Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèocủa một số địa phƣơng và những bà

Một phần của tài liệu Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện như xuân thanh hóa (Trang 39)

1.4.1. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số địa phương trong nước

* Kỳ Anh - Hà Tĩnh:

Huyện Kỳ Anh nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, trƣớc đây đƣợc nhiều ngƣời biết đến bởi sự nghèo nàn, lạc hậu. Gần đây đã có những chuyển biến đáng mừng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm đạt 10-12%, bình quân thu nhập đầu ngƣời đạt 3,1 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 20,4%, không còn hộ đói. Khi nhìn lại những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trƣớc tỷ lệ đói nghèo trên địa bàn chiếm hơn 70% số dân. Thời đó, với nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi diện tích canh tác ít, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng thấp kém, để đƣa nhân dân thoát khỏi đói nghèo thực sự là một thử thách lớn đối với Đảng bộ, chính quyền địa phƣơng.

Cuộc sống mới đƣợc đánh dấu bằng một mốc son khi Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện thống nhất đề ra Nghị quyết về công tác XĐGN vào năm 1993. Bắt tay vào công việc với đầy khó khăn, huyện tiến hành tổng mức điều tra mức sống của dân, tổ chức cho cán bộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trên cơ sở đó vận dụng vào thựuc tiễn của địa phƣơng. Huyện từng bƣớc tiếp cận ngƣời nghèo, xây dựng

31

một số mô hình XĐGN và đã tạo đƣợc sự ủng hộ của Trung ƣơng, của tỉnh và của các tầng lớp nhân dân. Từ những kinh nghiệm đúc rút đƣợc, huyện tập trung nhiều nguồn lực, tạo điều kiện về vốn, nâng cao kiến thức làm ăm cho nhân dân, nhất là các hộ nghèo, đồng thời đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình, biểu dƣơng các tập thể, cá nhân làm kinh tế giỏi trong huyện.

* Ba Bể - Bắc Kạn

Ba Bể là huyện nghèo, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp xây dựng và ban bành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch cũng nhƣ lộ trình phấn đấu giảm nghèo cụ thể. Đặc biệt, từ chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia và sự hỗ trợ của tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam và các nguồn vốn khác nhƣ 135, 3PAD… đã tạo nguồn lực đầu tƣ trực tiếp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho ngƣời dân có nhiều cơ hội vƣơn lên thoát nghèo. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể, nếu năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 37,17% theo tiêu chí cũ, thì đến năm 2015 ƣớc thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo còn14%. Đến nay, toàn huyện đã có 458 hộ dân của 16/16 xã, thị trấn đăng ký xin thoát nghèo trong năm 2015.

Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Ba Bể so với mặt bằng chung của cả nƣớc vẫn cao. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục tận dụng các nguồn vốn đầu tƣ hỗ trợ sản xuất phát triển kinh tế cho ngƣời dân, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cho địa phƣơng… nhằm thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững. [17].

* Lục Ngạn - Bắc Giang

Là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có diện tích đất tự nhiên lớn nhất tỉnh (101.000 ha), trong đó đất nông nghiệp chỉ có 15%, đất lâm nghiệp 54% còn lại là đất khác. Nếu nhƣ năm 2010, số hộ nghèo của 13 xã là 10.910 hộ chiếm tỷ lệ 81,38% thì đến năm 2014, số hộ nghèo đã giảm xuống

32

còn 6.573 hộ, chiếm tỷ lệ 45,9%, mức giảm bình quân 8,87%/năm vƣợt mục tiêu Đề án đề ra (Dự kiến năm 2015 giảm còn 39,89%). Cùng đó, nhận thức của cán bộ và nhân dân đã có chuyển biến tích cực, năm 2014 lần đầu tiên toàn huyện có 30 hộ tự nguyện xin thoát khỏi hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đến hết năm 2014, đã có 5 xã tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dƣới 50% là Tân Mộc, Đồng Cốc, Biên Sơn, Phú Nhuận, Kim Sơn; 8 xã còn lại có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% gồm: Sa Lý, Phong Vân, Phong Minh, Tân Sơn, Cấm Sơn, Hộ Đáp, Đèo Gia và Sơn Hải.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Đề án còn một số hạn chế nhƣ: kết quả giảm nghèo chƣa bền vững, số hộ tái nghèo và phát sinh nghèo mới còn cao; công tác xây dựng kế hoạch, quản lý, giám sát các chƣơng trình dự án giảm nghèo trên địa bàn ở một số xã chƣa tốt dẫn đến hiệu quả thực hiện chƣa cao. [18].

1.4.2. Những bài học kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo rút ra đối với huyện Như Xuân - Thanh Hoá huyện Như Xuân - Thanh Hoá

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ xoá đói giảm nghèo ở huyện Như Xuân:

- Chƣơng trình xoá đói giảm nghèo phải đƣợc quán triệt sâu rộng đến từng cộng đồng dân cƣ và phải đƣợc đặt xoá đói giảm nghèo là ƣu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đƣợc các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể chỉ đạo sát sao để triển khai thực hiện.

- Xoá đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của Đảng, nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hội mà trƣớc hết là bổn phận là nghĩa vụ, là trách nhiệm của chính ngƣời dân, nhất là đối với ngƣời nghèo.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện để mọi ngƣời dân đƣợc tham gia vào các hoạt động của chƣơng trình xoá đói giảm nghèo từ

33

khâu lập kế hoạch, quản lý nguồn lực, triển khai thực hiện, đánh giá, giám sát thực hiện chƣơng trình.

- Xây dựng và mở rộng mô hình xoá đói giảm nghèo gắn với từng vùng, với từng dân tộc cụ thể theo hƣớng “Cầm tay chỉ việc” tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khải thực hiện.

- Huy động nguồn lực tại chỗ kết hợp với sự ủng hộ bên ngoài kiện toàn và tăng cƣờng năng lực cho ban xoá đói giảm nghèo các cấp và cán bộ chuyên trách công tác xoá đói giảm nghèo ở cơ sở.

34

Kết luận chƣơng 1

Khái niệm nghèo đói và những tiêu chí xác định chuẩn nghèo luôn là những khái niệm mở, đƣợc mở rộng theo thời gian, sự phát triển của xã hội và tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nƣớc.

Ở Việt Nam vấn đề giảm nghèo đã trở thành chính sách lớn của Đảng và nhà nƣớc. Việt Nam đã có những lỗ lực, kết quả giảm nghèo đƣợc cả thế giới ghi nhận. Bên cạnh đó cuộc chiến chống đói nghèo của Việt Nam còn nhiều thách thức đặc biệt nghèo khổ diễn ra trầm trọng ở vùng núi cao, vùng dân tộc thiểu số. Nguyên nhân nghèo đói ở Việt Nam cũng rất đa dạng mang tính vùng miền, cần có nhiều biện pháp giảm nghèo thích dụng với từng đối tƣợng, từng địa phƣơng để giảm nghèo có hiệu quả, nhanh và bền vững trong đó giải pháp phát triển nông nghiệp - nông thôn đƣợc coi là giải pháp quan trọng.

35

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp luận

Phƣơng pháp luận là hệ thống lý luận về phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan, đó là hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý về việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phƣơng pháp. Tất cả những nguyên lý nào có tác dụng gợi mở, định hƣớng, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phƣơng pháp luận. Mặc dù vậy, triết học macxit với tƣ cách là phƣơng pháp luận chung nhất và phổ biến không thể thay thế phƣơng pháp luận của các khoa học cụ thể.

Phƣơng pháp duy vật biện chứng: Là phƣơng pháp luận nghiên cứu, xem xét sự việc, hiện tƣợng trong các mối liên hệ, ảnh hƣởng tác động lẫn nhau không ngừng nảy sinh, vận động và giải quyết mâu thuẫn làm cho sự vật phát triển.

Phƣơng pháp duy vật lịch sử: Là phƣơng pháp luận nghiên cứu duy vật về lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời. Chính đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần của con ngƣời.

Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và phƣơng pháp luận duy vật lịch sử để phân tích đánh giá thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Nhƣ Xuân, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo ngày một hiệu quả hơn. Thông qua phƣơng pháp duy vật biện chứng và phƣơng pháp duy vật lịch sử, mọi ngƣời sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về luận văn.

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phương pháp phân tích

Phân tích ở đây trƣớc hết đƣợc hiểu là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn

36

để nghiên cứu, từ đó phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố. Nhằm giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách tổng quát và rõ ràng hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Khi đứng trƣớc một đối tƣợng nghiên cứu, con ngƣời cảm giác đƣợc nhiều hiện tƣợng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó. Vậy muốn hiểu đƣợc bản chất của một đối tƣợng nghiên cứu cần phải phân chia nó theo cấp bậc.

Khi phân chia đối tƣợng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia; Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu; Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Phƣơng pháp phân tích đƣợc tác giả sử dụng trong hầu hết các phần của Luận văn. Ở mỗi chƣơng, mỗi mục, tác giả đều có sự phân tích những yếu tố trọng tâm, thể hiện rõ bản chất của xóa đói giảm nghèo và hiện thực công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện nhƣ thế nào.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp

Tổng hợp là bƣớc tiếp theo của phân tích. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học cho sự hình thành đối

37

tƣợng nghiên cứu bộ phận, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong quá trình nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ sự phân tích, khả năng trừu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau, chúng có quan hệ mật thiết và bổ sung cho nhau, mang lại hiệu quả cao trong việc nghiên cứu các vấn đề.

Thông qua phƣơng pháp tổng hợp tác giả đã đƣa ra những quan điểm, nhận định và có những đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu. Mở đầu, tác giả đã tóm tắt, tổng hợp lại những vấn đề chính có liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo của địa phƣơng nhằm giúp mỗi ngƣời có thể ban đầu hiểu đƣợc nội dung luận văn muốn đề cập là gì. Tạo cái nhìn tổng quát vấn đề luận văn nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp so sánh

So sánh là một thao tác nghiên cứu đƣợc dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Vai trò quan trọng ít hay nhiều của thao tác nghiên cứu này là tùy thuộc vào đặc điểm bản chất của đối tƣợng nghiên cứu, và do đó vào nhiệm vụ của ngành khoa học nghiên cứu đối tƣợng ấy. Có những ngành khoa học nếu không vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu so sánh thì không thể giải quyết nổi những vấn đề cơ bản phát sinh trong quá trình nghiên cứu đối tƣợng.

Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp này để so sánh số liệu qua các năm từ đó đƣa ra những đánh giá sát với tình hình hoạt động của đối tƣợng nghiên cứu. Mặt khác, việc kết hợp với các phƣơng pháp khác giúp nhận định đƣợc những xu hƣớng phát triển của đối tƣợng.

2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu

Thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

38

Thống kê mô tả là các phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu, ở đây chính là thực trạng của các quy trình nghiệp vụ. Các phƣơng pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo của địa phƣơng. Thống kê và so sánh là hai phƣơng pháp đƣợc sử dụng song hành với nhau trong luận văn. Các phƣơng pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu đƣợc chính xác, phân tích tài liệu đƣợc khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh đƣợc đúng nội dung cần phân tích.

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: là phƣơng pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tƣợng khảo sát. Việc nghiên cứu tài liệu sẽ mang lại những thông tin cập nhật và có hệ thống. Điều này giúp cho luận văn đƣợc thiết thực hơn, mang tính khoa học hơn.

Các số liệu thứ cấp đƣợc sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu của luận văn, đánh giá theo thời gian thực hiện các công việc. Các số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tích một cách tỉ mỉ, dễ hiểu, thể hiện đúng bản chất của vấn đề đang diễn ra.

39

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƢ XUÂN - THANH HÓA

3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Nhƣ Xuân - Thanh Hóa tác động đến xóa đói giảm nghèo Xuân - Thanh Hóa tác động đến xóa đói giảm nghèo

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Như Xuân

3.1.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế

Huyện Nhƣ Xuân là huyện miền núi nằm ở phí tây nam tỉnh Thanh Hoá, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hóa 60km, có diện tích tự nhiên 71.994,93ha (719,9493 km2), chiếm 6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bằng 9% diện tích tự nhiên các huyện miền núi của tỉnh. Huyện nhƣ Xuân gồm có 17 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Yên Cát, Yên Lễ, Tân Bình, Bình Lƣơng, Thƣợng Ninh, Cát Tân, Cát Vân, Hóa Quỳ, Xuân Quỳ, Xuân Hòa, Bãi Trành, Xuân Bình, Thanh Lâm, Thanh Quân, Thanh Phong, Thanh Hòa, Thanh Sơn, Thanh Xuân. Có địa giới giáp với các huyện và các tỉnh: Phía Bắc giáp với huyện Thƣờng Xuân, phía Nam giáp với tỉnh Nghệ An, phía Đông giáp với huyện Nhƣ Thanh, phía Tây giáp với tỉnh Nghệ An.

Huyện Nhƣ Xuân, Thanh Hoá có vị trí chiến lƣợc quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Thanh Hoá, khu vực Tây Bắc và cả nƣớc; là vùng đầu nguồn của các hệ thống sông suối, có ý nghĩa rất lớn và quan trọng về vị trí phòng hộ, dự trữ nguồn nƣớc, giảm tác động thiên tai và bảo vệ môi trƣờng sinh thái đối với cả tỉnh; có các tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn nhƣ đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng 15A, quốc lộ 45 là các tuyến đƣờng kết nối với các huyện đồng bằng, các trung tâm phát triển của tỉnh, thành phố Thanh Hoá và các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc; thuận lợi cho giao lƣu, hợp tác và liên kết phát triển.

Một phần của tài liệu Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện như xuân thanh hóa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)