SVTH: Trần Tú Uyên 26 Lớp: K47D

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hà Nội (Trang 26 - 28)

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp

Kế toán doanh thuKế toán thanh toánKế toán ẩm thựcKế toán vật tư, CCDC, TSCĐKế toán bán lẻThủ quỹ - Kho vé

Kế toán Vật tư, CCDC, TSCĐ: Kiểm tra, tổng hợp số liệu vật tư, CCDC,

TSCĐ đầu vào.

Kế toán bán lẻ: Kiểm tra, tổng hợp số liệu phát sinh liên quan đến hoạt động

kinh doanh bán lẻ.

Thủ quỹ - Kho vé: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt Việt Nam đồng, tiền mặt

ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý và các giấy tờ có giá khác của Công ty. Ngoài ra, có trách nhiệm quản lý, phân chia xuống tổ vé vé vui chơi trong công viên.

Qua sự phân tích trên, có thể mô tả bộ máy kế toán của Công ty CP dịch vụ giải trí Hà Nội bằng sơ đồ dưới đây:

Sơ Đồ2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty.

(Nguồn: “Phòng Tài Chính - Kế Toán của CVHT”)

2.1.2.3. Hình thức sổ kế toán:

Hiện nay công ty áp dụng việc tổ chức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung trên máy vi tính. Để phù hợp và đơn giản hoá công tác quản lý và hạch toán kế toán cũng như việc sử dụng máy vi tính trong DN, công ty đã sử dụng phần mềm kế toán Bravo. Đối với công tác làm kế toán trên máy vi tính, quan trọng nhất là khâu thu thập, xử lý, phân loại chứng từ và định khoản kế toán.

Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ theo trình tự thời gian phát sinh và có phân tích theo tài

khoản đối ứng, sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế.

Các loại sổ kế toán được sử dụng trong hình thức Nhật ký chung: sổ nhật ký chung, sổ nhật ký chuyên dùng, sổ cái và các sổ kế toán chi tiết.

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra hợp lệ, hợp pháp kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đối với các đối tượng phát sinh nhiều cần quản lý riêng, căn cứ vào chứng từ ghi vào các sổ Nhật ký chuyên dùng liên quan, định kỳ hoặc cuối tháng tổng hợp nhật ký chuyên dùng để ghi sổ cái. Đồng thời với việc ghi sổ nhật ký, các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết thì căn cứ chứng từ ghi vào các sổ chi tiết có liên quan.

Cuối kỳ, căn cứ sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết, sau đó đối chiếu số liệu với sổ cái, căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Căn cứ số liệu trên bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết lập các báo cáo tài chính.

2.1.2.4. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty:

Chế độ kế toán: Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam áp dụng theo

Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính; Thông tư số 244/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp; và hiện tại, theo chính sách kế toán mới, bắt đầu từ 1/1/2015 Công ty áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC: Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp.

Tổ chức chứng từ kế toán:Công ty sử dụng các chứng từ theo mẫu của Bộ tài

chính. Việc lập, kiểm tra, luân chuyển và lưu giữ chứng từ tuân theo quy định của Chế độ kế toán hiện hành.

Kỳ kế toán: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01và kết thúc 31/12 của năm. Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng (nếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan

đến ngoại tệ sẽ được quy đổi theo đúng tỷ giá do ngân hàng Nhà nước quy định).

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.

Kế toán chi tiết NVL áp dụng phương pháp thẻ song song.

Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.

Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao đường thẳng.

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hà Nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w