Thực trạng nghèo đói và công tác xóa đói giảm nghèocủa huyện Nhƣ Xuân

Một phần của tài liệu Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện như xuân thanh hóa (Trang 61)

3.2.1. Thực trạng nghèo đói ở huyện Như Xuân

Cùng với sự đổi mới của đất nƣớc, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Nhƣ Xuân đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân đƣợc

53

nâng lên, công cuộc XĐGN đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên nghèo đói vẫn còn tồn tại trên cả diện rộng lẫn chiều sâu.

Đầu năm 2010 tỷ lệ nghèo còn 39,62%. Giai đoạn 2011-2014: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 (theo chuẩn mới) là 51,32%; Đến cuối năm 2014 giảm xuống còn 23,74%. Bình quân tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 6,89%/năm.

Nếu xem xét nghèo đói theo địa bàn thì xã có tỷ lệ hộ nghèo nhiều nhất là xã Thanh Quân 46,85%, xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là thị trấn Yên Cát 3,88%. Tuy nhiên số hộ nghèo tiềm ẩn có nguy cơ tái nghèo là rất cao.

Bảng 3.5: Số hộ nghèo ở huyện Như Xuân năm 2014

STT Đơn vị (xã - thị trấn) Hộ nghèo Tỷ lệ (%) 1 Bãi Trành 60 4,54 2 Thanh Lâm 207 29,83 3 Thƣợng Ninh 176 10,89 4 Thanh Phong 317 43,37 5 Thanh Quân 535 46,85 6 Thanh Sơn 295 44,5 7 Thanh Xuân 220 36,73 8 Xuân Hòa 187 26,45 9 Cát Tân 219 32,93 10 Bình Lƣơng 146 21,31 11 Yên Lễ 204 18,2 12 Cát Vân 171 25,15 13 Hóa Quỳ 311 26,67 14 Xuân Quỳ 106 21,07 15 Yên Cát 40 3,88 16 Tân Bình 155 23,1 17 Xuân Bình 284 19,33 18 Thanh Hòa 165 31 Tổng 3.798

Nguồn: Quyết định phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014 huyện như Xuân - Thanh Hóa.

54

Mặc khác, các hộ nghèo chủ yếu làm nghề nông, cuộc sống của ngƣời dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chính. Những ngƣời không có đất thì làm thuê mƣớn theo mùa vụ nên thu nhập không ổn định. Quỹ thời gian nhàn rỗi của ngƣời dân nông thôn chƣa đƣợc sử dụng là rất lớn (trên 20%). Thu nhập của họ bình quân đầu ngƣời khoảng 200.000 - 350.000 đồng/ngƣời/tháng. Điều này lý giải vì sao tỷ lệ nghèo đói ở Nhƣ Xuân còn cao và chủ yếu rơi vào các hộ làm nghề nông và những hộ chuyên sống bằng nghề làm thuê trong nông nghiệp.

Nếu xem xét hộ nghèo theo giới tính thì hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ chiếm khoảng 5 - 10% hộ nghèo. Tuy nhiên số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thƣờng là những hộ khó khăn nhất trong các hộ nghèo. Phần nhiều chị em trong hộ nghèo là góa bụa, chồng ốm đau, không có sức lao động. Bởi ngoài nguồn lực thiếu, còn nguyên nhân quan trọng khác là quan niệm, định kiến xã hội về vai trò của phụ nữ và mặc cảm của ngay bản thân cũng là những cản trở tới hiệu quả của hoạt động XĐGN và sự tiến bộ của phụ nữ nhất là phụ nữ nghèo.

Hiện nay, huyện còn khoảng 1023 hộ nghèo (chiếm 26,94%) chƣa có đầy đủ nƣớc sinh hoạt, đa số hộ nghèo không có đất sản xuất, trong năm 2014 sau quá trình rà soát của huyện thì chỉ có 354 hộ nghèo đƣợc đề xuất hỗ trợ đất sản xuất, do quỹ đất tại địa phƣơng không đảm bảo vì vậy số hộ thiếu đất sản xuất còn lại sẽ chuyển sang các hình thức hỗ trợ khác nhƣ mua máy moc nông cụ, đào tạo nghề. Kết quả điều tra cho thấy đại đa số hộ nghèo có thu nhập rất thấp, điều kiện sinh hoạt, kiến thức hạn chế, do đó XĐGN sẽ gặp nhiều khó khăn.

3.2.2. Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Như Xuân

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc, nhằm tạo ra một bƣớc chuyển biến mạnh mẽ về kinh

55

tế - xã hội, cải thiện đời sống của ngƣời dân ở các huyện nghèo, từng bƣớc thu hẹp khoảng cách về mức sống. Cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể huyện Nhƣ Xuân coi đây là một nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, trên cơ sở đó Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã bám sát các văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ƣơng, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai, phối hợp với Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chỉ đạo các ngành, các xã, thị trấn tổ chức thực hiện đồng bộ các chƣơng trình trên địa bàn huyện.

Để quản lý và thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, chính quyền huyện đã ban hành một số cơ chế, chính sách, giải pháp giảm nghèo nhƣ quy định về quy chế đầu tƣ và xây dựng công trình trên địa bàn, cụ thể hóa cơ chế cho vay vốn sản xuất, vay vốn XĐGN, thực hiện cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng đúng quy trình và bình đẳng với mọi thành phần kinh tế; Nhà nƣớc cấp huyện có cơ chế tạo việc làm, giáo dục đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí, có chính sách phù hợp với cán bộ,…Đây là những cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ đầu tƣ mạnh mẽ cho sản xuất và xây dựng hạ tầng. Từ đó các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp đƣợc vay vốn sản xuất thuận lợi, dễ dàng, các đơn vị thi công mang tính cạnh tranh bình đẳng để có những công trình chất lƣợng tốt.

Chính quyền huyện đã tạo môi trƣờng pháp lý để kinh doanh bình đẳng, có tính cạnh tranh, đồng thời thực hiện cơ chế, chính sách về ƣu đãi đối với các ngành, vùng, các sản phẩm dịch vụ cần ƣu tiên hoặc khuyến khích phát triển, không phân biệt thành phần kinh tế cho các xã vùng sâu, vùng xa. Đến nay đã có 5 nhà máy chế biến nông, lâm sản và trên 10 công ty xây dựng trên địa bàn.Từ đó đẩy mạnh sự phát triển kinh tế chung của toàn huyện, tạo công ăn việc làm cho một lƣợng lao động không nhỏ, trong đó có rất nhiểu lao động thuộc đối tƣợng đói nghèo.

56

Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo, quản lý của chính quyền huyện sự tăng trƣởng kinh tế cao và tƣơng đối ổn định, hàng loạt các chính sách XĐGN đƣợc triển khai đồng bộ ở tất cả các xã, thị trấn đã giúp cho điều kiện kinh tế của các hộ nghèo dần đƣợc tăng lên, cải thiện đáng kể diện mạo nghèo đói ở huyện, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc. Những nỗ lực trên đã góp phần làm giảm nhanh tỷ lệ nghèo đói của huyện từ 51,32% năm 2011 (chuẩn mới) xuống còn 23,74% năm 2014 (chuẩn mới). Bộ mặt các xã nghèo đã có sự thay đổi đáng kể, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân đƣợc nâng lên. Nhiều chính sách tạo cơ hội để ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản đƣợc thực hiện nhƣ lập quỹ khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, huy động nguồn lực xóa nhà ở tạm bợ…

XĐGN là một trong những chính sách ƣu tiên và là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện với các chủ trƣơng thực hiện nhƣ sau:

- Chính quyền huyện khai thác nhiều tiềm năng thế mạnh của từng đơn vị xã - thị trấn để có các giải pháp quản lý, định hƣớng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm bằng việc tăng cƣờng áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Tập trung thực hiện các chƣơng trình quốc gia, chƣơng trình kinh tế của huyện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng thuần nông.

- Xã hội hóa công tác XĐGN, Nhà nƣớc tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, cộng đồng chia sẻ góp sức, bản thân ngƣời nghèo phải tự lực vƣơn lên thoát nghèo, phấn đấu trở thành khá giả, xóa đi ý tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc.

- Tập trung đầu tƣ - quy hoạch các tiểu vùng, khoa học kỹ thuật đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ, nhằm tạo đà phát triển kinh tế. Song bên cạnh phát triển kinh tế phải gắn với phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng,

57

từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, xây dựng cơ sở phúc lợi công cộng, nâng dần đời sống về mọi mặt cho nhân dân, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho nhân dân, khắc phục tình trạng nghèo, dƣ thừa lao động tại địa phƣơng.

- Thực hiện chiến lƣợc phát triển con ngƣời một cách toàn diện, đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

- Thƣờng xuyên đề cao cảnh giác, củng cố tình hình chính trị - trật tự an toàn xã hội một cách ổn định, bền vững, phát huy thế mạnh kinh tế.

Các cấp - các ngành trong toàn huyện đã thực hiện một số chƣơng trình hoạt động để hỗ trợ thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN nhƣ sau:

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo trong những năm qua như:

Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật là khâu hết sức quan trọng trong việc thực thi pháp luật và giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của ngƣời dân. Huyện thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, ngƣời dân hiểu biết pháp luật thì họ sẽ tự bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của họ và phát huy quyền dân chủ của công dân để đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

Sự tham gia có hiệu quả trong XĐGN của Ngân hàng Chính sách xã hội:

Trong công tác xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề hàng đầu đó là giúp cho điều kiện kinh tế của hộ nghèo ngày càng tăng lên để từ đó có cơ sở để thoát nghèo, mà vấn đề quan tâm hàng đầu đó là vốn sản xuất. Để giúp cho hộ nghèo có thể tiếp cận đƣợc với nguồn vốn chính quyền huyện thông qua các chính sách về hỗ trợ vay vốn của chính phủ đã chỉ đạo thực hiện để nguồn vốn đến đƣợc với hộ nghèo thông qua ngân hàng chính sách xã hội.

58

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nhƣ Xuân đã góp phần quan trọng vào công cuộc thực hiện mục tiêu XĐGN và việc làm tại địa phƣơng. Ngân hàng Chính sách xã hội là công cụ của Đảng, Nhà nƣớc trong việc thực hiện tín dụng ƣu đãi cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách.

Thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi, trong 6 năm Ngân hàng chính sách xã hội đã cho vay ƣu đãi với tổng kinh phí: 219,286 tỷ đồng, trong đó: Cho vay hộ nghèo: 99,601 tỷ đồng; cho vay học sinh sinh viên: 24,304 tỷ đồng; vay giải quyết việc làm: 1,803 tỷ đồng; vay xuất khẩu lao động 1,198 tỷ đồng; vay nhà ở: 8,296 tỷ đồng; vay ngƣời dân tộc thiểu số: 2,372 tỷ đồng; vay hộ cận nghèo: 11,227 tỷ đồng; vay hộ vùng khó khăn: 62,978 tỷ đồng; vay chƣơng trình nƣớc sạch: 7,507 tỷ đồng.Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT đã cho vay hỗ trợ lãi xuất với tổng số 22.943 hộ, kinh phí hỗ trợ lãi xuất: 32,124 tỷ đồng [19].

Việc Ngân hàng Chính sách - xã hội thực hiện ký uỷ thác với tổ chức Hội đoàn thể về quản lý vốn vay hộ nghèo đã mang lại ý nghĩa rất lớn, gắn trách nhiệm của tổ chức với công tác XĐGN. Đây là là biện pháp có hiệu quả vì các Hội ở các tổ chức đoàn thể là những ngƣời gần gũi với hộ nghèo, nắm đƣợc tâm tƣ nguyện vọng và điều kiện cụ thể của từng đối tƣợng vay vốn giúp họ vay và trả tốt hơn.

Sự tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội: Thực hiện mục tiêu

XĐGN các đoàn thể chính trị - xã hội của huyện đã tích cực tham gia bằng nhiều hình thức nhƣ: tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của công tác XĐGN, tổ chức các lớp hƣớng dẫn hội viên chăn nuôi, mua bán nhỏ, mở các lớp dạy nghề may công nghiệp, may dân dụng, thêu, móc len, dệt, giới thiệu cho vay vốn tín chấp thông qua Ngân hàng Chính sách để hộ nghèo có cơ sở để phát triển sản xuất nâng cao điều kiện kinh tế của gia đình. Thông qua những hoạt động này đã giúp cho ngƣời dân nâng cao đƣợc nhận

59

thức, tự lực vƣơn lên thoát nghèo, đặc biệt là hội viên của các Hội đoàn thể nhƣ Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh đã đƣợc các Hội này giới thiệu vay vốn tín chấp của Ngân hàng Chính sách xã hội.

3.3. Đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nhƣ Xuân - Thanh Hóa Xuân - Thanh Hóa

3.3.1. Các kết quả đạt được

Nhận thức đúng đắn chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về công tác xoá đói giảm nghèo và tầm quan trọng của việc “đầu tƣ cho xoá đói giảm nghèo là đầu tƣ cho phát triển”. Trong những năm qua huyện Nhƣ Xuân đã thực hiện tốt một số chính sách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân làm ăn nhất là đối với hộ nghèo, có công ăn việc làm ổn định, khắc phục khó khăn vƣơn lên thoát nghèo, xóa đi ý tƣởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc:

+ Tuyên truyền định hƣớng và đào tạo nghề: Thƣờng xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục, định hƣớng nhằm làm chuyển biến nhận thức của từng hộ nghèo, tích cực vƣơn lên thoát nghèo. Qua đó nắm rõ tâm tƣ nguyện vọng của hộ nghèo nhằm từng bƣớc “giảm nhanh các hộ nghèo” một cách ổn định.

Công tác đào tạo nghề: Thực hiện công tác đào tạo nghề theo chƣơng

trình Mục tiêu quốc gia, chƣơng trình đào tạo nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg và Chƣơng trình 30a từ năm 2011 đến năm 2015, huyện Nhƣ Xuân đƣợc phân bổ kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 2.289 triệu đồng, dạy nghề cho 839 học viên, tập trung vào các nghề: kỹ thuật trồng cây công nghiệp (cao su, mía, sắn), kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho trâu bò, trồng nấm, mộc dân dụng, thêu ren, đính hạt cƣờm, may công nghiệp, hàn điện, trồng rau sạch,…

Qua việc tổ chức mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn thì lao động học nhóm nghề nông nghiệp nông thôn đa số có khả năng áp dụng tốt kiến thức khoa học kỹ thuật đã học vào thực tiễn sản xuất kinh doanh tại gia

60

đình, địa phƣơng. Lao động học nhóm nghề phi nông nghiệp nắm cơ bản về kiến thức kỹ thuật tự tổ chức sản xuát tại gia đình và địa phƣơng hoặc đi lao động tại các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, nâng cao thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo.

Công tác xuất khẩu lao động: Thực hiện Quyết định số 71/2009/QĐ-

TTg ngày 29/4/2009 Phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015. Tổng kinh phí đƣợc tỉnh giao để thực hiện công tác tuyên truyền, tƣ vấn công tác xuất khẩu lao động theo Quyết định 71/QĐ-TTg là 142,8 triệu đồng. UBND huyện đã chỉ đạo ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện và các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch thực hiện, đã tổ chức 9 hội nghị cấp huyện, 25 hội nghị cấp xã, thị trấn để tuyên truyền công tác xuất khẩu lao động, thu hút hơn 2.280 thanh niên và gia đình tham gia. Tổ chức tuyên truyền thông qua hệ thống Đài phát thanh - truyền hình huyện và hệ thống truỳen thanh các xã thị trấn, lồng ghép tuyên truyền qua nhiều hội nghị khác.

Kết quả cụ thể, đã có 695 lao động tham gia học ngoại ngữ và định hƣớng, đã xuất cảnh đƣợc 573 lao động (thực hiện theo Quyết định 71 là 281 lao động). tập trung ở một số thì trƣờng nhƣ Hàn Quốc, Libi, Ả Rập xe út, Trung Đông, Malaixia. Nhìn chung, lao động tham gia xuất khẩu ở các nƣớc đều có việc làm và thu nhập ổn định, đặc biệt là lao động đi xuất khẩu lao

Một phần của tài liệu Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện như xuân thanh hóa (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)