Trang phục nhân viên thực hiện: áo chồng, mũ và khẩu trang.

Một phần của tài liệu phác đồ điều trị BV Chợ Rẫy, ngoại niệu (Trang 25 - 33)

7. QUI TRÌNH KỸ THUẬT: 1 Nhận định người bệnh.

7.4. Trang phục nhân viên thực hiện: áo chồng, mũ và khẩu trang.

- Mang mũ, khẩu trang (cĩ thể mặc áo chồng trắng thường). - Rửa tay hoặc sát trùng tay bằng dịch sát khuẩn.

- Mang găng sạch: người làm thủ thuật luơn phải mang găng sạch (găng chưa sử dụng, khơng qua tiệt trùng, dùng 1 lần). Sử dụng găng này từ khi tiếp xúc với bệnh nhân, đến khi rửa tay thường quy để làm thủ thuật (khuyến cáo của WHO, chống lây nhiễm bệnh viện).

- Nếu người bệnh nặng cần cĩ người phụ giúp.

7.5.Quy trình kỹ thuật đặt ống thơng niệu đạo bàng quang: 7.5.1. Kỹ thuật đặt ống thơng niệu đạo bàng quang lưu:

1) Nhận định về người bệnh

2)Chuẩn bị người bệnh. Giải thích để người bệnh an tâm và đồng ý làm thủ thuật và hợp tác.

3)Chỉnh trang phục: áo chồng,mủ, khẩu trang. 4) Soạn dụng cụ, đem dụng cụ đến giường người bệnh. 5)Che bình phong, trải nylon dưới mơng người bệnh. 6)Phủ vải đắp, bỏ hẳn quần người bệnh ra.

Quấn vải đắp vào: - Bàn chân (nữ )

- Cổ chân (nam) giữ cho người bệnh được kín đáo trong khi đặt thơng niệu đạo-bàng quang

8 7)Để tư thế người bệnh nằm ngửa trên giường bệnh:

- Nữ: chân chống dang rộng ra (hoặc tư thế sản phụ, hoặc trên bàn khám sản phụ khoa).

- Nam: 2 chân dang.

8)Mở vải đắp để lộ bộ phận sinh dục. 9)Mở khăn che mâm dụng cụ vơ khuẩn.

10)Rửa tay vơ trùng thường quy: với xà phịng sát trùng, hoặc xà phịng cĩ Polyvidone Iodine (xem phụ lục 1).

11)Mang găng tay vơ khuẩn: theo đúng nguyên tắc mang găng trong phẫu thuật. 12)Sát trùng rộng bộ phận sinh dục ngồi bằng Povidone Iodine 10% (Betadine 10% hoặc tương đương ) (hình 5). Cần chú ý là bước 11) của quy trình này cĩ khác với một số quy trình hiện hành trong một giáo trình của các trường điều dưỡng (trải khăn lỗ trước, sát trùng sau, sai với nguyên tắc của các thủ thuật và phẫu thuật).

A B

Hình 5: Sát trùng rộng bộ phận sinh dục ngồi bằng betadine (sau khi rửa bằng xà phịng hoặc xà phịng sát khuẩn). Động tác này cần này phải thực hiện trước động tác trải khăn lỗ vơ trùng. A: bệnh nhân nam, B: bệnh nhân nữ.

Đối với bệnh nhân nam hoặc nữ, quy trình cĩ thể thay đổi như sau:

- Đối với bệnh nhân nữ: Dùng tay khơng thuận banh rộng 2 bên mơi lớn, mơi nhỏ để lộ miệng niệu đạo (hình 5B): dùng kềm gắp gịn cĩ dung dịch sát khuẩn rửa ngay miệng niệu đạo xoắn ốc rộng từ trong ra ngồi, đến 2 mơi lớn, mơi nhỏ từ trên xuống dưới, rửa rộng tồn bộ cơ quan sinh dục ngồi. Nếu cĩ nhiều huyết trắng, cần bơm rửa sâu trong âm đạo.

- Đối với bệnh nhân nam: kéo da quy đầu xuống, để lộ miệng niệu đạo, dùng kềm gắp gịn cĩ dung dịch sát khuẩn rửa từ miệng niệu đạo xoắn ốc rộng từ trong ra ngồi, rửa rộng tồn bộ cơ quan sinh dục ngồi.

9

Chú ý: Povidone Iodine 10% cần cĩ thời gian từ 3 đến 5 phút để tác dụng trên tất cả các loại vi khuẩn (kể cả trực khuẩn lao), virus, nấm. Vì vậy thực hiện sát trùng xong, mới tiến hành các bước chuẩn bị ống thơng.

13)Trải khăn cĩ lỗ chỉ để hở vùng bộ phận sinh dục (hình 6).

Hình 6: Trải khăn lỗ vơ trùng sau khi sát trùng 14)Đặt bồn hạt đậu vơ khuẩn dọc giữa 2 bên đùi (hình 7).

Hình 7: Đặt bồn hạt đậu dọc giữa 2 bên đùi

15) Kiểm tra bong bĩng ống thơng: cầm bơm tiêm bằng tay găng vơ khuẩn bơm khí vào bĩng thử và nắn bĩng cho cân xứng (nếu cần).( hình 8).

Kiểm tra tương hợp giữa kích thước ống thơng và miệng niệu đạo.

10 16) Rút dịch NaCl 9%o hoặc nước cất vơ khuẩn vào bơm tiêm 5ml - 10ml để bơm bĩng hoặc nhiều hơn, 20-30ml theo dung tích của từng loại ống thơng (hình 9).

Hình 9: Rút 5ml, 10ml, hay 30ml nước muối đẳng trương vơ trùng chuẩn bị bơm bong bĩng.

Chú ý: khơng dùng kim tiêm (đâm vào nhánh ống thơng khi bơm căng bong bĩng, vì nguy cơ đâm kim vào tay, chỉ cần dùng đầu ống tiêm khơng kim cũng cĩ thể bơm vào được).

17) Bơi gel trơn vào đầu ống thơng: cầm ống thơng bằng tay găng vơ khuẩn, dùng gel vơ khuẩn hoặc gel+ lidocain 2% bơi trơn một đoạn ống thơng: 4 – 5 cm trong trường hợp đặt cho nữ ; 16 – 20 cm trong trường hợp đặt cho nam (hình 10).

Hình 10: Bơi gel cĩ Lidocain 2% , 5cm nếu dùng cho nữ hay 15 cm nếu cho nam.

18) Tư thế cầm ống thơng để đặt: dùng tay thuận cầm ống thơng cách đầu ống 5 – 6 cm, đuơi ống để vào bồn hạt đậu (vơ khuẩn) hoặc gắn sẵn ống thơng vào túi nước tiểu vơ trùng, cĩ van chống ngược dịng (hình 11).

11

Hình 11: Tư thế đặt thơng niệu đạo-bàng quang nam giới.

19)Đặt ống thơng vào niệu đạo: đưa nhẹ nhàng đầu ống thơng vào miệng niệu đạo, khuyên người bệnh rặn tiểu, hay há miệng thở hoặc gợi chuyện để làm dãn nở cơ vịng.

- Đối với người bệnh nữ: dùng tay khơng thuận vạch rộng 2 mép nhỏ để lộ rõ miệng niệu đạo, đưa đầu ống vào miệng niệu đạo, đặt vào sâu 4 - 5cm đến khi thấy nước tiểu chảy ra.

- Đối với người bệnh nam: dùng tay khơng thuận vừa kéo da quy đầu xuống để lộ rõ miệng niệu đạo, vừa cầm dương vật để thẳng đứng, đặt đầu ống nhẹ nhàng vào miệng niệu đạo, đặt vào sâu 16 - 20cm đến khi thấy nước tiểu chảy ra.

Đối với thơng Foley, nhất là thơng Foley 30ml, cần đưa ống thơng vào sâu thêm một đoạn 5cm sau khi thấy nước tiểu chảy ra, để tránh việc đoạn thơng bong bĩng cịn nằm trong niệu đạo, khi bơm bong bĩng sẽ làm vỡ niệu đạo. Trường hợp bệnh nhân đã gây mê, khi bị hơn mê liệt giường sẽ khơng cĩ cảm giác đau đớn, khi đĩ ống thơng chèn niệu đạo bị vỡ nên khơng chảy máu; khi thay thơng thấy chảy máu niệu đạo nhiều. Khi đĩ cần mời chuyên khoa Tiết niệu).

Lấy nước tiểu cho vào ống nghiệm (nếu cần).

20)Kéo nhẹ ống thơng ra cho bong bĩng nằm sát cổ bàng quang. Đây cũng là cách kiểm tra lần thứ 2 để chắc là bong bĩng nằm trong bàng quang, cho nước tiểu chảy từ từ (hình 12 A và B).

12

A B

Hình 12: Kéo ống thơng ra cho bĩng nằm sát cổ bàng quang, kiểm tra lần 2 để chắc chắn là bong bĩng nằm trong bàng quang. A: kéo nhẹ ra (khoảng 2-5cm). B: cảm giác bong bĩng chạm nhẹ vào cổ bàng quang.

21)Lấy khăn lỗ ra và gắn đựng túi nước tiểu vơ trùng vào ống thơng:

Khi nước tiểu đã chảy ra hết vào bồn hạt đậu, dùng tay phải cầm đầu ống thơng Foley, tại nơi chia hai nhánh (hình 13 A), dùng tay trái hoặc tay trái dùng kiềm Kelly lật gĩc tấm trải lỗ (tại mặt trên cịn vơ trùng) để lộ đầu ống thơng (hình 13 A), tay trái cầm dầu dây dẫn của túi đựng nước tiểu, cắm vào đầu ống Foley (hình 13 B và C), lấy hẳn khăn lỗ ra ngồi. Ống thơng đã được dẫn lưu kín. Nên băng chỗ nối này bằng gạc tẩm Polyvidione Iodine 10%, để tránh nhiễm trùng khi thay túi nước tiểu hàng ngày.

A B C

Hình 13: Kỹ thuật lấy khăn lỗ ra khỏi hệ thống ống dẫn. A: Tay phải cầm đầu ống Foley luồn qua lỗ khăn, sao cho khơng chạm vào khăn, tay trái kéo gĩc khăn gập chéo gĩc (hoặc dung kiềm kéo 1 gĩc khăn). B, C: Tay trái cầm đầu dây dẫn của túi nước tiểu lắp vào đầu ống thơng Foley.

Một kỹ thuật thay đổi cĩ thể dùng là : sau khi nước tiểu chảy hết vào bồn hạt đậu, khơng cần lật tấm khăn, mà gắn thẳng đầu túi chứa vào ống thơng , túi chứa và dây dẫn vẫn trong tình trạng xếp lại như cũ. Dùng tay phải cầm túi và dây, dùng tay trái kéo gĩc

13 khăn lên và luồn túi và dây qua, lấy bỏ khăn lỗ. Cách này chỉ thực hiện được khi lỗ khăn rộng đủ (khoảng trên 5 cm).

Chú ý: Túi đựng phải cĩ van chống ngược dịng, vì trong quá trình nước tiểu ra khỏi cơ thể sẽ nhanh chĩng nhiễm khuẩn, nếu ngược dịng sẽ bị nhiễm trùng niệu.

Cĩ cách gắn túi vào ống ngay từ đầu, khơng dùng bồn hạt đậu. Cách này khơng chính quy, vì sẽ kẹt khơng lấy khăn ra được khi nước tiểu đã ra nhiều trong bọc, lại phải tháo bọc ra, sẽ tăng lây nhiễm.

22)Vị trí cố định ngồi của ống thơng: cần đặt cho đúng vị trí ống thơng: - Đối với nam giới: ống thơng và dương vật phải được đặt thường lên vùng bẹn phải hay trái, ống thơng được đính vào dây thắt lưng hoặc dán bằng băng dính trên nếp bẹn (hình 14), khi cố định chừa khoảng cách cử động tránh chèn ép và kéo căng tạo áp lực lên miệng niệu đạo.

Đây là vị trí đúng của ống thơng niệu đạo-bàng quang lưu, phịng ngừa sự chèn ép niệu đạo gĩc dương vật-bìu, gây hoại tử niệu đạo tại đây, gây áp xe và dị niệu đạo ra da. Vị trị đặt ống thơng dưới đùi hay qua ống quần là sai (hình 15).

Cần giải thích thêm rằng, dù đặt ống thơng trên bụng, nhưng tác dụng dẫn lưu vẫn tốt cho mọi tư thế, vì áp lực bàng quang luơn dương ở khoảng >10 cm H2O (hình 14,15). - Đối với nữ giới: ống thơng và dương vật phải được đặt thướng lên vùng bẹn phải hay

trái, ống thơng được cĩ thể đặt trên đùi (như nam giới) hay dưới đùi đều chấp nhận được, vì khơng cĩ sự hiện diện của đoạn niệu đạo gập gĩc. Dán băng keo cố định ống thơng tiểu lên mặt trong của đùi hay đưa lên vùng bẹn đều được.

14 Hình 14: Hướng và vị trí đúng để cố định ống thơng niệu đạo-bàng quang lưu trên người bệnh nam giới : trên đùi, đính vào thắt lưng.

Hình 15: Hướng và vị trí sai của ống thơng niệu đạo-bàng quang lưu trên người bệnh nam giới: dưới đùi, hoặc luồn vào ống quần.

Hình 16: A:Vị trí ống thơng khi bệnh nhân mặc quần vào. B: Cố định ống thơng tiểu trên người bệnh nam và vị trí treo túi nước tiểu.

24)Treo túi chứa nước tiểu vào thành giường : nơi thấp hơn bàng quang ít nhất 60cm (hình 16).

15 25)Báo và giải thích cho người bệnh biết việc đã xong và nhắc nhở bệnh nhân là ống thơng cần được chăm sĩc hằng ngày bởi điều dưỡng.

26) Thu dọn dụng cụ :

- Xử lý các dụng cụ theo đúng qui trình khử khuẩn và tiệt khuẩn - Đo lường nước tiểu hoặc lấy nước tiểu gửi đi xét nghiệm (nếu cần). - Những dụng cụ khác trả về chỗ cũ: bình phong

27) Ghi hồ sơ: ghi lại những cơng việc đã làm. - Ngày giờ đặt thơng

- Loại ống thơng và kích cỡ. - Số lượng, màu sắc của nước tiểu. - Gởi mẫu xét nghiệm (nếu cĩ) - Tình trạng miệng niệu đạo.

- Phản ứng của người bệnh (nếu cĩ). - Tên người thực hiện.

28)Kế hoạch săn sĩc hàng ngày: lau rửa vùng miệng niệu đạo bằng Polyvidone iodine 10%, rửa rộng ra vùng quy đầu, da bao quy đầu hay tiền đình âm đạo.

29) Kỹ thuật thay ống thơng lưu: thơng thường, với các ống thơng latex khơng tráng silicon, thay ống thơng mỗi tuần (vật lạ thường gây dị ứng sau 1 tuần); với thơng silicone hoặc latex tráng silicone, thay thơng mỗi 2 tuần vì chậm bị dị ứng hơn.

Rút bỏ ống thơng: giải thích cho bệnh nhân, nằm tư thế như đặt thơng, dùng bơm tiêm vơ trùng (khơng kim) rút hết nước trong bong bĩng ra (bằng với lượng nước bơm vào); rút từ từ và nhẹ nhàng; bơi Polyvidone Ioddine. Dặn bệnh nhân đi tiểu sau khoảng 2 giờ và lần tiểu đầu sẽ đau vì các tổn thương do phẫu thuật hoặc do ống thơng. Nếu phải đặt lại nên làm sau khoảng 2 giờ hơn, để cho niệu đạo “nghỉ ngơi”.

Một phần của tài liệu phác đồ điều trị BV Chợ Rẫy, ngoại niệu (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)