Trƣờng hợp ngƣời khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố

Một phần của tài liệu Pháp luật về căn cứ thụ lý vụ án hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 46)

tụng hành chính

Năng lực chủ thể là điều kiện bắt buộc mà các chủ thể phải đáp ứng khi tham gia vào bất kỳ quan hệ pháp luật nào. Đối với quan hệ pháp luật tố tụng cũng vậy. Điều 48 của Luật quy định mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng hành chính như nhau trong việc yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Còn năng lực hành vi tố hành chính thì Điều luật này cũng quy định chỉ có người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác. Trường hợp đương sự là người chưa thành

niên, người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật. Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.

Như vậy, không phải bất cứ ai cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính xâm phạm đều có khả năng tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính, mà chỉ có người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có khả năng này. Cụ thể, theo khoản 2, Điều 105 của Luật: chủ thể trực tiếp thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính (người ký vào phần cuối của đơn kiện) phải là cá nhân có đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính. Do đó, trong trường hợp cá nhân là người chưa thành niên hoặc là người mất năng lực hành vi dân sự mà trực tiếp thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính là đã vi phạm điều kiện về năng lực chủ thể và căn cứ vào điểm b, khoản 1 Điều 109 của Luật này để tòa án trả lại đơn khởi kiện.

Tuy vậy, theo khoản 2, Điều 105 của Luật: “trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ.”. Như vậy, thực chất của trường hợp người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính là trường hợp vi phạm về hình thức khởi kiện, được quy định tại khoản 2, Điều 105 của Luật. Do đó, trong trường hợp này cùng với việc trả lại đơn khởi kiện thì tòa án phải hướng dẫn người khởi kiện thực hiện lại cho đúng. Ngoài ra, Luật cũng cần có quy định nhằm phân biệt rõ người có quyền khởi kiện với người thực hiện việc khởi kiện nhằm tạo cơ sở cho Thẩm phán khi xem xét đơn khởi kiện áp dụng đúng căn cứ trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp người khởi kiện không có quyền khởi kiện.

Về vấn đề người có quyền khởi kiện và người thực hiện việc khởi kiện, cả Luật và Pháp lệnh đều chưa có sự phân biệt rõ ràng. Luật chỉ đưa ra khái niệm về người khởi kiện (theo khoản 6, Điều 3) “Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.”. Khái niệm này cũng chưa rõ ràng và thiếu chính xác sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về người khởi kiện. Đây chính là một hạn chế của Luật mặc dù trong thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính, các thẩm phán luôn xác định người khởi kiện trong vụ án hành chính là người có quyền khởi kiện nếu đối tượng khởi kiện chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân mà cá nhân đó đã đủ 18 tuổi trở lên, không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; còn trường hợp đối tượng khởi kiện ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì người khởi kiện là cá nhân đó, còn người đại diện hợp pháp cho họ là người khởi kiện thay; trong trường hợp đối tượng khởi kiện ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức thì người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, còn người đứng đầu cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thay. Tuy vậy, đây chỉ là cách vận dụng của các thẩm phán trong thực tiễn nếu so với quy định tại khoản 4, Điều 3 của Luật thì có sự khác biệt. Do đó, Luật nên quy định rõ về người khởi kiện để tạo cơ sở cho việc xác định năng lực hành vi tố tụng hành chính cho chính chủ thể này, có như vậy mới đảm bảo được tính minh bạch cũng như tạo thuận lợi cho việc áp dụng đúng căn cứ người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng để trả lại đơn khởi kiện.

Tóm lại, việc tòa án trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính là hợp lý, tuy vậy cùng

với việc trả lại đơn khởi kiện, tòa án cũng cần hướng dẫn người khởi kiện thực hiện lại theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 105 của Luật . Ngoài ra, Luật cũng cần có quy định nhằm phân biệt rõ người có quyền khởi kiện với người thực hiện việc khởi kiện theo hướng người khởi kiện là chủ thể của pháp luật hành chính có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính; theo đó người khởi kiện có thể là cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, người chưa thành niên, người không có năng lực hành vi hành vi tố tụng hành chính thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật; không nên quan niệm người khởi kiện là cá nhân trực tiếp thực hiện việc khởi kiện trên cơ sở đó mới áp dụng đúng căn cứ trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp người khởi kiện không có quyền khởi kiện.

Một phần của tài liệu Pháp luật về căn cứ thụ lý vụ án hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)