Quy tắc 4: Tôn trọng luật lệ

Một phần của tài liệu Thuyết trình chủ đề hệ thống đạo đức kinh doanh toàn cầu (Trang 26 - 29)

Tính chất toàn cầu của kinh doanh thường đòi hỏi chúng ta phải giao tiếp với viên chức của nhiều chính phủ khác nhau trên thế giới. Các giao dịch với chính phủ phải tuân theo những quy tắc pháp lý đặc biệt, và không giống như khi hoạt động kinh doanh với các bên tư. Hãy tham vấn với cố vấn pháp lý của Công ty để chắc là bạn biết, hiểu rõ và tuân theo các quy tắc này.

Để tránh các xích mích trong thương mại và để thúc đẩy thương mại tự do hơn, các điều kiện cạnh tranh công bằng và sự đối xử vô tư, công bằng hơn đối với tất cả các bên tham gia, các doanh nghiệp cần phải tôn trọng các luật lệ trong nước và quốc tế.

Ví dụ: Hầu hết các doanh nghiệp đều đăng ký độc quyền thương hiệu để xác định các sản phẩm hay dịch vụ của riêng họ, đồng thời để phân biệt các sản phẩm hay dịch vụ đó với các đối thủ cạnh tranh. Qua đó các doanh nghiệp phải tuân thủ việc nộp thuế theo quy định.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn nên nhận thức rằng vài hành vi, mặc dù được coi là hợp pháp nhưng vẫn để lại những hậu quả tiêu cực.

Ví dụ: Theo Giadinh.net – Làn sóng di cư trong nước và từ nước này sang nước khác, từ vùng lãnh thổ này sang lãnh thổ khác đã đem lại những cơ hội và hy vọng phát triển cho nhiều người. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng có những tác động gê gớm không chỉ đối với người trong cuộc,mà cho cả môi trường họ đến. Cụ thể như khi người dân Việt Nam di cư hợp pháp sang Mỹ, họ vào làm việc ở các công ty làm cho nguồn nhân lực của công ty đó dồi dào, mặt khác do lối sống và cách làm việc của nhân viên hai nước là khác nhau nên làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc, tính kỷ luật, hiệu quả công việc… của công ty đó.

Một phần của tài liệu Thuyết trình chủ đề hệ thống đạo đức kinh doanh toàn cầu (Trang 26 - 29)