Nhóm biện pháp về công tác xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở trường đại học tiền giang (Trang 75 - 78)

3.2.2.1. Phân loại chất lượng các loại phòng theo chức năng sử dụng ( phòng học, văn phòng các khoa, phòng thí nghiệm…)

* Mục đích

Để phục vụ cho hoạt động dạy và học đạt hiệu quả tốt nhất.

* Tổ chức thực hiện

- Đăng ký chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước khi

đưa vào khai thác sử dụng;

- Thuê cơ quan chức năng kiểm định chất lượng công trình xây dựng, kiểm định

chất lượng công trình xây dựng để làm cơ sở xác nhận hoàn tất công trình hạ tầng kỹ

thuật;

- Xác định những thông số cơ bản về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng và

bảo quản phòng học;

- Điều tra, đánh giá và phân loại chất lượng phòng học, từ đó mới có thể lập quy

hoạch, kế hoạch về CSVC phòng học sát với thực tế và mang tính khả thi cao.

3.2.2.2. Hoàn chỉnh quy hoạch mặt bằng tổng thể trường học

* Mục đích

- Tránh được sự đầu tư chắp vá trong công tác quản lý, tạo vẻ mỹ quan cho nhà

trường, thực hiện được “ Trường ra trường, lớp ra lớp”, khắc phục tình trạng bố trí và

sử dụng CSVC trường học không hợp lý.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch đầu tư cũng như thu hút vốn đầu

phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình “ Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch”.

* Tổ chức thực hiện

UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo cụ thể và dành khoản kinh phí để Hiệu trưởng

Trường ĐHTG hợp đồng với công ty tư vấn thiết kế và xây dựng tiến hành quy hoạch

mặt bằng tổng thể trường học như bản vẽ thiết kế các công trình cần có trong tương lai khi ngôi trường hoàn chỉnh. Các công trình này phải đáp ứng những quy định về CSVC trường học mà Bộ GD&ĐT đã ban hành. Trong đó bao gồm các nội dung:

+ Địa điểm đặt trường so với tổng thể quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương; + Tính ổn định của địa điểm;

+ Quy mô học sinh - sinh viên;

+ Diện tích đất cần có để xây dựng trường;

+ Bản vẽ sơ đồ vị trí các khối công trình tương lai; + Các loại hồ sơ pháp lý có liên quan.

+ Hàng rào quanh trường lối đi sạch sẽ + Đầy đủ phòng chức năng

+ Đảm bảo các điều kiện: vệ sinh sức khỏe, an toàn, thẩm mỹ, làm cho nhà

trường có bộ mặt sạch đẹp, yên tĩnh, trong sáng, cần thiết cho một cơ sở giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.3. Xây dựng thiết kế mẫu

* Mục đích

Nhằm tránh đầu tư dàn trải kéo dài, gây khó khăn trong sử dụng và bảo quản, dẫn

đến lãng phí.

* Tổ chức thực hiện

Ngày 28/3/2003 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có quyết định số 355/2003/QĐ-BXD

ban hành các thiết kế mẫu nhà lớp học, trường học phục vụ chương trình kiên cố hóa

trường học của Chính phủ.

Trường ĐHTG đã áp dụng các tiêu chuẩn và qui chuẩn để tiến hành xây dựng thêm cơ sở mới tại xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang theo bản

- Qui chuẩn xây dựng Việt Nam - 1996

- Qui chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2002

- Qui chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 04: 2008

- Tham khảo thiết kế một số trường đại học trong khu vực và cả nước.

- Hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về Quản lý đầu tư và xây dựng

- Điều lệ quản lý xây dựng Trường ĐHTG

3.2.2.4. Đầu tư tập trung và dứt điểm các hạng mục công trình

* Mục đích

Biện pháp này đòi hỏi phải xây dựng đúng theo tiến độ phù hợp với thiết kế bản

vẽ đã được phê duyệt.

* Tổ chức thực hiện

Biện pháp này sẽ phát huy tác dụng tối đa nếu chủ đầu tư có Ban quản lý dự án

(BQLDA) có kinh nghiệm. BQLDA có nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu trưởng về việc đầu

tư xây dựng cơ bản nói chung và xây dựng các hạng mục cụ thể nói riêng. Công việc

của BQLDA như sau:

- Thực hiện những nhiệm vụ theo quyết định của Hiệu trưởng và Nghị định 16/2005NĐ-CP ngày 17/02/2005

- Tiến hành thi công xây lắp các công trình khi đã có quyết định đầu tư, bao gồm

các công tác sau: Tham mưu cho Ban Giám hiệu tổ chức đấu thầu hay tuyển chọn nhà

thầu theo các qui định, tuyển chọn các tổ chức tư vấn giám sát công trình có chức năng và kinh nghiệm, theo dõi tiến độ thi công và thực hiện các nội dung trong hợp đồng.

- Kiểm tra chất lượng các loại vật liệu, các cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt theo yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn được duyệt.

- Chuẩn bị các hồ sơ nghiệm thu thanh quyết toán, bàn giao và thực hiện bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hành sản phẩm.

- Tham mưu cho Ban Giám hiệu quản lý xây dựng tất cả các công trình xây dựng

mới theo hướng quy hoạch tổng thể phát triển nhà trường.

- Tham mưu các phương án sửa chữa, nâng cấp, cải tạo các công trình của

- Phân công giám sát chủ đầu tư, giám sát bên A,... kiểm tra việc thi công của các đơn vị ngoài hiện trường.

- Kiểm tra, kiểm soát thường xuyên lịch thi công hàng ngày, tuần, tháng. - Đưa ra nhiều phương án để giải quyết nếu có sự cố rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở trường đại học tiền giang (Trang 75 - 78)