Hướng dẫn sử dụng chương trình

Một phần của tài liệu Thiết Kế Dây Chuyền Sản Xuất Giấy (Trang 97 - 103)

II – Phần mềm giao diện người – máy

2. 3 Thực hiện kết nối với PLC CPU313C

2.4 Hướng dẫn sử dụng chương trình

Giao diện khi bắt đầu chạy chương trình:

Người sử dụng muốn quan sát và điều khiển nhiệm vụ nào thì sẽ Click chuột vào phần đó hoặc có thể dùng phím tắt để thực hiện.

Muốn điều khiển nồng độ bột trong bộ phận chuẩn bị bột, người sử dụng sẽ Click chuột (hoặc ấn F8) vào phần ĐK NỒNG ĐỘ, khi đó màn hình sẽ chuyển sang giao diện của phần điều khiển nồng độ:

Màn hình điều khiển nồng độ bột giấy:

Giá trị nồng độ đo từ cảm biến được hiển thị dưới dạng số liệu và dưới dạng thanh bar.

Giá trị độ mở van cũng được hiển thị ngay trên trang điều khiển.

Khi muốn theo dõi chi tiết về quá trình điều khiển cũng như đặt các tham số của vòng điều khiển như: đặt SetPoint, chọn chế độ điều khiển, đặt tham số bộ điều khiển; bấm chuột vào mô hình bộ điều khiển CIC để hiển thị chi tiết.

Cột PV hiển thị giá trị nồng độ của hỗn hợp bột đo được bằng cảm biến, với đơn vị %

Cột SP hiển thị giá trị đặt mong muốn SetPoint cho vòng điều khiển với đơn vị %

Cả 2 giá trị nằm trong dải nồng độ

Thanh OutPut Value hiển thị giá trị độ mở van với đơn vị %

Cả 3 giá trị trên đều được hiển thị dưới dạng số liệu trên các ô tương ứng. Ngoài ra còn có ô tùy chọn Mode để lựa chọn chế độ điều khiển là tự động (Auto) hay bằng tay (Manual):

• Khi chọn chế độ Auto, hàm PID sẽ nhận giá trị SP nhập vào rồi so sánh với PV đo được và tự động tính toán đưa ra tín hiệu điều khiển là độ mở van.

• Khi chọn chế độ Manual, người dùng có thể nhập thẳng giá trị độ mở van vào ô MAN để đưa ra tín hiệu điều khiển cho thiết bị chấp hành là độ mở van.

Dải nồng độ hiển thị (mặc định là 0 – 10 %) có thể đặt lại bằng cách nhập giá trị mới vào 2 ô Min, Max trong phần Range.

Khi giá trị đặt nhỏ hơn giá trị nồng độ hiện thời thì độ mở van nước sẽ tăng để làm giảm tăng nồng độ hiện tại

Để điều khiển nồng độ ở đây ta sử dụng thuật toán điều khiển PID. Người sử dụng có thể hiệu chỉnh các tham số P, I, D của thuật toán khi ấn vào nút SETUP, tuy nhiên việc hiệu chỉnh này đòi hỏi người sử dụng phải có một trình độ nhất định. Do đó chương trình đã đưa ra yêu cầu đòi hỏi người sử dụng phải có quyền truy cập thông qua tên sử dụng và mật mã.

Tại trang màn hình này, người sử dụng có thể chuyển tới các trang màn hình khác một cách dễ dàng bằng cách sử dụng các nút ấn phía dưới mỗi trang.

Màn hình điều khiển tốc độ bơm quạt

Do nhu cầu cũng như điều kiện nhà máy không cho phép nên ở đây không có các phần hiển thị tốc độ từng bơm mà chỉ có phần hiển thị của tốc độ động cơ trục chính. Trên cơ sở quan sát được tốc độ động cơ trục chính người sử dụng sẽ cài đặt thông số cho biến tần ở trong phần Setup để điều khiển tốc độ các bơm.

Tốc độ của động cơ trục chính được đo rồi đổi ra đơn vị met/phút và hiển thị trên ô Tốc độ máy Cell

Để thiết lập dải nồng độ cho biến tần (đã trình bày ở trên), nhấn chuột vào nút SetUp, trên trang điều khiển xuất hiện hộp điều khiển như sau:

Trong phần Speed Setup cho phép chuyển lần lượt các lớp và đặt dải tốc độ cho biến tần

Màn hình điều khiển áp suất

Về cơ bản thì hoạt động của nó cũng giống màn hình điều khiển nồng độ, người sử dụng có thể quan sát độ mở van, giá trị áp suất hiện tại và thiết lập các thông số P, I, D cho bộ điều khiển

Giá trị áp suất của hơi và độ mở van được hiển thị trên trang điều khiển. Khi muốn theo dõi chi tiết về bộ điều khiển, bấm vào mô hình bộ điều khiển PIC để hiện ra cửa sổ theo dõi giống như trong bộ điều khiển áp suất.

Một phần của tài liệu Thiết Kế Dây Chuyền Sản Xuất Giấy (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w