7. Đóng góp mới của luận án:
2.2.5. Cảm hứng về thiên nhiên
Thiên nhiên là một nguồn đề tài muôn đời của thơ ca, là đối tượng vĩnh hằng, là nguồn
cảm hứng vô tận của thi sĩ. Nhưng mỗi thời đại, với quan niệm về thế giới khác nhau, thiên
nhiên được cảm nhận, tái tạo phong phú, đa dạng và lệch pha. Dưới ngòi bút của các nhà “Thơ
Mới”, thiên nhiên như vừa mới được phát hiện ra.
2.2.5.1. Nét riêng của “Thơ Mới” trong cảm quan thiên nhiên.
Thiên nhiên trong “Thơ Mới” mang màu sắc cá thể hóa rõ rệt. Trong thơ cổ, thiên nhiên
tồn tại như tín hiệu báo mùa, như sự ghi dấu thời gian, tuần hoàn, theo chu kỳ vận động của
trời đất (xuân, hạ, thu, đông). Nhà thơ hầu như hòa quyện, hóa thân vào thiên nhiên nên không để lộ cá tính và biểu hiện ra như là khách quan, chẳng hạn, bài thơ "Vịnh mùa đông" của
Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng
Chẳng vì rét mướt bỏ mùa đông.
Mây về ngàn Hống đen như mực
Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng. Cảo mực hơi may ngòi bút rít,
Phiếm loan cưởi nhuốm sợi tơ chùng
Bốn mùa ví những xuân đi cả
Góc núi ai hay sức lão tùng?
hoặc bài thơ "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền con bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Thiên nhiên trong “Thơ Mới” thấm đẫm tình cảm chủ quan, mang màu sắc cá thể hóa rõ
rệt. Nhưng bức tranh thiên nhiên nội tâm của “Thơ Mới” không xóa bỏ tính khách quan riêng
biệt của khách thể, chẳng hạn:
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Đây thôn Vỹ Dạ - Hàn Mạc Tử)
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
(Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)
Và các bài "Tiếng trúc tuyệt vời", "Tiếng sao thiên thai" của Thế Lữ, "Mùa xuân chín" của Hàn Mạc Tử; "Tràng giang", "Thu rừng" của Huy Cân; "Buồn trăng", "Thu", Nguyệt Cầm" của Xuân Diệu. Mỗi bài thơ là một thế giới tâm hồn riêng của nhà thơ, đồng thời
là một bức tranh thiên nhiên sinh động quyến rũ.
Thiên nhiên trong “Thơ Mới” được cảm nhận trong thế vận động. Thơ xưa, thiên nhiên
thiên về tĩnh hơn về động. Bởi một lẽ, các nhà nho xưa xem thiên nhiên là nơi dinh dưỡng tinh thần, đem lại trạng thái cân bằng cho tâm hồn con người. Do vậy những lúc thất thế, hoặc chán cảnh đua chen nơi kinh kỳ, họ lại trở về với thiên nhiên, vàhọ làm thơ về thiên nhiên để tỏ cái
chí, cái tâm. Với “Thơ Mới”, thiên nhiên được nhìn ở trạng thái động và hơn thế nữa, nhà thơ
còn cảm nhận sự thay đổi, chuyển mình của cảnh vật. Ta có thể bắt gặp trong các tựa đề
như: "Xuân về", "Xuân rụng", "Mùa xuân chín", "Thu về", "Đây mùa thu tới" hoặc những câu thơ biểu hiện sự vận động của cảnh vật: “... Trăng từ viễn xứ. Đi khoan thoi lên ngự đỉnh trời tròn" (Xuân Diệu), "Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối. Gió thu lọt cửa cọ mài chăn" (Hàn Mạc Tử). Không chỉ cảnh vật thay đổi mà tâm trạng của con người cũng thay đổi, "Cứ như sóng, lúc lăn tăn, lúc ào ạt, càng lúc càng ào ạt; thoạt đầu chỉ là nỗi buồn, một nỗi nhớ đìu hiu xa
vắng, nhè nhẹ bâng khuâng, sau dần dần trở thành quay quắt, cồn cào, cuối cùng, ngỡ như
nhà thơ không chịu đựng nổi phải gào lên'' [93, tr. 171] :
Anh nhớ tiếng, Anh nhớ hình, Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi.
(Xuân Diệu)
Trong “Thơ Mới” con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên. Các nhà thơ trung đại xem
con người là một tiểu vũ trụ, hòa tan trong thiên nhiên, bắt chước thiên nhiên. Do vậy, thơ họ
lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho con người. Về chuẩn mực đạo đức, họ nâng một số hình
ảnh của thiên nhiên như: ngư, tiều, canh, mục thành biểu tượng của đạo đức. Về chuẩn mực
thẩm mỹ họ coi cái đẹp của thiên nhiên là chuẩn mực cho cái đẹp của con người, thể hiện qua
nước hồ thu ...Trái lại, các nhà “Thơ Mới” xem con người là trung tâm của thế giới, con ngưòi
sáng tạo ra thế giới thứ hai. Do vậy, thơ họ lấy cái đẹp con người làm chuẩn mực cho cái đẹp
thiên nhiên . Xuân Diệu đưa ra cách so sánh mới:
Lá liễu dài như một nét mi
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Mây đa tình như thi sĩ thời xưa.
(Xuân Diệu)
Và Huy Cận:
Gió đưa hơi, gió đưa hơi
Lá thơm như thể da người: lá thơm
(Trông lên)
Thiên nhiên trong “Thơ Mới” gần chúng ta hơn. Trong thơ cổ thiên nhiên có tính cách
ước lệ. Nhà thơ xưa khi tả cảnh, không trực tiếp quan sát thực tại mà lồng tâm hồn mình vào
những khung, những hình ảnh, những màu sắc đã có sẵn trong nghệ thuật cổ truyền. Như cảnh
tuyết phủ đầu non, trăng chìm đáy nước, gió đùa khóm trúc, chim nhạn đầu ghềnh mà ta
thường thấy trong các bức tranh Trung Quốc. Thiên nhiên trong “Thơ Mới” thoát khỏi ước lệ
nên cảnh gần chúng ta hơn. Nhà thơ lãng mạn cũng có lối tả cảnh chủ quan, cũng biến đổi
cảnh theo tâm trạng nhưng bảo đảm tính khách quan của cảnh. Bởi vì họ ý thức thiên nhiên là
một thực thể khách quan tồn tại song song với chủ thể nhà thơ, nó có vẻ đẹp tự thân, hoàn tất
không phụ thuộc vào tâm trạng con người. Mặc dù, họ là những người thích mơ mộng nhưng
dựa vào thực tế mà mơ. Cho nên cảnh trong thơ gần chúng ta hơn. Nào là cảnh xuân về "trên giàn thiên lý bóng xuân sang", cô gái quê gánh thóc "dọc bờ sông trắng nắng chang chang" (Hàn Mạc Tử), cảnh "chợ tết", "Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết, Con gà sống mào thâm như cục tiết. Một người mua cầm cẳng dốc lên xem" (Đoàn Văn Cừ). Cái nhìn trực tiếp
và chân xác vào sự vật là một điều mới mẻ của “Thơ Mới”, giúp thơ hướng về thực tại, góp
phần đưa thơ hòa nhập vào thơ ca hiện đại. Có lẽ vì thế mà Hoài Thanh cho rằng “Thơ Mới”
ưa tả chân.
Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nhất là mùa xuân. Xuân đến, khí trời ấm áp, vạn vật tràn trề nhựa sống, gợi nguồn cảm hứng cho thi nhân. Nguyễn Bính có các bài "Mùa xuân xanh", "Xuân về". Không gian mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính “là cả một màu xanh”, màu xanh bao
la của cánh đồng lúa, màu xanh trên cỏ mộ, màu xanh của lũy tre làng và cả “Cái thắt
lưng” của người yêu. Trong không gian của mùa xuân ấy còn mang hương vị đậm đà của
đồng quê. Bài "Xuân về" là cảm hứng về mùa xuân ở làng quê được biểu hiện bằng thể thơ 7 tiếng (sở trườg của Nguyễn Bính ở đề tài này là thể lục bát) nhưng không mất đi nét chân quê
của hồn thơ mà trái lại càng tăng sức sống mùa xuân, càng đậm đà hồn quê.
Đã thấy xuân về với gió đồng
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong ... Thong thả dân gian nghỉ việc đồng Lúa thì con gái mượt như nhung Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng
(Xuân về)
Mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính rất trẻ, giàu sức sống và đậm đà tình quê.
Hàn Mạc Tử có "Mùa xuân chín", "Xuân đầu tiên", "Đêm xuân cầu nguyện", "Ra
đời". Mùa xuân thường được ví với sự khỏi đầu. Mùa xuân trong thơ Hàn Mạc Tử là sự khỏi
đầu của đất trời và con người, mang vẻ đẹp trinh nguyên, huyền bí và thiêng liêng của cuộc sống.
Thuở ấy càn khôn mới dựng lên
... Trái cây bằng ngọc, vỏ bằng gấm
Còn mặt trời kia tợ khối vàng Có người trai mới in như nguyệt Gió căng hơi và nhạc lên ngàn.
Mùa xuân trong thơ Hàn Mạc Tử còn là mùa xuân của đất trời và con người trong thực
tại với những hình ảnh rất thật và giàu màu sắc nhưng không kém phần mộng mơ: Với nắng
ửng, khói mơ, mái nhà tranh lấm tấm vàng, tà áo biếc, được đặt trên thảm cỏ xanh tươi càng làm căng sức sống của mùa xuân:
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang
…
Sóng cỏ xanh tươi gọn tới trời
Trong không gian mùa xuân đầy màu sắc tươi vui và ấm áp, con người cũng rạo rực tình xuân:
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
(Mùa Xuân chín)
Hàn Mạc Tử viết nhiều về mùa xuân, có một mùa xuân lý tưởng mà đất trời và con người
còn mang vẻ nguyên sơ và cũng có một mùa xuân hiện diện trước mặt chúng ta đầy ấn tượng:
mùa xuân chín. Tất cả để có mùa xuân trong thơ, trước hết tâm hồn nhà thơ đầy sức xuân, yêu
thiên nhiên, yêu đời và tha thiết với đời.
Trong phong trào “Thơ Mới”, cảm hứng về mùa xuân thường tươi đẹp, đầy sức xuân và
hồn xuân. Chế Lan Viên cũng ghi được nhiều hình ảnh về mùa xuân khá độc đáo:
Pháo nổ đưa xuân về vang động
Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong
Cỏ non biếc giãi mình chờ nắng rụng.
Bến lau già, theo gió uốn lưng cong.
Vài quả xanh khảm bạc hớ hênh phô
Xoan vươn cánh khoèo mặt trời rực rỡ
Bên bóng râm lơi lã nhẹ nhàng đu (Xuân về)
“Xuân về” là một bức tranh xuân sinh động: âm thanh náo nức, tiếng pháo nổ, tiếng
chim hót ríu rít; màu sắc đẹp: màu vàng của nắng, màu xanh của cỏ; màu đỏ của pháo, màu
hồng của đào, màu trắng của sương mai; hình ảnh mới mẻ, gợi cảm, lãng mạn: "Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngủ" "Xoan vươn cành khoèo mặt trời rực rỡ..."
Xuân Diệu có "Nụ cười xuân", "Xuân rụng", Xuân đầu", "Xuân không mùa". Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu là "xuân lòng"
Xuân của đất trời nay mới đến Trong tôi xuân đã đến lâu rồi Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.
(Nguyên đán)
và là xuân tình yêu:
Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời Sao buổi đầu xuân êm ái thế!
Cánh hồng kết những nụ cười tươi.
(Nụ cười xuân)
Trong thơ Bích Khê, mùa xuân là cả một sức sống được cách tân:
Hỡi lời ca man dại Điệu nhạc thở hơi rừng Đêm nay xuân đã lại
(Xuân tượng trưng)
Còn trong thơ Nguyễn Xuân Sanh, mùa xuân biểu tượng cho sự giàu có, phong phú của
thiên nhiên:
Lẵng xuân. Bờ giữ. Trái xuân sa Đáy đĩa. Mùa đi. Nhịp hải hà.
(Buồn xưa)
Bên cạnh cảm hứng về mùa xuân là cảm hứng về mùa thu. Trời thu cao rộng, gió thu hắt
hiu, nắng thu vàng nhạt, lá thu vàng rơi, khí thu lành lạnh, gợi nên nỗi sầu man mác là nguồn
cảm hứng vô tận cho thi nhân từ xưa.
Mùa thu càng gợi cảm hơn, có hồn hơn khi tâm hồn thi nhân say men cảm hứng của chủ
nghĩa lãng mạn phương Tây, của thơ Pháp. Bài "Tiếng thu" của Lamartine, "Tiếng hát mùa thu" của Baudelaire, "Tiếng hát mùa thu" của Verlaine đều bộc lộ những cách cảm nhận tinh
tế của thi nhân trước mùa thu. Cách cảm nhận mới ấy ảnh hưởng đến nhiều bài thơ về mùa thu
của các nhà thơ trong phong trào “Thơ Mới” như Xuân Diệu, Huy Cận...
Xuân Diệu viết rất nhiều bài thơ về mùa thu, (Đây mùa thu tới, Ý thu, Thu). Mùa thu
trong thơ ông vừa mang nỗi sầu man mác của mùa thu thơ ca truyền thống vừa mang nỗi buồn của một nhà thơ lãng mạn. Có điều Xuân Diệu khác các thi nhân xưa ở chỗ, ông "có cảm nhận tinh tế, kết hợp được ý thức sáng tạo với sự nhạy cảm của các giác quan" (Hà Mình Đức) . Do
đó nhà thơ nắm bắt được khoảnh khắc tế vi nhất của sự giao chuyển mùa. "Đây mùa thu
tới" bắt đầu là cảm nhận về thị giác:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới. Mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Không dừng ở cái nhìn từ xa, mà nhà thơ len vào hồn thu, cảm nhận thu bằng cảm giác,
chỉ bằng cảm giác bên trong mới phát hiện được sự phủ định lẫn nhau "sắc đỏ rũa màu xanh", "những luồng run rẩy rung rinh lá" của sự vật ở thời khắc giao thời. Xuân Diệu có lần tâm sự: "Điều mình muốn nói...là giao cảm bên trong. Phải có sự quan sát, lắng nghe tinh tế mới
bắt được những rung động thiên nhiên. Không phải là sự mô phỏng hiện tượng thiên nhiên mà là giao cảm tinh vi." Cuối cùng bằng cảm giác nhà thơ nghe mùa thu đã về rất rõ rệt:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò.
Mùa thu đến, cơn gió lạnh đầu mùa đã về cỏ cây thay màu lá, và các cô gái đang chờ đợi,
nhớ mong, khao khát một điều gì.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?
Và một bài thơ khác, bài "Thu" tác giả viết:
Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm
Hây hây thục nữ mắt như thuyền.
Với "Mùa thu tới", Xuân Diệu mở rộng các giác quan để cảm nhận bước đi của mùa thu,
và cảm nhận tâm trạng bâng khuâng, nhớ nhung, trông đợi của thiếu nữ khi mùa thu đến.
Mùa thu dưới ngòi bút Xuân Diệu luôn chuyển động và biến đổi -"Gió thầm mây lặng
dáng thu xa. Mới tạnh mưa trưa chiều đã tà. Buồn ở sông xanh nghe đã lại. Mơ hồ trong một
tiếng chim qua"(Thu). Chỉ bằng cảm giác, ấn tượng, liên tưởng nhà “Thơ Mới” phát hiện
ra "Bông hồng rứt cánh rơi không tiếng" (Ý thu), "Cành biếc run run chân ý nhi" (Thu), một sự chuyển động và biến đổi rất tinh vi.
Viết về mùa thu, cũng như Xuân Diệu, nhiều nhà thơ trong phong trào “Thơ Mới” cũng
đã cảm nhận sự chuyển đổi của cảnh vật khi cơn gió mùa thu về. Tinh tế hơn thi nhân còn cảm nhận được bước đi của mùa thu từ xa tới gần, từ bắt đầu cho đến "chín", từ ảo đến rõ rệt; chẳng hạn bức tranh "'thu rừng" rất gợi cảm của Huy Cận:
Nai cao gót lẫn sương mù
Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về
Sắc trời trôi nhạt dưới khe
Chim đi, lá rụng, cành nghe lạnh lùng.
Nguyễn Bính “Bắt gặp mùa thu” đang tiếp nối mùa hạ:
Bên song hoa lựu cũng phai hường
Và cuối cùng mùa thu chiếm lĩnh cả không gian:
Sớm mai lá úa rơi từng trận
Bắt gặp mùa thu khắp nẻo đường.
(Bắt gặp mùa thu)
Bích Khê bằng hình tượng cây ngô đồng với hình ảnh điệp lá vàng rơi, vàng rơi đã gợi
một nỗi buồn dịu nhẹ, vương vấn trong không gian thu mênh mông:
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông. (Tỳ Bà - Bích Khê)
Là hai câu thơ về mùa thu, được tác giả Thi Nhân Việt Nam đánh giá "hay vào
bậc nhất" trong thơ Việt Nam.
Hoặc trong "Thu" của Chế Lan Viên "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư, "Tình quê", "Cuối thu" của Hàn Mạc Tử, "Mùa thu đã về" của Vũ Hoàng Chương...
Nếu Hè và Đông là hai mùa đối lập gay gắt giữa nóng và lạnh, thì Xuân và Thu có một
nét tương đồng, đó là sự bắt đầu ấm và mát. Chính khí ấm của mùa xuân và mát của mùa thu
gây ấn tượng mạnh đối với thi nhân. Nói như Xuân Diệu: “Xuân và thu là hai bình minh trong
một năm, sự thay đổi hệ trọng nhất của tâm hồn. Và bởi vậy thu cũng là một mùa xuân. Đầu