Phân tích tình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh cần thơ (Trang 27)

NHTM nói chung và ngân hàng VAB - CT nói riêng, kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Điều này cũng cho thấy sự khác nhau giữa ngành kinh doanh tiền tệ với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, việc phân tích nguồn vốn huy động của ngân hàng là việc quan trọng cần phải làm. Ngoài việc xem xét tình hình biến động của nguồn vốn huy động qua các năm, chúng ta sẽ xem xét từng khoản mục trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Vì như chúng ta biết, từng khoản mục trong tổng nguồn vốn huy động sẽ có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh

khoản,...Do đó, việc xác định rõ cơ cấu nguồn vốn huy động sẽ giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho ngân hàng. Ngân hàng có thể huy động vốn thông qua các loại tiền gửi hay bằng cách phát hành các chứng từ có giá. Trong đó, hình thức huy động vốn thông qua các loại tiền gửi là hình thức huy động vốn chủ yếu của ngân hàng. Thông qua hình thức huy động vốn bằng các loại tiền gửi ngân hàng có thể tận dụng được nguồn vốn giá rẻ để cho vay và đầu tư. Ngoài ra, nguồn thông tin từ tiền gửi của khách hàng còn giúp ngân hàng thấu hiểu được điều kiện kinh tế của ngưòi dân, để từ đó ngân hàng có thể đưa ra chiến lược cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính ngược trở lại cho công chúng một cách hiệu quả. Tại VAB - CT, huy động vốn chủ yếu thông qua các loại tiền gửi của dân cư, của các TCKT và một phần tiền gửi của các TCTD khác. Trong 3 năm qua, ngân hàng không huy động bằng cách phát hành các chứng từ có giá.

Từ tình hình hoạt động cụ thể của VAB - CT, ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2: Tình hình huy động vốn của VAB - CT qua 3 năm

Đon vị: Triệu đồng

---'~~s---7---1---

(Nguôn: Phòng Kê toán - Ngân quỹ)

Qua bảng số liệu trên ta có thể phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng VAB - CT qua 3 năm như sau:

Nhìn chung, vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm do tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) và tiền gửi của cá nhân, hộ gia đình đều tăng. Trong đó, tiền

gửi của các TCKT có xu hướng tăng chậm lại trong năm 2008 so với năm 2007 dẫn đến tổng nguồn vốn cũng tăng chậm trong năm 2008.

- Tiền gửi của dân cư: Bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tài khoản tiền gửi cá nhân. Nó luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm liền và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể là, năm 2007 ngân hàng huy động được 131.953 triệu đồng, tăng 24.502 triệu đồng ứng với 22,8% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì loại tiền gửi này tăng với tốc độ nhanh hon, tăng 35,9% với số tiền là 47.464 triệu đồng so với năm 2007. Trong đó:

+ Tiền gửi tiết kiệm: Chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiền gửi của dân cư và tăng trong 3 năm liền. Đây là hình thức huy động tiền gửi theo kiểu truyền thống của ngân hàng. Nó gồm có 2 loại, tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không có kỳ hạn. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là loại tiền gửi được ngân hàng chú trọng quan tâm đến, thể hiện qua bảng số liệu cho thấy, loại tiền gửi này chiếm một tỷ trọng cao trong tổng tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng và luôn tăng qua các năm. Trong khi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2008. Tuy nhiên, mục đích của cả hai loại tiền gửi này là nhằm để sinh lời từ tiền nhàn rỗi của cá nhân và hộ gia đình. Vì vậy, tiền gửi tiết kiệm biến động theo lãi suất của ngân hàng. Thực tế, năm 2007 tiền gửi tiết kiệm tăng 26,5% với số tiền là 26.289 triệu đồng so với năm 2006, nhưng đến năm 2008, tốc độ tăng của loại tiền gửi này giảm đi một nữa so với năm 2007, chỉ tăng 17.483 triệu đồng với tốc độ 13,9%. Nguyên nhân là do trong năm 2008, tình hình kinh tế luôn biến động, tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng, lãi suất của ngân hàng không hấp dẫn đối với người gửi tiền, họ chuyển số tiền tiết kiệm sang các hình thức đầu tư khác, để kiếm lợi nhuận cao hơn. Tiền gửi tiết kiệm là hình thức tiền gửi tạo cho ngân hàng nguồn vốn ổn định, ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn nữa trong công tác huy động nguồn vốn này.

+ Tài khoản tiền gửi cá nhân: Là loại tiền gửi mà từng cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng để sử dụng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt như ký séc hoặc sử dụng cho các loại thẻ thanh toán. Loại tiền gửi này không biến động theo một xu hướng nhất định qua 3 năm. Cụ thể năm 2007, ngân hàng huy động được 6.427 triệu đồng giảm 21,7% với số tiền là 1.787 triệu đồng so với năm 2006, đến năm 2008, tài khoản tiền gửi cá nhân lại tăng vói tốc độ rất nhanh tăng 466,5% với số tiền là 29.980 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do, Ngày nay,

khi điều kiện kinh tế được cải thiện, mọi người hướng đến sử dụng ngày càng nhiều các tiện ích của xã hội cung cấp, và trong đó thì các tiện ích mà ngân hàng đem lại cho xã hội càng được cá nhân quan tâm nhiều hơn. Hiện nay, ngân hàng đang tăng cường việc phát triển thẻ và cung cấp các dịch vụ tài chính tiện ích khác cho cá nhân. Ngoài mục đích ngân hàng chứng minh là mình có sản phẩm mới hiện đại, thu được phí thì việc phát hành thẻ và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện ích cho khách hàng còn giúp ngân hàng huy động được nguồn vốn rất lớn từ tiền nhàn rỗi của cá nhân trên tài khoản tiền gửi của họ. Đây là thành công đáng ghi nhận của VAB - CT trong công tác huy động vốn tại chỗ.

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT): Là tiền gửi của các doanh nghiệp hoặc của các đơn vị kinh tế khác. Họ thường gửi tiền ở ngân hàng để thuận tiện cho việc kinh doanh và giao dịch. Tuy nhiên, cũng có những lúc họ gửi tiền vào ngân hàng với mục đích sinh lời ở dạng tiền gửi có kỳ hạn. Do đó, tiền gửi của các TCKT thường thể hiện dưới 2 hình thức sau:

+ Tiền gửi thanh toán: Tăng đều qua 3 năm, cụ thể: Năm 2007 tăng 236,9% với số tiền 25.043 triệu đồng so với năm 2006 và đến năm 2008 tiếp tục tăng với tốc độ 63,1% với số tiền là 22.481 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do, đối với loại tiền gửi này khách hàng không có mục đích sinh lời mà chủ yếu là để được ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc...Trên thực tế VAB - CT cũng thực hiện khoản lãi suất thấp cho loại tiền gửi này và ngân hàng đang tăng cường cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện ích cho khách hàng như: mở rộng mạng lưới thanh toán, chuyển tiền qua mạng vi tinh, chuyển tiền điện tử, đáp ứng nhanh kịp thòi cho việc chi trả tiền hàng, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng nên số tiền gửi này tăng lên đáng kể trong năm 2008. Mặc dù đây là nguồn vốn không ổn định, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào, nhưng cũng có lúc chúng tạm thời nhàn rỗi và ngân hàng được quyền sử dụng để đầu tư, tức nó cũng tạo vốn cho ngân hàng. Song, ngân hàng cũng cần phải lưu ý đối với bộ phận nguồn vốn này vì tính không ổn định nên ngân hàng phải thường xuyên dự trữ số lượng rất lớn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

+ Tiền gửi theo kỳ hạn của ngân hàng tăng nhanh trong năm 2007 và có xu hướng tăng chậm lại trong năm 2008. Cụ thể năm 2007 ngân hàng huy động được

62.423 triệu đồng, tăng 495,8% so với năm 2006 nhưng đến năm 2008, loại tiền gửi này tăng không đáng kể, chỉ tăng 1,9% so với năm 2007. Nguyên nhân cũng được giải thích như trên, vì đây cũng là một hình thức tiền gửi tiết kiệm nhằm mục đích sinh lời, người gửi tiền sẽ nhận lãi suất tiền gửi theo quy định của ngân hàng và trong năm 2008, như chúng ta biết, tình hình kinh tế luôn biến động, lãi suất của ngân hàng không ổn định.. .Người gửi tiền cảm thấy tiền gửi tại ngân hàng để hưởng lãi suất sẽ không có lòi bằng sử dụng tiền để đầu tư vào các hoạt động khác. Do đó, tiền gửi theo kỳ hạn của ngân hàng trong năm 2008 có xu hướng tăng rất chậm. Đây là vấn đề cần được quan tâm và có biện pháp khắc phục. Vì tiền gửi theo kỳ hạn là nguồn vốn rất ổn định, ngân hàng có thể biết trước thời điểm mà khách hàng sẽ rút tiền ra nên ngân hàng có thể chủ động tận dụng tối đa nguồn vốn này để đầu tư sinh lời mà không cần dữ trữ lại quá nhiều. Ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể để khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, chẳng hạn như: ngân hàng đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau để khách hàng được lựa chọn. Đồng thời, ngân hàng cũng nên áp dụng lãi suất càng cao cho loại tiền gửi có kỳ hạn càng dài để thu hút nguồn vốn trung và dài hạn.

- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng (TCTD) khác: Chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Tuy nhiên, điều này cho thấy ngoài hình thức huy động vốn bằng tiền gửi của các TCKT và dân cư, ngân hàng còn tranh thủ được nguồn tiền gửi từ các TCTD khác, góp phần làm giảm bớt áp lực về nguồn vốn cho ngân hàng. Song, nguồn vốn nay đang có xu hướng giảm rất nhanh qua các năm. Cụ thể, năm 2006 huy động được 93 triệu đồng, đến năm 2007 còn 51 triệu đồng và năm 2008 chỉ huy động được 2 triệu đồng. Nguyên nhân là do, trong những năm gần đây tình hình kinh tế thiếu ổn định, lạm phát tăng cao, lãi suất liên tục thay đổi,...Làm cho hoạt động kinh doanh của các TCTD cũng gặp khó khăn, vốn thừa ít.

Tóm lại, qua những gì phân tích ở trên về tình hình huy động vốn của VAB - CT qua 3 năm ta thấy ngân hàng đã đạt được những kết quả rất khả quan trong công tác huy động nguồn vốn tại chỗ và chủ động hơn về nguồn vốn của mình, vốn huy động có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên, ngân hàng cần phát huy những gì đã đạt được và tăng cường hơn nữa các biện pháp để thu hút nguồn vốn từ nền kinh tế vì nguồn vốn huy động đang có xu hướng tăng chậm lại trong năm 2008. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động sẽ được thể hiện rõ qua đồ thị sau:

Mức % Mức % 1. Tiền tại quỹ 11.112 19.944 27.177 8.832 79,5 7.233 36,3 2. TG tại các TCTD 6.250 6.845 815 595 9,5 -6.030 -88,1 3. Cho vay KH 281.922 591.433 654.451 309.511 109,8 63.018 10,7 4. CK đầu tư 277 280 134 3 1,1 -146 -52,1 5. TS cố định 463 1.513 15.815 1.050 226,8 14.302 945,2 6. Các TS khác 6.922 6.482 4.529 -440 -6,4 -1.953 -30,1 Tổng tài sản (TS) 306.946 626.500 702.921 319.554 104,1 76.421 12,2 TS sinh lời (2+3+4) 288.449 598.558 655.400 301.109 107,5 56.842 9,5 TS không sinh lời

(1+5+6)

18.497 27.942 47.521 9.445 51,1 19.579 70,1 Luận Văn Tốt Nghiệp

Triệu đồng 18000 01 16000 0 14000 0 120000 100000 2006 2007 2008TG cua Dan cu ■ TG cua

Hình 2: Tình hình huy động vốn của VAB - CT qua 3 năm

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần quan tâm đến cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng để có những điều chỉnh kịp thời, nhằm hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho ngân hàng. Vì như chúng ta biết, từng khoản mục trong tổng nguồn vốn huy động sẽ có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản,...

Từ bảng số liệu trên (bảng 2) ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm như sau:

2006 2007 2008

Hình 3: Cơ cấu vốn huy động của VAB - CT qua 3 năm

Qua biểu đồ trên ta thấy tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Còn tiền gửi của các TCKT đang có xu hướng tăng dần tỷ trọng, chứng tỏ chất lượng hoạt động của ngân hàng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán của ngân hàng không ngừng được mở rộng. VAB - CT đã và đang phát huy những kết quả đạt được và chú trọng thu hút vốn từ các TCKT, đặc biệt là huy động tiền gửi dùng trong thanh toán của các doanh

Luận Văn Tốt Nghiệp

nghiệp vì loại tiền gửi này ngân hàng trả lãi suất rất thấp và có thể sử dụng để đầu tư sinh lời.

Tóm lại, qua phân tích cho thấy nguồn vốn huy động của VAB - CT khá ổn định qua các năm và ngân hàng đang từng bước hài hòa giữa tỷ lệ tiền gửi của dân cư và tỷ lệ tiền gửi của các TCKT. Tuy nhiên chúng ta chưa thể kết luận được cơ cấu như vậy đã tối ưu hay chưa vì điều này còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: tâm lý khách hàng, tình huống biến động xã hội...

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH sử DỤNG VỐN TẠI VAB - CT 4.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản

Như chúng ta biết, tài sản là một phần trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng, nó phản ánh kết quả của việc sử dụng vốn. Cơ cấu tài sản tuy không nói lên một cách chính xác và toàn diện hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, nhưng nó phần nào phản ánh được tình hình sử dụng vốn của ngân hàng như thế có hợp lý chưa, giúp các nhà quản trị ngân hàng có cái nhìn tổng quát về các khoản mục mà ngân hàng đã đầu tư, để từ đó có những biện pháp kịp thời điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho họp lý và có hiệu quả. Vì mỗi khoản mục đầu tư khác nhau sẽ có mức sinh lời cũng như mức độ rủi ro khác nhau.

Bảng 3: Tình hình tài sản của VAB - CT qua 3 năm

Đon vị: Triệu đồng

Nhìn chung, tổng tài sản của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Do đa số các khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản đều có xu hướng tăng qua các năm. Tài sản của ngân hàng bao gồm nhóm các tài sản sinh lời và nhóm các tài sản không sinh lời. Nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng bao gồm các khoản đầu tư như: cho vay, đầu tư chứng khoán,...Những nghiệp vụ này mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng. Sau đây, ta sẽ lần lượt đi phân tích từng nhóm tài sản

- Nhóm tài sản có sinh lời luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của ngân hàng và có xu hướng tăng qua 3 năm. Trong đó, cho vay khách hàng là khoản mục đầu tư chiếm tỷ lệ lớn nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Khoản

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh cần thơ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w