này sẽ được thể hiện rõ qua đồ thị sau:
Triệu đồng 800000 700000 600000 500000 400000 □ DS CV ■ DS TN □ Du No
Hình 4: Tình hình hoạt động tín dụng của VAB - Ct qua 3
Tùy theo mục tiêu phân tích mà ta có thể chia hoạt động tín dụng theo nhiều phương thức khác nhau. Ở đây ta sẽ phân tích hoạt động tín dụng (Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ,..) theo thời hạn tín dụng.
4.2.2.1 Doanh số cho vay (DSCV)
Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, nếu chia theo kỳ hạn thì gồm có cho vay ngắn hạn và cho vay trung - dài hạn. Bảng số liệu sau giúp ta thấy rõ cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của ngân hàng.
Bảng 5: Doanh số cho vay theo kỳ hạn của VAB - CT qua 3 năm
Đon vị: Triệu đồng
---'---„---
(Nguôn: Phòng Tín dụng)
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng nhanh trong năm 2007 và lại giảm mạnh trong năm 2008 do khoản cho vay ngắn hạn và cho vay trung - dài hạn cũng tăng trong năm 2007 và lại giảm vào năm sau. Trong đó, cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ lệ cao nhất trong 3 năm liền, đây là khoản cho vay chủ yếu của ngân hàng. Bởi mục đích của tín dụng ngắn hạn là: Bổ sung vốn lưu thông cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu và đáp ứng tiêu dùng cá nhân nên vòng quay vốn rất mạnh, ngân hàng có thể cho vay tiếp tục nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời an toàn từ đồng vốn của mình. Trong 3 năm qua doanh số cho vay ngắn hạn tuy có biến động nhưng không đáng kể. Còn khoản mục cho vay trang và dài hạn của ngân hàng thì có sự biến động rõ rệt hơn. Cụ thể là năm 2007 doanh số cho vay trang và dài hạn của ngân hàng tăng 271,8% vói số tiền là 136.815 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng khá nhanh này có thể được giải thích như sau: Trong năm 2007, bên cạnh sự ổn định ban đầu về cơ sở hạ tầng thì cần Thơ vẫn phải tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng các công trình mói nhằm đáp ứng sự phát triển lâu dài của tỉnh nhà. Đây là những dự án lâu dài và trọng điểm, đòi hỏi lãnh đạo các cấp phải quan tâm chỉ đạo sâu sắc, theo dõi tiến độ thi công chặt chẽ, lựa chọn các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm, có năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ và đúng tiến độ cấp trên giao. Để làm được điều đó tỉnh phải huy động nguồn vốn rất lớn để hoàn thành đúng kế hoạch đã đề ra, không để bất kỳ hoạt động nào bị trì hoãn. Và VAB - CT là một trong những đon vị có sự đóng góp lâu dài và ổn định cho việc xây dựng tỉnh nhà. Đến năm 2008, do tình hình kinh tế luôn có sự biến động, tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn của ngân hàng cũng có xu hướng giảm so với năm 2007. Cụ thể là, năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn giảm 11,7%, doanh số cho vay trung và dài hạn giảm 81,7% với số tiền là 152.834 triệu đồng so với năm 2007.
4.2.2.2 Doanh số thu nợ (DSTN)
Thu nợ là một trong những vấn đề quan trọng đối với VAB - CT nói riêng và tất cả các ngân hàng nói chung. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời cũng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ được VAB - CT đặt lên hàng đầu.
Không chỉ nâng cao doanh số cho vay nhiều là tốt mà ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì ngân hàng phải vừa chú trọng đến chất lượng món vay, vừa phải quan tâm đến công tác thu hồi nợ,.. .làm sao đảm bảo được đồng vốn bỏ ra và thu hồi nhanh chóng, tránh thất thoát. Để thấy được công tác thu hồi nợ của ngân hàng có tốt hay không, ta đi vào phân tích bảng số liệu sau:
Đon vị: Triệu đồng
---—'---
(Nguôn: Phòng Tín dụng)
Qua bảng số liệu ta thấy, nhìn chung thì doanh số thu nợ của ngân hàng có biến động qua 3 năm nhưng không đáng kể. Năm 2007 giảm 70.445 triệu đồng so vói năm 2006 và đến năm 2008 lại tăng 63.532 triệu đồng so với năm 2007. Cho thấy doanh số thu nợ của VAB - CT qua các năm khá ổn định. Tuy nhiên, khi xem xét doanh số thu nợ theo thòi hạn thì chúng có sự biến động rõ rệt.
- Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong 3 năm và có xu hướng giảm mạnh trong năm 2007 và lại tăng không đáng vào năm sau, nhưng so với năm 2006 thì doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2008 vẫn còn giảm. Điều này cho thấy ngân hàng cần có sự quan tâm hơn nữa đến công tác thu hồi nợ trong ngắn hạn để đảm bảo hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong tình hình kinh tế như hiện nay.
- Doanh số thu nợ trung và dài hạn đạt kết quả rất khả quan. Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng doanh số thu nợ trung và dài hạn có xu hướng tăng rất nhanh trong 3 năm. Cụ thể năm 2007 ngân hàng thu hồi được 57.850 triệu đồng, tăng 55.945 triệu đồng, hay tăng 2.936,7% so với năm 2006. Đen năm 2008, doanh số thu nợ trung và dài hạn tiếp tục tăng với tốc độ 75,5% so với năm 2007. Đe có được kết quả đó là nhờ vào sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo ngân hàng, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng không ngừng được nâng cao, lựa chọn ngành nghề đầu tư nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Song song đó, là được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, kịp thời chỉ đạo đường lối, chính sách phát triển kinh tế tỉnh nhà nên hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh đều đạt các chỉ tiêu đề ra. Tất cả các yếu tố trên, đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là đối với hoạt động tín dụng.
4.2.2.3 Tổng dư nợ
Các chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào.
Đon vị: Triệu đồng
(Nguôn: Phòng Tín dụng)
Nhìn chung, tổng dư nợ của VAB - CT qua 3 năm đều tăng và tăng mạnh nhất là vào năm 2007 vói tốc độ 170,6% hay tăng 374.033 triệu đồng so vói năm 2006. Đến năm 2008 tiếp tục tăng 11,2% so với năm 2007. Do ngân hàng đã mở rộng được thị phần tín dụng cho vay đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty chế biến lương thực, thực phẩm, công ty cổ phần,... Dư nợ tín dụng luôn là tài sản sinh lời rất quan trọng đối với các ngân hàng, nó mang lại nguồn thu nhập lớn cho các ngân hàng.
Nhìn chung là vậy nhưng khi xem xét dư nợ theo thời hạn ta thấy, trong năm 2008 dư nợ trong ngắn hạn có tốc độ tăng chậm lại và dư nợ trung và dài hạn thì có xu hướng giảm so với năm 2007. Đây là dấu hiệu cho thấy ngân hàng cần phát huy hon nữa những gì đã đạt được trong công tác thu hồi nợ. Vì trong thực tế, để sử dụng vốn có hiệu quả không chỉ cần năng cao doanh số cho vay mà còn phải đánh giá đúng năng lực của khách hàng để giảm bớt rủi ro.
4.2.2.4 Nợ xấu
Nợ xấu luôn là điều trăn trở của bất cứ ngân hàng thưong mại nào. Do rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan làm cho tình hình nợ xấu luôn tồn tại trong hoạt động của ngân hàng. Tình hình nợ xấu phần nào phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Vì vậy phân tích nợ xấu giúp ngân hàng nhìn lại tình hình sử dụng vốn trong quá khứ và hiện tại, để có những biện pháp thay đổi kịp thời trong tương lai.
Đon vị: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Tín dụng)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tình hình nợ xấu của ngân hàng đang có sự chuyển biến không tốt trong 2 năm gần đây (2007, 2008). Nợ xấu tăng mạnh cả về quy mô và tốc độ trong năm 2007 và 2008. Riêng năm 2006, VAB - CT đã thực hiện rất tốt công tác quản lý nợ xấu và kết quả là không xuất hiện nợ xấu trong năm 2006. Nhưng trong 2 năm gần đây, nợ xấu xuất hiện với con số khá cao và ngày càng tăng. Đặc biệt là trong năm 2008, nợ xấu của ngân hàng lên đến 32.749 triệu đồng, tăng 30.420 triệu đồng hay tăng 1.306,1% so với năm 2007. Đây là những con số đáng báo động. Nó phần nào cho thấy, hiệu quả sử dụng của ngân hàng là chưa tốt. Trong đó, nợ xấu trong ngắn hạn, trung và dài hạn đều biến động theo cùng một xu hướng là tăng qua các năm. Tuy nhiên, theo quyết định 493/2005/QĐ - NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung SỐ18/2007/QĐ - NHNN, đã phân loại nợ ra thành 5 nhóm và xác định nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5. Vì vậy, để đánh giá một cách chính xác và cụ thể hơn về tình hình nợ xấu của ngân hàng, ta sẽ phân tích nợ xấu theo từng nhổm nợ như sau:
Bảng 9: Nợ xấu phân theo nhóm của VAB - CT qua 3 nămĐon vị: Triệu đồng
---T---1---1---
(Nguôn: Phòng Tín dụng)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, nợ xấu đang có xu hướng tăng mạnh trong năm 2007, 2008 là do cả 3 nhóm nợ đều tăng. Trong đó, nợ nhóm 4 tăng với tốc độ nhanh nhất, kế tiếp là nợ nhổm 3, còn nợ nhóm 5 chỉ mới xuất hiện trong năm 2008. Nguyên nhân là do nợ dưói tiêu chuẩn (nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nhóm 4) chưa được giải quyết một cách triệt để. Tuy nợ nhóm 5 chỉ mói xuất hiện trong năm 2008, nhưng đây là nhóm nợ có khả năng mất vốn cao nhất, ngân hàng cần lưu ý đến và có những biện pháp giải quyết kịp thời và triệt để từng nhổm nợ, nhằm hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra và góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.