Đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nhƣ Xuâ n-

Một phần của tài liệu Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện như xuân thanh hóa (Trang 68)

3.3.1. Các kết quả đạt được

Nhận thức đúng đắn chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về công tác xoá đói giảm nghèo và tầm quan trọng của việc “đầu tƣ cho xoá đói giảm nghèo là đầu tƣ cho phát triển”. Trong những năm qua huyện Nhƣ Xuân đã thực hiện tốt một số chính sách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân làm ăn nhất là đối với hộ nghèo, có công ăn việc làm ổn định, khắc phục khó khăn vƣơn lên thoát nghèo, xóa đi ý tƣởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc:

+ Tuyên truyền định hƣớng và đào tạo nghề: Thƣờng xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục, định hƣớng nhằm làm chuyển biến nhận thức của từng hộ nghèo, tích cực vƣơn lên thoát nghèo. Qua đó nắm rõ tâm tƣ nguyện vọng của hộ nghèo nhằm từng bƣớc “giảm nhanh các hộ nghèo” một cách ổn định.

Công tác đào tạo nghề: Thực hiện công tác đào tạo nghề theo chƣơng

trình Mục tiêu quốc gia, chƣơng trình đào tạo nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg và Chƣơng trình 30a từ năm 2011 đến năm 2015, huyện Nhƣ Xuân đƣợc phân bổ kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 2.289 triệu đồng, dạy nghề cho 839 học viên, tập trung vào các nghề: kỹ thuật trồng cây công nghiệp (cao su, mía, sắn), kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho trâu bò, trồng nấm, mộc dân dụng, thêu ren, đính hạt cƣờm, may công nghiệp, hàn điện, trồng rau sạch,…

Qua việc tổ chức mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn thì lao động học nhóm nghề nông nghiệp nông thôn đa số có khả năng áp dụng tốt kiến thức khoa học kỹ thuật đã học vào thực tiễn sản xuất kinh doanh tại gia

60

đình, địa phƣơng. Lao động học nhóm nghề phi nông nghiệp nắm cơ bản về kiến thức kỹ thuật tự tổ chức sản xuát tại gia đình và địa phƣơng hoặc đi lao động tại các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, nâng cao thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo.

Công tác xuất khẩu lao động: Thực hiện Quyết định số 71/2009/QĐ-

TTg ngày 29/4/2009 Phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015. Tổng kinh phí đƣợc tỉnh giao để thực hiện công tác tuyên truyền, tƣ vấn công tác xuất khẩu lao động theo Quyết định 71/QĐ-TTg là 142,8 triệu đồng. UBND huyện đã chỉ đạo ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện và các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch thực hiện, đã tổ chức 9 hội nghị cấp huyện, 25 hội nghị cấp xã, thị trấn để tuyên truyền công tác xuất khẩu lao động, thu hút hơn 2.280 thanh niên và gia đình tham gia. Tổ chức tuyên truyền thông qua hệ thống Đài phát thanh - truyền hình huyện và hệ thống truỳen thanh các xã thị trấn, lồng ghép tuyên truyền qua nhiều hội nghị khác.

Kết quả cụ thể, đã có 695 lao động tham gia học ngoại ngữ và định hƣớng, đã xuất cảnh đƣợc 573 lao động (thực hiện theo Quyết định 71 là 281 lao động). tập trung ở một số thì trƣờng nhƣ Hàn Quốc, Libi, Ả Rập xe út, Trung Đông, Malaixia. Nhìn chung, lao động tham gia xuất khẩu ở các nƣớc đều có việc làm và thu nhập ổn định, đặc biệt là lao động đi xuất khẩu lao động tại các thị trƣờng có thu nhập cao nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, với mức thu nhập 15 - 25 triệu đồng/tháng, các thị trƣờng khác thu nhập bình quân 6 - 8 triệu đồng/tháng. Đa số những gia đình có con em đi xuất khẩu lao động sau khi trở về kinh tế gia đình đều trở nên khá giả, thoát nghèo, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế hộ, từng bƣớc xóa đói giảm nghèo bền vững tại địa phƣơng [19].

61

+ Chƣơng trình tín dụng cho ngƣời nghèo: Thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi, trong 5 năm Ngân hàng chính sách xã hội đã cho vay ƣu đãi với tổng kinh phí 401.696 triệu đồng, bao gồm: Chính sách cho vay vốn đối với hộ nghèo (theo Nghị quyết 78) là 93.289 triệu đồng; Cho vay ƣu đãi lãi suất đối với họ nghèo thuộc huyện 30a là 1.560 triệu đồng; Cho vay hộ cận nghèo (theo Quyết định 15) là 32.671 triệu đồng; Cho vay đối tƣợng chính sách xuất khẩu lao động (theo Quyết định 365) là 158 triệu đồng; Cho vay xuất khẩu lao động tại 7 huyện 30a (theo Quyết định 71) là 4.164 triệu đồng; Cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (theo Quyết định 54) là 2.109 triệu đồng; Cho vay xây dựng chòi lũ lụt (theo Quyết định 716) là 120 triệu đồng; Cho vay nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng (theo Quyết định 62) là 12.877 triệu đồng; Cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là 16.354 triệu đồng [19].

Với nhiều chƣơng trình cho vay ƣu đãi, trong 5 năm qua số hộ đƣợc vay vốn đã đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

+ Chƣơng trình nhà ở cho hộ nghèo: Chính sách hỗ trợ nhà ở cho ngƣời có công với cách mạng xây dựng nhà ở theo Quyết định số 22/2013QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ. Trong năm 2014 trên toàn huyện đã hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho 72 hộ gia đình ngƣời có công với cách mạng. Trong đó: xây dựng mới: 36 hộ, sửa chữa 36 hộ.

Chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lũ theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ:

Thực hiện kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 21/10/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa về chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lũ khu vực miền trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chủ tịch UBND

62

huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn rà soát báo cáo hộ cần hỗ trợ xây dựng nhà tránh bão lũ theo quy định, kết quả trên địa bàn huyện có 43 hộ cần hỗ trợ xây dựng nhà tránh bão lũ, trong đó: 23 hộ đề nghị hỗ trợ làm mới, 20 hộ đề nghị hỗ trợ cải tạo, nâng cấp.

Chính sách hỗ trợ xây dựng nhà theo các chƣơng trình khác:

Hỗ trợ 03 nhà tình nghĩa cho 01 đối tƣợng chất độc hóa học và 02 đối tƣợng thƣơng binh, kinh phí 300 triệu đồng (Hội doanh nghiệp huyện Nhƣ xuân ủng hộ 100 triệu đồng, Bộ Quốc phòng hỗ trợ 60 triệu đồng, Quỹ đền ơn đáp nghĩa huyện hỗ trợ 20 triệu đồng, còn lại gia đình dòng họ đóng góp.

Hỗ trợ xây dựng 07 nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo khó khăn về nhà ở, kinh phí: 150 triệu đồng [19].

+ Chính sách về y tế: Số ngƣời nghèo đƣợc cấp thẻ BHYT 15.505 ngƣời; số ngƣời dân tộc thiếu số đƣợc cấp thẻ BHYT: 22.109 ngƣời; số ngƣời cận nghèo đƣợc cấp thẻ BHYT: 4.433 ngƣời; tổng kinh phí: 16.350,153 triệu đồng.

Khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tƣợng ngƣời nghèo, cận nghèo, trẻ em dƣới 6 tuổi, chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi, thực hiện tiêm chủng mở rộng miễn phí phòng bệnh chủ động đối với trẻ dƣới 5 tuổi…Phối hợp với đoàn khám bệnh tình nguyện của Bệnh viện y học cổ truyền Việt Nam, Bệnh viện châm cứu Trung ƣơng tổ chức khám tƣ vấn, cấp thuốc miễn phí tại 06 xã: Thanh Hòa, Thanh Phong, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Cát Vân, Cát Tân.

Thực hiện tốt các dự án phòng chống bệnh; các chƣơng trình quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV/AIDS.

63

Tỷ lệ dân số đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh năm 2014 (theo tiêu chẩn y tế) đạt 60% tăng 7,98% so với năm 2013.

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng về cân nặng năm 2014: 18%, giảm 0,25% so với năm 2013.

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng về chiều cao năm 2014: 26,8%, giảm 2,18% so với năm 2013.

03 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020 là: Thị trấn Yên Cát, Yên Lễ, Tân Bình [19].

+ Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho con em hộ nghèo: Thực hiện Nghị định số: 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ Quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015. Nghị định số 74/2014 bổ sung sửa đổi một số điều của Nghị định 49 của Chính phủ. Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện cấp kinh phí cho:

Chính sách miễn giảm học phí: 10.255 triệu đồng cho 28.493 đối tƣợng thụ hƣởng.

Chính sách hỗ trợ chi phí học tập: 34.034 triệu đồng cho 45.388 đối tƣợng thụ hƣởng.

Chính sách hỗ trợ tiền ăn: 29.723 triệu đồng cho 4.539 đối tƣợng thụ hƣởng.

Chính sách hỗ trợ lƣơng thực: 446.955 tấn gạo cho 7.263 đối tƣợng thụ hƣởng [19].

+ Thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ: Với việc xác định ngoài vấn đề vật chất, vấn đề tinh thần cũng là điều thiết yếu không thể nào thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của con ngƣời, đặc biệt đối với hộ nghèo, sau một ngày làm việc vất vả cần phải có thời gian để vui chơi giải trí, sống có

64

ích và hòa mình với xã hội. Từ đó tạo động lực thúc đẩy ý chí vƣơn lên thoát nghèo một cách bền vững. Từ đó các hoạt động văn hóa thể dục thể thao không ngừng đƣợc phát động nhƣ: hát với nhau hàng tuần tại các xã - thị trấn, giải bóng đá và bóng chuyền nông dân, lễ hội văn hóa với nhiều hoạt văn nghệ thể thao phong phú đƣợc tổ chức hàng năm… đã tạo khí thế vui tƣơi, phấn khởi thu hút đông đảo nhân dân tham gia nhằm thắt chặt tình làng nghĩa xóm góp phần xây dựng đời sống văn hóa, văn minh.

+ Chính sách đào tạo cán bộ: Xác định cán bộ thực hiện công tác XĐGN cơ sở là ngƣời trực tiếp thực hiện mọi hoạt động về giảm nghèo tại địa phƣơng. Vì vậy, nhằm nâng cao kiến thức, hiểu thông suốt đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về mục tiêu XĐGN, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ máy giúp việc của Ban XĐGN - việc làm các xã - thị trấn đã từng bƣớc đi vào hoạt động có nề nếp và đạt hiệu quả cao hàng năm huyện đều tổ chức tập huấn cho cán bộ cơ sở.

Chính quyền từ huyện đến xã - thị trấn đã chủ động kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong công tác tƣ vấn, định hƣớng đào tạo nghề cho hộ nghèo, hỗ trợ con giống, cây giống, phân bốn… từng bƣớc làm nâng cao mức sống cho ngƣời nghèo. Thông qua chƣơng trình giảm nghèo làm thay đổi nhận thức của nhân dân đặc biệt là hộ nghèo chí thú làm ăn, tích cực vƣơn lên thoát nghèo một cách bền vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống hộ nghèo đƣợc cải thiện đáng kể, nhất là đồng bào dân tộc Chăm và gia đình chính sách nghèo.

Quan điểm giải quyết đói nghèo đã có nhiều thay đổi mang tính toàn diện hơn, từ chỗ chỉ giải quyết cho hộ nghèo vay vốn làm ăn chuyển sang giúp phƣơng tiện mƣu sinh, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp ngƣời nghèo biết cách tự tạo việc làm.

65

Nhờ kinh tế có tốc độ tăng trƣởng trong giai đoạn 2011 - 2015 tƣơng đối ổn định đạt 17,51%, là yếu tố có tính chất quyết định đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cải thiện đáng kể tình trạng của ngƣời nghèo về: thu nhập và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản của xã hội về giáo dục, y tế. Từ đó mà nguồn lực của công tác xã hội đƣợc tăng cƣờng, cơ sở hạ tầng của 15 xã đặc biệt khó khăn đƣợc cải thiện, năng lực của đội ngũ làm công tác xoá đói giảm nghèo đƣợc nâng lên.

Nhìn chung, công tác xoá đói giảm nghèo của huyện Nhƣ Xuân trong những năm qua đạt và vƣợt mục tiêu đề ra, trung bình mỗi năm giảm khoảng 6,56% tỷ lệ hộ nghèo vƣợt mực tiêu đề ra 1,56%, cơ sở hạ tầng 15 xã đặc biệt khó khăn bƣớc đầu đƣợc xây dựng, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội, ngƣời nghèo từng bƣớc đƣợc tiếp cận với một số dịch vụ cơ bản nhƣ: y tế, giáo dục [19].

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

Phải khẳng định rằng, trong điều kiện của huyện Nhƣ Xuân - Thanh Hoá đất rộng, ngƣời đông, địa hình hiểm trở, sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu, điểm xuất phát thấp khi bƣớc vào cơ chế thị trƣờng, những thành quả bƣớc đầu trong công tác xoá đói giảm nghèo của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Nhƣ Xuân là đáng phấn khởi, song vẫn còn những tồn tại thách thức trong công tác xoá đói giảm nghèo ở miền núi đặt ra cần phải giải quyết đó là:

Một là, tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao so với bình quân chung của tỉnh và của cả nƣớc (cuối năm 2014) là 23,74%, tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các xã; Hiện còn 3 xã có tỷ lệ hộ đói nghèo trên 40% và có 6 xã có tỷ lệ nghèo từ 25% trở lên. Đa số các hộ nghèo tập trung ở vùng có điều kiện khó khăn [19].

66

Hai là, những thành tựu đạt đƣợc về xoá đói giảm nghèo chƣa thật vững chắc và thiếu tính bền vững, tình trạng tái nghèo, phát sinh hộ nghèo còn lớn ở vùng thƣờng xuyên thiên tai xảy ra, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện chỉ đạo công tác xoá đói giảm nghèo chƣa quyết liệt, thiếu trọng tâm, trọng điểm, có hiện tƣợng chính quyền một số địa phƣơng cấp xã phấn đấu trở thành xã nghèo, hộ nghèo, ỷ lại trong chờ vào nhà nƣớc và cộng đồng.

Ba là, các nguồn lực về tài chính cho xoá đói giảm nghèo đƣợc tăng cƣờng nhƣng so với nhu cầu chƣa đáp ứng đƣợc, việc tổ chức lồng ghép các dự án, chính sách để xoá đói giảm nghèo chƣa tốt. Ngƣời nghèo chƣa thực sự đƣợc bình đẳng trong việc tiếp cận trong các dịch vụ: chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo và tín dụng ƣu đãi hộ nghèo.

Bốn là, hoạt động của Ban xoá đói giảm nghèo các cấp hoạt động chƣa đều, sự phối hợp giữa các ngành thành viên chƣa chặt chẽ còn mang nặng tính hình thức.

3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Những tồn tại thách thức trong công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện Nhƣ Xuân bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, tỷ lệ đầu tƣ cho huyện hạn chế, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủ công nghiệp chƣa phát triển vẫn mang nặng tính chất của sản xuất tự cung tự cấp.

Thứ hai, trình độ nhận thức, ý thức tự vƣơn lên của đa số đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, nguồn lực dành cho xoá đói giảm nghèo tuy đƣợc quan tâm, đầu tƣ nhƣng cơ chế thực hiện phân tán làm giảm hiệu quả.

Thứ ba, Các chƣơng trình phát triển kinh tế của địa phƣơng chƣa thực sự mang lại hiệu quả cao cho ngƣời nghèo, đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất trong xã hội. Nguồn lực tài chính cho công tác xóa đói giảm nghèo là có hạn,

67

chƣa đủ lớn để tạo cú huých mạnh mẽ đƣa ngƣời dân thoát nghèo. Mặt khác, mối quan hệ giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn cũng gặp phải những khó khăn nhất định.

Thứ tƣ, ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo ở các cấp đƣợc thành lập mang tính hình thức, thiếu sự phối hợp giữa các ngành thành viên, cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo ở cấp cơ sở chƣa đƣợc bố trí. Nhận thức tầm quan trọng của xóa đói giảm nghèo còn chƣa thực sự thống nhất, nảy sinh những bất cập trong công tác triển khai thực hiện. Do đó, sự chỉ đạo của các cấp chƣa đến đƣợc ngƣời nghèo và chỉ mang tính phong trào, làm giảm hiệu quả

Một phần của tài liệu Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện như xuân thanh hóa (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)