Giải pháp đối với hệ thống xếp hệ số lương kinh doanh hiện tại

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho cán bộ nhân viên tại Vietinbank - chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương (Trang 55 - 58)

KCN HẢI DƢƠNG

4.1. Đề xuất các giải pháp trên cơ sở phân tích thực trạng.

4.1.1. Giải pháp đối với hệ thống xếp hệ số lương kinh doanh hiện tại. tại.

- Xuyên suốt toàn hệ thống, hệ số lương kinh doanh có sự khác biệt do đặc thù tính phức tạp, độ an toàn trong từng khối công việc theo thông lệ chuẩn quốc tế. Việc đưa ra hệ số như trên đã được tính toán kỹ bởi các chuyên gia, các tư vấn nước ngoài, do đó nếu thay đổi hệ số có thể sẽ giải quyết được bộ phận này nhưng lại gây nên sự không hài lòng ở bộ phận khác.

Mặc dù khối nghiệp vụ hỗ trợ có lượng công việc nhiều, vất vả tuy nhiên mức độ rủi ro trong công việc cũng như sự đóng góp trực tiếp vào kết quả lợi nhuận của đơn vị là không cao. Chính vì vậy cần tổ chức các cuộc trao đổi toàn chi nhánh, giúp người lao động nhận thức rõ tính chất, vai trò, trách nhiệm và mức độ đóng góp vào kết quả hoạt động của đơn vị đối với từng khối công việc.

Bên cạnh đó cần làm nổi lên tính công bằng trong cùng một khối, có sự khác nhau giữa các lao động theo khối lượng và hiệu quả công việc tương ứng với các hệ số từ mức 1 đến mức 4.

- Rà soát, thực hiện luân chuyển cán bộ giữa các khối công việc với nhau, một cán bộ biết nhiều nghiệp vụ và khi đã luân chuyển nhiều vị trí công việc khác nhau sẽ nhận thức đầy đủ và thực tế hơn về hệ thống xếp lương hiện tại. Tất nhiên để thực hiện được giải pháp này không phải đơn giản vì có thể ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa trong công việc, điều này phải đòi hỏi sự nhạy bén, tinh nhanh của từng lao động và chính sách đào tạo nghiệp vụ tại chỗ phải thường xuyên, hiệu quả.

49

- Đối với những lao động trên 45 tuổi, mặc dù lương cơ bản quy định theo ngạch bậc tức là đã có sự phân biệt thâm niên công tác, tuy nhiên trên thực tế lương kinh doanh tính theo lợi nhuận hoạt động từng thời kỳ, trong những năm qua lương kinh doanh thường cao gấp 3-4 lần lương cơ bản do đó người lao động không cảm nhận được sự khác biệt giữa lao động có thâm niên công tác, có thời gian cống hiến cho đơn vị, do đó cần xây dựng thêm hệ số phụ cấp lương kinh doanh theo thâm niên cho người lao động để họ thấy bản thân được nhìn nhận, được tôn trọng ( mặc dù tổng lương có thể vẫn thấp hơn các lao động ít tuổi khác).

- Việc họp xét lương hiện tại là định kỳ 6 tháng/lần đôi khi chưa bảo đảm tính linh hoạt, cần quy định thêm các trường hợp họp xét lương đột xuất để đảm bảo tính kịp thời khi người lao động có thay đổi, bổ sung hay có thành tích trong công việc.

Nhìn chung, đây cũng là những giải pháp hướng tới sự công bằng trong việc chi trả lương, còn trên thực tế sự công bằng cũng chỉ là thời điểm và không có sự công bằng tuyệt đối do đó có ý kiến đề xuất của cán bộ trong cuộc điều tra là đơn vị cần giữ bí mật trả lương cho từng lao động, không ai biết lương của ai sẽ không nảy sinh so sánh, mâu thuẫn.

4.1.2. Giải pháp đối với vấn đề an toàn trong công việc.

Trước hết cần xác định rủi ro trong hoạt động đầu tư cho vay của Ngân hàng là đương nhiên, Ngân hàng phải đối diện và chấp nhận rủi ro chứ không thể né tránh rủi ro. Chính vì vậy các cán bộ trong khối quan hệ khách hàng, thẩm định phải nhận thức, chấp nhận rủi ro nghề nghiệp của bản thân và tìm cách giảm thiểu rủi ro. Rủi ro tín dụng xảy ra có thể do chủ quan, do khách hàng và do điều kiện khách quan do đó các giải pháp đưa ra cũng tập trung

50

làm thế nào giúp cán bộ giảm thiểu được các rủi ro trên từ đó sẽ cảm nhận được độ an toàn trong công việc của bản thân.

- Thường xuyên giáo dục, nâng cao nhận thức các tình huống dễ dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp đồng thời cán bộ cần nắm rõ những hình thức kỷ luật nghiêm khắc khi xảy ra rủi ro này.

- Đào tạo, nâng cao kỹ năng thẩm định khách hàng, khả năng phân tích kinh tế từ đó nâng cao chất lượng thẩm định, đây là vấn đề mấu chốt giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng.

- Việc thẩm định khách hàng có thể thực hiện bởi hai bộ phận khác nhau đảm bảo tính khách quan, độc lập đồng thời hỗ trợ, bổ sung nghiệp vụ lẫn nhau.

- Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ trong cùng một khối nghiệp vụ cùng phân tích những tình huống đã xảy ra và đưa ra các tình huống có thể xảy ra để thảo luận biện pháp xử lý.

- Ban giám đốc, các lãnh đạo phòng, các cán bộ đã có nhiều năm kinh nghiệm định kỳ hàng quý họp bàn, thực hiện phân tích thị trường, dựa vào các thông tin hỗ trợ của hệ thống Vietinbank dự đoán xu hướng để đưa ra những cảnh bảo sớm đối với ngành hàng, nhóm khách hàng có thể gặp rủi ro cao để có định hướng chung cho toàn đơn vị.

- Việc đầu tư tín dụng được hướng dẫn và cụ thể hóa trong các quy định, quy trình của Vietinbank, việc tuân thủ đầy đủ các văn bản này cũng đã giảm thiểu được rất nhiều rủi ro. Các cán bộ cần nhận thức được điều này và trong thực tiễn hoạt động tiếp tục có những kiến nghị với hệ thống Vietinbank sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản cho phù hợp với rủi ro thực tế.

Khi cán bộ quan hệ khách hàng, thẩm định có đầy đủ công cụ, kiến thức trong tay và nhận thức đúng nghĩa về rủi ro thì chắc chắn sẽ chủ động

51

phần lớn với các rủi ro có thể xảy ra và khi đó mức độ an toàn trong công việc sẽ được cảm nhận cao hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho cán bộ nhân viên tại Vietinbank - chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương (Trang 55 - 58)