6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
a. Cơ cấu tổ chức của Quasapharco
Hiện nay, bộ máy tổ chức của công ty được bố trí theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Dưới Hội đồng quản trị, Giám Đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các phòng ban trong công ty. Giám Đốc là người chỉ đạo chung, hoạt động của các phòng ban có quan hệ lẫn nhau.
Ghi chú: Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến Quan hệ kiểm soát
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Nhân Sự )
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Quasapharco
b. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Đại Hội Đồng Cổ Đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ công ty quy định.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị
Giám Đốc
Ban Kiểm Soát
Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc kinh doanh Phòng Kinh doanh TT Phòng KCS Phòng Xuất nhập khẩu Phòng TC – Kế toán Phòng Tổ chức - nhân sự Phân xưởng Các chi nhánh huyện, thành phố Trung tâm phân
phối Cửa hàng trung tâm Kho Phòng SX & NCPT
danh công ty trước pháp luật để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội Đồng Cổ Đông. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản và tổ chức thực hiện.
- Ban kiểm soát: là những người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động, kế hoạch sản xuất kinh doanh, chủ trương chính sách, định chế tài chính, chiến lược phát triển, đầu tư… đã được Đại Hội Đồng Cổ Đông thống nhất giao cho Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trực tiếp trước Đại Hội Đồng Cổ Đông về những sai phạm gây thiệt hại cho công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ.
- Giám Đốc: được Hội đồng quản trị bầu ra, là người đại diện theo pháp luật cho đơn vị, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Hai Phó Giám Đốc: phụ trách về tổ chức sản xuất kinh doanh và tham mưu cho Giám Đốc.
- Phòng Tổ chức nhân sự: có nhiệm vụ quản lý về nhân sự, xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, xây dựng nội quy, quy chế của công ty, quản lý lao động và giải quyết các chế độ cho người lao động.
- Phòng Sản xuất & nghiên cứu phát triển: cân đối kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, nguyên vật liệu, điều độ, ra lệnh sản xuất và theo dõi việc đáp ứng; thu thập thông tin và thị hiếu của khách hàng, từ đó nghiên cứu xây dựng phát triển sản phẩm mới.
- Phòng Kinh doanh: xây dựng kế hoạch mua, bán hàng hóa, thống kê, phân tích các hoạt động kinh tế, tiến hành điều chỉnh các kế hoạch theo tình hình mới, tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động và thường xuyên báo cáo với Giám Đốc để có những quyết định kịp thời.
- Phòng KCS (Kiểm tra chất lượng): tham mưu cho Giám Đốc về các vấn đề tổ chức điều tra sản xuất kinh doanh, nghiên cứu đưa ra các định mức kinh tế, kỹ thuật, các mẫu mã chất lượng sản phẩm, kiểm tra thực hiện chất lượng trong sản xuất, phát hiện kịp thời những sai phạm kỹ thuật trong quá trình sản xuất kinh doanh, không cho phép sản xuất sản phẩm không đạt yêu cầu, không đạt chất lượng.
- Phòng Xuất nhập khẩu: quản lý điều hành thực hiện các hoạt động đối ngoại, phân tích, mở rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm, khai thác nội địa và nhập khẩu để cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh và quản lý các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm do công ty sản xuất, phân phối.
- Phòng Tài chính – Kế toán: giúp Giám Đốc quản lý toàn bộ hàng hóa, tài sản, vốn của công ty; thường xuyên thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra tài chính tổng quát các bộ phận.
- Phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ tổ chức sản xuất, trực tiếp sản xuất.