III – Các vấn đề lý thuyết của thuật toán điều khiển PID
2. Nguyên lí hoạt động:
Sơ đồ trên thể hiện cấu trúc của một bộ PLC bao gồm 2 phần chính là : • Khối xử lý trung tâm
• Hệ thống giao diện vào ra
Hoạt động của bộ điều khiển khả trình tương đối đơn giản. Hệ thống vào ra nối trực tiếp với các thiết bị hiện trường nối với máy móc hoặc sử dụng trong điều khiển quá trình. Các thiết bị hiện trường có thể là các thiết bị vào ra tương tự, vào ra rời rạc ví dụ như cuộn hút, công tắc hành trình, nút ấn...Giao diện vào ra tạo ra sự kết nối giữa CPU với khối cung cấp thông tin (inputs) và các thiết bị điều khiển (outputs).
Trong quá trình hoạt động PLC thực hiện 3 hoạt động cơ bản : (1) Đọc hay nhận dữ liệu từ các thiết bị hiện trường qua giao diện đầu vào, (2) thực hiện chương trình điều khiển chứa trong bộ nhớ, (3) ghi giá trị ra các thiết bị gắn với giao diện đầu ra. Quá trình trên diễn ra theo vòng quét .
Sơ đồ vòng quét
Module nguồn nuôi PS sẽ cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động của PLC.
Ghi Đọc
Thực hiện chương trình
3. Phân loại :
Tiêu chí để phân loại các PLC là dựa vào số lượng vào ra, dung lượng bộ nhớ, ngôn ngữ lập trình, các chức năng phần mềm và một số yếu tố khác. Việc hiểu rõ phạm vi cũng như đặc điểm của các loại PLC sẽ giúp cho người sử dụng nhận biết chính xác PLC phù hợp với yêu cầu ứng dụng của họ.
Thực tế PLC có thể chia làm 5 loại đó là : • Loại rất nhỏ (micro PLCs)
• Loại nhỏ ( small PLCs)
• Loại trung bình ( medium PLCs) • Loại lớn ( large PLCs)
• Loại rất lớn ( very large PLCs)
Micro PLCs thường sử dụng trong các ứng dụng có số lượng vào ra nhỏ tối đa là 32 I/O. Tiếp theo là loại PLC nhỏ điều khiển từ 32 đến 128 I/O, loại bình thường (64 đến 1024I/O ), PLC lớn (512 tới 4096 I/O ),loại rất lớn (2048 tới 8192 I/O ).