Trƣờng hợp ngƣời khởi kiện không có quyền khởi kiện

Một phần của tài liệu Pháp luật về căn cứ thụ lý vụ án hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 43)

Luật quy định trường hợp người khởi kiện không có quyền khởi kiện là căn cứ đầu tiên để trả lại đơn khởi kiện. Nhưng nếu xét về mặt thuật ngữ thì người khởi kiện không có quyền khởi kiện bao gồm rất nhiều trường hợp như: người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, người khởi kiện không có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính; hay thời hiệu khởi kiện đã hết;… Như vậy, rõ ràng các trường hợp này đã được quy định trong các điểm khác của khoản 1 Điều

109 của Luật trừ trường hợp người khởi kiện hoặc người mà họ đại diện không có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính. Chính vì vậy trong thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính, các thẩm phán luôn xác định căn cứ người khởi kiện không có quyền khởi kiện được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 109 của Luật này nếu xác định được người khởi kiện hoặc người mà họ đại diện không có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện. Có sự mâu thuẫn này là do khoản 1 Điều 109 của Luật đã liệt kê quá nhiều trường hợp tòa án trả lại đơn khởi kiện nên các trường hợp này đã có sự chồng chéo với nhau, gây khó khăn cho tòa án trong việc lựa chọn căn cứ pháp lý để trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính. Việc áp dụng như trên của các thẩm phán cũng là để tránh sự nhầm lẫn thiếu nhất quán trong việc viện dẫn căn cứ pháp lý cho việc trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính trong trường hợp này.

Điều kiện này nhằm xác định bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào với ý chí chủ quan cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm hại trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì đều có quyền khởi kiện nhưng quyền khởi kiện đó của họ chỉ được thực hiện khi thực sự trên thực tế quyết định hành chính, hành vi hành chính đó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Việc xác định xem quyết định hành chính, hành vi hành chính có thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ hay không sẽ do tòa án thực hiện trước khi đưa ra quyết định thụ lý vụ án. Chính vì vậy, khi xác định quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện thì tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện áp dụng theo điểm a, khoản 1, Điều 109 của Luật. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính của tòa án cho thấy nhiều trường hợp các thẩm phán vẫn thụ lý sai. Ví dụ vụ án hành chính sau:

Ngày 25-7-2005, Ủy ban nhân dân quận LB ban hành Quyết định số 1017/ QĐ-UB về việc cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho 112 hộ dân tại phường NT, quận LB, trong đó có gia đình ông Lê H và bà Nguyễn T.

Bà Lê Thị L cho rằng Quyết định số 1017/QĐ-UB xâm phạm đến quyền lợi ích chính đáng của bà trong sử dụng đất nên đã khiếu nại đến quận Ủy ban nhân dân quận LB.

Ngày 06-6-2006, bà L có đơn khởi kiện gửi Tòa án nhân dân quận LB, yêu cầu hủy Quyết định số 1017/QĐ-UB ngày 25-7-2005 của Ủy ban nhân dân quận LB về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình Ông Lê H và Bà Nguyễn T. Tòa án nhân dân quận LB cho nộp tiền tạm ứng án phí ngày 23-6-2006 và thụ lý giải quyết. [46, tr.8-9]

Từ vụ án trên cho thấy việc tòa án nhân dân quận LB thụ lý như vậy là sai. Trong trường hợp này tòa án nhân dân quận LB phải áp dụng điểm a khoản 1 Điều 31 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính “người khởi kiện không có quyền khởi kiện” để trả lại đơn khởi kiện cho bà L. Thực tiễn xét xử các vụ án hành chính tại tòa hiện nay khi áp dụng trường hợp người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo điểm a, khoản 1, Điều 109 của Luật, vẫn có nhiều trường hợp tương tự sảy ra. Do đó đòi hỏi các thẩm phán khi xem xét hồ sơ để thụ lý cần kiểm tra kỹ hồ sơ, yêu cầu khởi kiện và đối chiếu với căn cứ đầu tiên, quan trọng là người khởi kiện có quyền khởi kiện hay không để ra quyết định thụ lý hay trả lại đơn khởi kiện.

Có thể khẳng định, quy định người khởi kiện không có quyền khởi kiện là căn cứ đầu tiên để tòa án trả lại đơn khởi kiện là hợp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho chính cá nhân, tổ chức khởi kiện đồng thời tránh việc khởi kiện tràn lan, gây khó khăn cho tòa án trong việc giải quyết. Tuy là điều kiện khởi kiện đầu tiên, quan trọng nhưng Luật chưa có Điều luật nào trực tiếp quy định về điều kiện khởi kiện này mà chỉ có quy định gián tiếp tại Điều

5 “cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của luật này”, kế thừa quy định của Pháp lệnh, "Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc cán bộ, công chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết đỉnh kỷ luật buộc thôi việc, nên đã khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền" (khoản 5, Điều 4, Pháp lệnh). Nên, việc áp dụng quy định này làm căn cứ cho trường hợp người khởi kiện không có quyền khởi kiện là chưa chặt chẽ nếu chỉ cần “cho rằng” mà không có căn cứ để xác định quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.

Tóm lại, xác định người khởi kiện hoặc người mà họ đại diện có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện là căn cứ thụ lý vụ án hành chính là hoàn toàn hợp lý. Tuy vậy, việc quy định căn cứ để trả lại đơn khởi kiện như điểm a, khoản 1, Điều 109, của Luật xét về mặt thuật ngữ và kỹ thuật lập pháp là chưa phù hợp nên cần phải có những sửa đổi nhằm hoàn thiện định này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về căn cứ thụ lý vụ án hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)