3.3.2.1. Hạn chế
Phải khẳng định rằng, trong điều kiện của huyện Nhƣ Xuân - Thanh Hoá đất rộng, ngƣời đông, địa hình hiểm trở, sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu, điểm xuất phát thấp khi bƣớc vào cơ chế thị trƣờng, những thành quả bƣớc đầu trong công tác xoá đói giảm nghèo của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Nhƣ Xuân là đáng phấn khởi, song vẫn còn những tồn tại thách thức trong công tác xoá đói giảm nghèo ở miền núi đặt ra cần phải giải quyết đó là:
Một là, tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao so với bình quân chung của tỉnh và của cả nƣớc (cuối năm 2014) là 23,74%, tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các xã; Hiện còn 3 xã có tỷ lệ hộ đói nghèo trên 40% và có 6 xã có tỷ lệ nghèo từ 25% trở lên. Đa số các hộ nghèo tập trung ở vùng có điều kiện khó khăn [19].
66
Hai là, những thành tựu đạt đƣợc về xoá đói giảm nghèo chƣa thật vững chắc và thiếu tính bền vững, tình trạng tái nghèo, phát sinh hộ nghèo còn lớn ở vùng thƣờng xuyên thiên tai xảy ra, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện chỉ đạo công tác xoá đói giảm nghèo chƣa quyết liệt, thiếu trọng tâm, trọng điểm, có hiện tƣợng chính quyền một số địa phƣơng cấp xã phấn đấu trở thành xã nghèo, hộ nghèo, ỷ lại trong chờ vào nhà nƣớc và cộng đồng.
Ba là, các nguồn lực về tài chính cho xoá đói giảm nghèo đƣợc tăng cƣờng nhƣng so với nhu cầu chƣa đáp ứng đƣợc, việc tổ chức lồng ghép các dự án, chính sách để xoá đói giảm nghèo chƣa tốt. Ngƣời nghèo chƣa thực sự đƣợc bình đẳng trong việc tiếp cận trong các dịch vụ: chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo và tín dụng ƣu đãi hộ nghèo.
Bốn là, hoạt động của Ban xoá đói giảm nghèo các cấp hoạt động chƣa đều, sự phối hợp giữa các ngành thành viên chƣa chặt chẽ còn mang nặng tính hình thức.
3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Những tồn tại thách thức trong công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện Nhƣ Xuân bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, tỷ lệ đầu tƣ cho huyện hạn chế, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủ công nghiệp chƣa phát triển vẫn mang nặng tính chất của sản xuất tự cung tự cấp.
Thứ hai, trình độ nhận thức, ý thức tự vƣơn lên của đa số đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, nguồn lực dành cho xoá đói giảm nghèo tuy đƣợc quan tâm, đầu tƣ nhƣng cơ chế thực hiện phân tán làm giảm hiệu quả.
Thứ ba, Các chƣơng trình phát triển kinh tế của địa phƣơng chƣa thực sự mang lại hiệu quả cao cho ngƣời nghèo, đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất trong xã hội. Nguồn lực tài chính cho công tác xóa đói giảm nghèo là có hạn,
67
chƣa đủ lớn để tạo cú huých mạnh mẽ đƣa ngƣời dân thoát nghèo. Mặt khác, mối quan hệ giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
Thứ tƣ, ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo ở các cấp đƣợc thành lập mang tính hình thức, thiếu sự phối hợp giữa các ngành thành viên, cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo ở cấp cơ sở chƣa đƣợc bố trí. Nhận thức tầm quan trọng của xóa đói giảm nghèo còn chƣa thực sự thống nhất, nảy sinh những bất cập trong công tác triển khai thực hiện. Do đó, sự chỉ đạo của các cấp chƣa đến đƣợc ngƣời nghèo và chỉ mang tính phong trào, làm giảm hiệu quả đầu tƣ của Nhà nƣớc.
68
Kết luận chƣơng 3
Trong những năm qua, cùng với sự tăng trƣởng kinh tế cao và tƣơng đối ổn định, hàng loạt các chính sách XĐGN đƣợc triển khai đồng bộ ở tất cả các xã, thị trấn đã cải thiện đáng kể diện mạo nghèo đói ở huyện, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc.
Nhìn chung, công tác xoá đói giảm nghèo của huyện Nhƣ Xuân trong những năm qua đạt và vƣợt mục tiêu đề ra, trung bình mỗi năm giảm khoảng 6,56% tỷ lệ hộ nghèo vƣợt mực tiêu đề ra 1,56%, cơ sở hạ tầng của15 xã đặc biệt khó khăn bƣớc đầu đƣợc xây dựng, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội, ngƣời nghèo từng bƣớc đƣợc tiếp cận với một số dịch vụ cơ bản nhƣ: y tế, giáo dục.
69
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
NHƢ XUÂN - THANH HÓA
4.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nhƣ Xuân - Thanh Hóa đến năm 2020