Thể thơ 7 tiếng:

Một phần của tài liệu thơ mới và sự đổi mới nghệ thuật thơ trong thơ việt nam hiện đại (Trang 121 - 134)

7. Đóng góp mới của luận án:

3.2.3.Thể thơ 7 tiếng:

Xem bảng thống kê 3.2 thì thể thơ 7 tiếng chiếm đa số ở loại hình “Thơ Mới” (260/654

3.2.3.1. So với Thất ngôn Đường luật, thể thơ 7 tiếng của “Thơ Mới” có nhiều điểm

khác. Nếu Thất ngôn Đường luật bị ràng buộc bởi niêm luật, đối nghiêm ngặt, bố cục bài thơ

tuân thủ trật tự đề, thực, luận, kết chặt chẽ; số câu thơ có những giới hạn nhất định : 4 câu (tứ tuyệt), 8 câu (bát cú), thì ở “Thơ Mới” rất tự do. Bài thơ có thể 4 câu, 8 câu, 10 câu, 12 câu, 16

câu, 20 câu...100 câu (Xuân Tha hương - Nguyễn Bính) và phần lớn được chia khổ, có thể 2

khổ, 3 khổ, 4 khổ, 5 khổ, có bài đến 24, 25 khổ (Hoa với Rượu - Nguyên Bính). Số câu trong

từng khổ có thể 4 - 2 - 4 (Nhớ - Yến Lan), 4 - 4 - 3 - 3(Ngày Xuân - Huy

Thông), 5 - 4 - 5 - 1 (Trăng vàng trăng ngọc - Hàn Mặc Tử), 4 - 4 - 2 (Cô liêu - Hàn Mặc

Tử), 4 - 4 - 2 - 2 - 2 - 2 (Xuân - Chế Lan Viên). Nhìn chung trong các khổ có số câu đều

đặn: 2 câu (Mộng lạ - Bích Khê) 3 câu, 4 câu, 5 câu, thuờng thì mỗi khổ 4 câu (201/230

bài). Hiện tượng này do ảnh hưởng cách gieo vần cặp đôi trong thơ ca Pháp và phần nào đó ở

dạngtứ tuyệt truyền thống. Hình thức bài “Thơ Mới” 7 tiếng chia 4 khổ, mỗi khổ 4 câu là hiện tượng phổ biến (65/201 bài) trong khi đó 2 khổ: 5 bài, 3 khổ: 43 bài, 5 khổ: 24 bài, 61 khổ →

25 khổ: 64 bài, xem bảng 3.4

Bảng 3.4: Bài thơ 7 tiếng chia khổ đều đặn, mỗi khổ 4 câu.

Nó có dáng dấp của lối Sonnet trong thơ Pháp được các nhà “Thơ Mới” tiếp thu. Có lẽ

họ cho rằng bài thơ 4 khổ (l6 câu) có được tính cân đối, mẫu mưc để diễn tả nội dung.Ý thơ

không bị hạn chế trong một số câu hạn chế (tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú) hoặc không bị dàn

trải khi mạch thơ kéo dài không hạn định. Chẳng hạn như:

Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lý bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn đến trời Bao cô thôn nữ hát trên trên đồi

-Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi

Hổn hển như là lời nước mây

Thầm thì với ai ngồi dưới trúc. Nghe ra ý vị và thơ ngây.

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín

Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng

- Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông vắng nắng chang chang

(Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử)

Có thể kể thêm một số bài tiêu biểu: Tân hôn, Hiện hình, Mộng Làng em - Bích

Khê; Trăng, Huyền diệu. Đây mùa thu tới, Buồn trăng, Đơn sơ, Với bàn tay ấy - Xuân

Diệu; Mùa Xuân chín, Đà Lạt trăng mờ - Hàn Mặc Tử ; Đêm tàn, Hồn trôi - Chế Lan Viên; Buồn, Tràng giang, Dấu chân trên đường, Hồn xa - H u y Cận.

3.2.3.2. Một điểm khác biệt nữa là cách gieo vần. Bài Thất ngôn Đường luật chỉ dùng

vần bằng ở cuối câu đầu và các câu chẵn và bao giò cũng theo một một vần tức là độc vận: 4

câu 3 vần (tứ tuyệt), 8 câu 5 vần (thất ngôn bát cú).

Thấy dân rét mướt nghĩ mà thương

Vậy phải nên ngôi gỡ mối giường

Tay ngọc lần đưa thoi nhật nguyệt.

(Dệt cửi - Lê Thánh Tôn)

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ bay vèo Từng mây lơ lửng trới xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối ôm cây lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

(Thu Điếu - Nguyễn Khuyến)

Thơ mới 7 tiếng, ở cuối mỗi câu đều có gieo vần và hiệp nhiều vần (bằng trắc) theo lối

gieo vần phóng khoáng của thơ Pháp: vần ôm (rimes embrassées), vần liền (rimes

suivies), vần chéo (rimes croisées), vần hỗn hợp (rimés mêlées).

Vần ôm:

Gần nhau làm dáng với làm duyên

Nhưng tuy say mê còn dối lòng

Giấu cả đêm thu lừa trăng trong Có ai yêu đương không thề nguyền?

(Yêu mà chẳng biết - Vũ Hoàng Chương)

Vần liền:

Tôi qua tim nàng vay du dương

Tôi mang lên lầu lên cung Thương

Tôi không bao giờ thôi yêu nàng Tình tang tôi nghe như tình lang.

( Tì Bà - Bích Khê)

Khỏi ốm chiều nay khâu trước cửa

Dừng kim em ngắm rặng xoan tây

Vì đâu, chàng, xoan không đỏ nữa? Rộn ràng là đổ bên sông đầy.

(Hoa xoan - Lưu Trọng Lư)

Vần hỗn hợp:

Trăng vừa đủ sáng để gây mơ

Gió nhịp theo đêm không vội vàng

Khí trời quanh tôi làm bằng tơ Khí trời quanh tôi làm bằng thơ.

... Tiếng đàn thấm dịu dẫn tôi đi

Qua những sân cung rộng hải hồ

Có phải A phòng hay Cô Tô

Lá liễu dài như một nét mi

... Và nàng Lộng Ngọc lấy Tiêu Lang Cưỡi hạc một đêm bay lên trời

Vua Trần Hậu chúa ngắm trăng vàng

Khúc Hậu - đình - hoa đang lên khơi.

(Nhị Hồ - Xuân Diệu)

Thơ mới cũng khác với thơ cổ phong về cách gieo vần. “Thơ Mới” ưa vần bằng, thơ cổ

phong ưa vần trắc. Sau đây là một bài thơ thất ngôn Cổphong liên vận ưa vần trắc:

Đá xanh như nhuộm, nước như lọc T

Cỏ cây hoa lá dệt như vóc T

Trời quang mây tạnh gió hiu hiu,

Mới biết hóa công tay khéo vẽ,

Không mực không thước mà đủ vẻ T

Tay người điểm xuyết ra nước non,

Bể cạn non bộ nhỏ con con B

Sao bằng tiêu dao cùng Tạo hóa

Bốn mùa phong cảnh thật không giả. T

(Cảnh Tạo hóa - Bùi Ưu Thiên)

3.2.3.3. Tuy nhiên một số bài “Thơ Mới” bảy tiếng còn vận dụng lối gieo vần truyền thống: 8 câu 5 vần (thất ngôn bát cú) ,4 câu 3 vần (tứ tuyệt), ở một số bài thơ 7 chữ tự do mỗi khổ 4 câu cũng gieo vần theo thể thơ tứ tuyệt truyền thống.

8 câu 5 vần: (Thất ngôn bát cú) Từ Ô y hạng rũ rê sang

Bóng lẫn đêm thâu tiếng rộn ràng

Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng

Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng

Bồn chồn thương kẻ nương sòng bạc

Lanh lẽo sầu ai rụng giếng vàng?

Tiếng dội lưng mây đồng vọng mãi

Tình hoang mang gợi tứ hoang mang..

(Đêm thu nghe quạ kêu - Quách Tấn)

4 câu 3 vần (Tứ tuyệt)

Hôm nay có một nửa trăng thôi,

Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi...

Ta nhớ mình xa thương đứt ruột.

Gió làm nên tội buổi chia phôi

Khổ 4 câu gieo vần theo thất ngôn tứ tuyệt:

Đây chùm hoa nhỏ khóm yêu đương Đây nụ mơ màng đợi ánh sương Đây lá bâng khuâng run trước gió Đây em, cánh thẹn lẫn cành thương, Tất cả vườn anh rất đợi chờ

Bởi vì em có ngón tay thơ Đến đây em hái giùm đôi lộc

Kẻo tủi lòng anh tủi ước mơ

Bước đẹp em vừa ngự tới đây Chim hòa ríu rít, liễu vui vầy Hãy làm dáng điệu xuân ôm ấp Ánh sáng ban từ một nét tay.

(Dâng - Xuân Diệu)

Điều này chứng tỏ rằng thể “Thơ Mới” 7 tiếng đổi mới nhưng không li khai truyền

thống. Các nhà “Thơ Mới” đổi mới thể thơ này bằng cách khai thác vận dụng thể thơ 7 tiếng

truyền thống, đồng thời tiếp thu có sáng tạo thơ Phương Tây đặc biệt thơ Pháp) để tạo ra thể thơ linh hoạt uyển chuyển có điều kiện chuyển tải trọn vẹn cảm xúc, hơi thở của thời đại.

3.2.4.Thể thơ 8 tiếng:

Sau thể thơ 7 tiếng là thể thơ tám tiếng 194/260/654 bài (bảng 3.2), 41/77/168 (bảng

3.1), một thể thơ mang tính sáng tạo của các nhà “Thơ Mới”. Các nhà nghiên cứu đều thống

nhất rằng, thơ tám tiếng có nguồn gốc ở thể hát nói, chẳng hạn: Hoài Thanh, Phan Cự Đệ cho

rằng “Ca trù biến thành thơ tám chữ” [26, tr. 168] , [110, tr. 42 ], Hà Minh Đức cho rằng: "Các nhà Thơ Mới đã sáng tạo được thể thơ tám từ trên cơ sở khai thác và kế thừa hình thức hát nói của thơ ca dân tộc" [80, tr.119] Phạm Thế Ngũ, "Thơ hát nói biến thành lối thơ tám chữ"[83, tr. 552]. Nhận định đó dựa trên những cơ sở sau đây: Thứ nhất, số tiếng trong câu hát nói không nhất định, có thể từ 4 đến 12, thường là 7 và 8 tiếng, nên nhiều câu trong bài

hát nói có cùng một số tiếng như câu “Thơ Mới” 8 tiếng. Thứ hai, ngắt nhịp ở một số bài “Thơ Mới” 8 tiếng (3/2/3, 3/3/2) - lại trùngvới nhịp của câu hát nói. Đây là một yếu tố cơ bản cho ta

thấy rằng câu tám giữa thể hát nói và “Thơ Mới” giống nhau. Ví như:

Trải bao nhiêu/ngày tháng/hạ thu đông

Ròng rã/nỗi nhớ nhung/xuân có biết.

(Gặp Xuân - Tản Đà)

Đường trong làng/ hoa dại/ với mùi rơm Người cùng tôi/đi dạo/giữa đường thơm

(Đi giữa đường thơm - Huy Cận) Không có cánh/nhưng vẫn thèm/bay bổng

Đi trong sân/mà nhớ/chuyện trên trời Trút thời gian/trong một phút/chơi vơi Ngắm phong cảnh/dưới hai lề /lá cỏ

(Cảm xúc - Xuân Diệu)

Có khi ngắt nhịp 4/4:

Này suối giải oan/này chùa Cửa Võng

Này hang Phật Tích/này động Tuyết Quynh

(Hương Sơn phong cảnh - Chu Mạnh Trinh)

Vừa xịch gối chăn/mộng vàng tan biến;

Dung nhan xê động/sắc đẹp tan tành (Giục giã - Xuân Diệu)

Thứ ba, gieo vần, một số bài “Thơ Mới” tám tiếng vận dụng cách gieo vần của thể hát

nói: dùng cả vần bằng và vần trắc, vần lưng và vần chân.

Lối gieo vần của một đoạn hát nói

Gặp xuân nay/xuân chớ/lạ lùng

Kể từ thuở/biết xuân bốn chín năm về trước Vẫn rượu thơ/ non nước thú làm vui

Đến xuân nay/ ta tuổi/đã năm mươi Tính trăm tuổi/đời người/ta có nửa Còn sau nữa/ lại bao nhiêu/xuân nữa Mặc trời cho/ta chửa/hỏi làm chi Săn rượu đào/xuân uống/với ta đi Chỗ quen biết/kể gì/ai chủ khách

(Gập Xuân - Tản Đà)

và một dạng “Thơ Mới” tám tiếng:

... Em sợ lắm/giá băng tràn mọi nẻo

Trời đầy trăng lạnh lẽo/suốt xương da

Người giai nhân/bến đợi/dưới cây già

Tình du khách/thuyền qua/không buộc chặt

Lời kỹ nữ/đã vỡ/vì nước mắt

Cuộc yêu đương/gay gắt/vị làng chơi

Người viễn du/lòng bận/ nhớ xa khơi

Gỡ tay vướng/để theo lời/gió nước

Xao xác tiếng gà/ trăng ngà/ lạnh buốt

Mắt run mờ/kỹ nữ/thấy sông trôi

Du khách đi/du khách đã đi rồi...

(Lời kỹ nữ - Xuân Diệu)

3.2.4.1. Song phần lớn những bài “Thơ Mới” tám tiếng thường gieo vần chân, lối gieo vần kết hợp vần liên châu với những lối gieo vần trong thơ ca phương Tây (vần liền, chéo, ôm,

hỗn hợp). Đây là điểm đổi mới trong cách gieo vần của “Thơ Mới” so với thể thơ hát nói.

... Một buổi trưa không biết tự thuở nào, Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao,

Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ,

Mà đôi lứa đứng trong vườn tình tự Buổi trưa này xưa kia ta đã đi,

Phải cùng chăng ? Lòng nhớ rõ làm chi!

(Đi giữa đường thơm - Huy Cận)

Vần chéo:

Trời xanh thế! hàng cây thơ biết mấy

Vườn non sao! Đường cỏ rộng bao nhiêu

Khi Phạm Thái gặp Quỳnh Như thuở ấy

Khi chàng Kim vừa được thấy nàng Kiều.

(Xuân đầu - Xuân Diệu)

Vần ôm:

Mãi hôm nay, ôi nửa kiếp trông chờ! Người mới đến, tay chèo khua nhẹ sóng Tóc trễ nãi trên lưng còn bỏ thỏng, Vòng hoa đào ôm lệch trán ngây thơ

(Chậm quá rồi - Vũ Hoàng Chương)

Vần hỗn hợp:

Trong nhà tranh một mình tôi than thở Với cây đào, tập giấy. Các anh xa. Sáng hôm nay, sương biếc tỏa mờ mờ Như sương khói, đượm đầu cau, mái rạ, Ánh hồng tía rắc ngọc châu trên lá, Trời trong xanh chân trời đỏ hây hây,

Tiếng chim xanh nhí nhảnh ở trong cây,

Cảnh vui thế, sao tôi còn buồn nữa?

(Lựa tiếng đàn - Thế Lữ)

3.2.4.2. Về phương diện cấu trúc, “Thơ Mới” 8 tiếng so với thể hát nói có những điểm đổi mới cơ bản. Bài hát nói bình thường gồm có 11 câu, chia 3 khổ (khổ đầu 4 câu, khổ giữa 4 câu, khổ cuối 3 câu) hay còn gọi là đủ khổ. Tuy nhiên bài hát nói cũng có khi biến cách trở thành thiếu khổ, chỉ 7 câu (Tiễn biệt - Cung Thúc TThiềm, Cậu Mán – Trần Tế Xương) hay dôi khổ, dôi một khổ có 15 câu (Chí làm trai – Nguyễn Công Trứ), dôi 2 khổ có 19 câu (Con tạo

ghen ghét -Nguyễn Công Trứ), dôi 3 khổ, 23 câu (Nhàn - Nguyễn Công Trứ). Ngoài ra có

mưỡu đầu (Cảm thu - Nguyễn Công Trứ, Ông phổng đá - Phan Văn Ái) hoặc mưỡu

hậu (Hương Sơn phong cảnh - Lê Thánh Tôn, Cầm kỳ thi tửu - Nguyễn Công Trứ), hoặc cả

mưỡu đầu hoặc mưỡu hậu ở một bài hát nói (tặng cô Đào Ngân - Nông Sơn Nguyễn Mộng

Cơn, Vịnh Xích Bích - Nguyễn Công Trứ)

Cấu trúc bài “Thơ Mới” 8 tiếng hết sức tự do và thường là những bài dài. Bài ngắn nhất

có 8 câu (Bàn chân - Bích Khê), bài dài 68 câu (Dối trá - Xuân Diệu), bài thơ được chia khổ, đoạn cũng hết sức tự do. Vị trí các khổ, đoạn tùy thuộc vào cảm xúc, ý thơ, mạch thơ chứ

không theo cái khuôn hình thức có sẵn. Có thể là 3 (8 câu - 20 câu - 2 câu, Đa tình - Xuân

Diệu), là 5 (2 câu - 4 câu - 2 câu - 4 câu, Sương mờ - Xuân Diệu) là 4 (8 câu - 1 câu - 7 câu – 11 câu, Tình mất - Huy Cận)...

3.2.4.3.Ngoài ra cũng thấy rằng so với thể thơ tám tiếng của Phan Bội Châu và Ca dao, “Thơ Mới” tám tiếng cũng có điểm đổi mới rất cơ bản.

Bùi Văn Nguyên trong Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại đưa ra 2 thí dụ, một về ca dao toàn tám tiếng. Xin trích dẫn sau đây:

Con gái đang thì nên con gái,

Cái áo em mặc chải chải hoa hồng,

Trong yếm dải hồng, chuổi xe con toán Cái quai dấu chạm em dôi dôi trên đầu Cái nhôi dấu gấp quấn vào đỏ chói, Lỗ miệng em nói có hai đồng tiền

Như cánh hoa sen giữa ngày mới nở,

Mẹ em đi chợ, có kẻ gánh gồng

Anh đứng anh trông, má hồng đỏ thắm, Anh đứng anh ngắm đẹp đẽ làm sao. - Con cháu ông nao chân đi đẹp đẽ! Anh có vợ rồi chẳng lẽ anh sêu?

Một thí dụ về thơ Phan Bội Châu phỏng theo thể thơ tám từ ca dao, qua bài “Nghĩa vụ

đối với quốc gia”:

Góp nghìn ức nhà mới gây nên nước,

Nước có quyền nước, mới giữ được nhà, Nước tức là nhà, nhà tức là nước,

Vậy nên nhà nước hai chữ liền nhau

Nước là nhà to, nhà là nước nhỏ Cơ đồ tiên tổ thành quách non sông Xương trắng máu hồng, gây nên gấm vóc,

Con Hồng cháu Lạc, nối nghiệp đời đời

Ruộng ta ta cấy, ruộng ta ta phá Nhà ta ta à, của ta ta ăn

Ai là quốc dân, nghĩa chung thờ nước.

Mất còn sống thác, cùng nước thủy chung...

Tác giả đi đến khẳng định thể tám tiếng trong ca dao, và trong thơ Phan Bội Châu "thật ra cũng chỉ là thể hỗn hợp của 4 từ mà thành 8 từ, vần chân câu trên bắt xuống vần lưng câu dưới và cứ thế mà tiếp diễn theo kiểu nói lối" [80, tr. 218].

Khảo sát 56 bài thơ tám tiếng của Phan Bội Châu sáng tác các năm 1926 -1927 gồm các

tập Nam quốc dân tu tri (24 bài), Nữ quốc dân tu tri (25 bài) do Giác quân thư xã - Hà Nội

xuất bản năm 1929 và Thuốc chữa dân nghèo. Tất cả được Chương Thâu sưu tầm in lại trong

tiếng (ở hát nói là một thể hỗn hợp). Một điều đáng chú ý là câu thơ tám tiếng của Phan Bội Châu đều được ngắt nhịp 4/4 gieo vần chân và vần lưng. Sau đây là một bài thơ tám tiếng trong tập: Nam quốc dân tu tri:

Là người thợ giỏi, óc là thầy hay

Tai mắt chân tay lại như máy điện

Soi vào thời hiện, như bức gương treo.

Gõ đến thời kêu, như chuông nhà Phật

Có trời nghiêm ngặt, chẳng quý mà linh.

Là bởi tính mình, tự nhiên cảm giác

Vui mừng thương giận, chạm thời biết ngay.

Phải trái dở dang, đụng đâu biết đó. Tính ta trời phú, nào phải đá cây. Hai chữ lương tri, thực là thầy thợ.

(Tính tự giác - Phan Bội Châu)

Thật ra câu 8 ở đây chỉ là 2 câu 4 hợp thành, khác với câu tám tiếng trong “Thơ Mới” .Từ những khảo sát trên, chúng tôi thấy rằng thể tám tiếng của “Thơ Mới” phát triển từ thể hát nói;

song có những điểm khác với hát nói. Điều đó chứng tỏ rằng thể tám từ là một thể thơ giàu

tính sáng tạo của phong trào “Thơ Mới”.

Xét trên phương diện đồng đại, thơ Cách mạng 1930 - 1945 mà đặc biệt là Từ ấy - Tố

Hữu đã sử dụng nhiều phương tiện và phương thức biểu hiện của phong trào “Thơ Mới”.

Khảo sát 71 bài thơ trong tập Từ ấy, xem bảng 3.5 của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức [80,

Một phần của tài liệu thơ mới và sự đổi mới nghệ thuật thơ trong thơ việt nam hiện đại (Trang 121 - 134)