7. Đóng góp mới của luận án:
2.2.2. Cảm hứng về cái buồn, cái cô đơn
Cái tôi “Thơ Mới” ở cái thể lưỡng giá của cá tính lãng mạn vừa tự khẳng định với biết
bao mơ ước, yêu đời, yêu cuộc sống, vừa tự phủ định với tâm trạng cô đơn, chơi vơi, đau buồn.
2.2.2.1. Trong thơ cũ không hiếm chuyện cô đơn, sầu não, nhưng cái buồn, cái cô đơn đều có duyên cớ: nỗi đau nhân tình của nàng Kiều ở xã hội phong kiến trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du, nỗi cô đơn nhớ nhung khắc khoải vì chiến tranh của người thiếu phụ trong Chinh
phụ ngâm của Đặng Trần Côn, nỗi buồn tê tái, cô đơn rợn ngợp của người Cung nữ bị thất
sủng trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, lời than vãn cho kiếp hồng nhan nổi
nênh của Hồ Xuân Hương, tiếng thở dài ngao ngán với nỗi vinh nhục ê chề trên đưòng hoạn lộ
của Nguyễn Công Trứ. Nhưng buồn, cô đơn chưa trở thành tâm trạng phổ biến trong thơ cũ.
2.2.2.2. Đến “Thơ Mới” buồn và cô đơn nhiều khi vô cớ và trở thành tâm bệnh chung
của cả một thế hệ thi sĩ. Từ Thế Lữ, Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận,
Xuân Diệu, Nguyễn Bính đến Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương v.v... Từ chuyện nắng lên,
chiều xuống, đến xuân qua thu đến, từ chuyện "ngày tháng phôi pha" đến chuyện "cuộc đời quanh quẩn", từ chuyện "linh hồn tù hãm" đến chuyện "thân thể bùn lầy". Sở dĩ cái buồn trong “Thơ Mới” đã trở thành tâm bệnh chung của cả một thời đại thi ca bởi vì nó gắn liền với
sự khẳng định cái tôi cá nhân, với quan niệm nghệ thuật. Điều đáng nói là các nhà “Thơ Mới”
không che đậy nó mà lại muốn phơi bày ra, không tránh né mà triền miên trong nỗi buồn, sự cô đơn. Họ xem buồn, cô đơn là "dấu hiệu của cái đẹp" [130, tr. 52], là cái thú, là lý tưởng thẩm mỹ. Chế Lan Viên viết trong tựa của Vàng Sao : "Tôi tin vào chân lý của hạt lệ, như
chân lý của ngọc đêm, sương sáng, muối biển, sao trời" (Chế Lan Viên - Tựa Vàng Sao) và
Huy Cận viết trong “Kinh cầu tự”: "Cái đẹp bao giờ cũng hơi buồn". Thế Lữ viết: “Trên
"Đôi mắt cô em như say như đắm. Như buồn in hình ảnh giấc mơ xa"(Nhan sắc). Lưu Trọng
Lư: "Thuyền yêu không ghé bến sầu. Như đêm thiếu phụ bên lầu không trăng” (Một mùa
đông).
Tâm trạng buồn, cô đơn cũng thường thấy trong văn học lãng mạn phương Tây, đặc biệt
văn học lãng mạn Pháp. Vigny (1797 - 1863) viết: "Tôi yêu quí sự cao cả của những nỗi đau thương của con người". Còn Musset (1806 - 1853), cho rằng” "Tuyệt vọng nhất là những tiếng hát đẹp nhất". Từ ý thức sáng tạo đến những vần thơ thắm đẵm vị buồn, cô đơn, chẳng hạn: Cô đơn (l’Isolement), Hồ (Le lac),Mùa thu (l’Automnè) của Lamartine; Những đêm (Les
Nuits) của Musset; Khúc hát mùa thu (Chanson d'Automme) của Paul Verlaine... Nhận định
về chủ nghĩa lẵng mạn phương Tây thế kỷ XIX Lê Hồng Sâm và Đặng Thị Hạnh cho
rằng: "Đơn độc và u buồn đó là nét chung của nhân vật trung tâm". Và Lê Đình Kỵ cho rằng: "Nỗi đau, cái buồn, trạng thái cô đơn vô vọng cũng thường thấy trong văn chương nhiều
nước, nó được coi như một thứ tâm bệnh của thời đại” (mal du siècle) [60, tr. 20].
Các nhà “Thơ Mới” "là những thanh niên tiếp thu học vấn ở nhà trường, biết tiếng
Pháp, yêu văn hóa phương Tây và văn hóa Pháp, thấm nhuần thơ Pháp" tất nhiên cả nỗi buồn trong thơ Pháp. Xuân Diệu nhớ lại:" Verlaine dạy tôi buồn, dạy tôi ý thức về nỗi buồn khi tôi buồn, dạy tôi rút ra từ nỗi buồn của tôi những lời thơ đẹp" [85, tr. 82]. Họ lại sống trong bối
cảnh xã hội thuộc địa Việt Nam. Sau những cuộc khủng bố đàn áp, khủng hoảng kinh tế, một
thế hệ thanh niên thiếu chỗ dựa, thiếu niềm tin đưa đến khủng hoảng tinh thần, tâm trạng buồn và cô đơn như càng đè nặng lên cuộc đời của họ. Chính vì thế mà trong “Thơ Mới” âm hưởng
chung là buồn và cô đơn: Có cái trạng thái buồn và cô đơn của một cá nhân và cũng có trạng
thái buồn và cô đơn của cả một thế hệ. Mỗi cá nhân là một cảnh đời, mỗi thi nhân là một ốc
đảo, do vậy có trạng thái buồn và cô đơn như chịu đựng thầm lặng, có trạng thái như muốn
vùng vẫy muốn thoát ra. Nhìn chung các nhà “Thơ Mới” mang một tâm trạng "yêu đời nhưng
đau đời".
Thơ Xuân Diệu bộc lộ rỗ tính chất lưỡng giá của cái tôi “Thơ Mới”. Nghĩa là bên cạnh lòng yêu đời, ham sống và niềm quyến luyến con người là cái buồn, cái cô đơn không ảo não như Huy Cận, không bi đát như Hàn Mạc Tử, không tuyệt vọng như Vũ Hoàng Chương mà cái buồn vô cớ, êm nhẹ:
Hôm nay trời nhẹ lên cao Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn ...
...Êm êm trời ngẩn ngơ chiều Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn...
(Chiều)
Không gì buồn bằng những buổi chiều êm
Mà ánh sáng điều hòa cùng bóng tối... Anh một mình nghe tất cả buổi chiều
Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh.
(Tương tư chiều)
Có khi nhà thơ buồn trước cảnh thiên nhiên chuyển mùa: Xuân đi, Thu đến: "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng" (Mùa thu tới), "Những chút hồn
buồn trong lá rụng, Bị nhàu ai tưởng dưới trăm chân" (Ý thu). Lại buồn khi gió sớm bay
về: "Gió sáng bay về thi sĩ nhớ. Hương ai không biết đứng buồn trăng" (Buồn trăng), buồn cùng trăng: "Trăng ngà lặng lẽ như bông tuyết. Trong suối không gian tịch mịch đời" (Buồn
trăng). Nỗi buồn trước thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu thường diễn ra trong từng khoảnh
khắc, có khi ập đến bất ngờ và tan biến rất nhanh nên rất mơ hồ:
Buồn ở sông xanh nghe đã lại
Mơ hồ trong một tiếng chim qua. (Thu)
Gió theo trăng từ biển thổi qua non.
Buồn theo gió lan xa từng thoáng gợn.
(Lời kỹ nữ)
Như Hoài Thanh nhận xét về nỗi buồn ấy: "Chỉ có trong thơ Xuân Diệu mới có những
thoáng buồn rợn rợn như vậy "[110, tr. 105].
Về nhân tình thế thái, nỗi buồn của Xuân Diệu tiêu biểu cho nỗi buồn chung của cả một
thế hệ: u uất.
Buồn thế hệ ta cũng đau u uất. Chúng ta đau, thôi em tới đây mà
(Sầu)
cơ cực đời thường cơm áo ghì sát đất: "Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt. Cơm áo không đùa với khách thơ" (Giới thiệu), ngột ngạt, tù đọng không có lối thoát: "Chúng ta nay trong cuộc thế ao tù. Đốt điếu thuốc chiêu hồn sương quá khứ" (Mơ xưa).
Và còn nữa nỗi buồn riêng tư rất Xuân Diệu. Mới bước vào tình yêu nhà thơ đã cảm thấy
đem thân đầy đọa giữa xứ phiền:
Vì sao gặp mặt buổi đầu tiên Tôi đã đày thân giữa xứ phiền.
(Vì sao)
Rồi tình yêu không được đền đáp, khi "Lòng anh là một cơn mưa lũ. Đã gặp lòng em là lá khoai". (Nước đổ lá khoai). Nhà thơ đã hóa thân thành nàng kỹ nữ bởi giữa nhà thơ và kỹ
nữ cùng chung một số phận yêu đời tha thiết nhưng bị đời ghẻ lạnh. Do vậy giữa họ chắc ai
sầu hơn ai: "Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn, Chớ để riêng em, phải gặp lòng em" (Lời kỹ nữ).
Có lẽ chưa nhà thơ nào kể cả cùng thời với Xuân Diệu nói được cái cô đơn đến rợn ngợp
của con người: “Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo. Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương
da”. So sánh với người Tỳ bà phụ, Hoài Thanh khẳng định "Người kỹ nữ của Xuân Diệu cũng bơ vơ như người tỳ bà phụ. Nhưng nàng không lặng lẽ buồn, ta thấy nàng run lên vì đau khổ",
[1120, tr. 105]. Dù có được đền đáp, gắn bó khăng khít, nhà thơ vẫn ám ảnh bởi mặc cảm xa
cách:
Dầu tin tưởng một trời một mộng
Em là em, anh vẫn cứ là anh
Có thể nào qua vạn lý trường thành Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật.
(Xa cách)
Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ.
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ.
Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ. (Trăng)
Nỗi cô đơn như một định mệnh đeo đuổi, bám riết nhà thơ, càng về sau càng trơ trọi, đơn
độc:
Tôi như chiếc thuyền hư không bến đỗ. Tôi là một con chim không tổ
Lòng cô đơn hơn một đứa mồ côi (Dối trá)
Điều đáng quý là nỗi cô đơn dù có chiếm hết khoảng trời thơ của Xuân Diệu cũng không đưa nhà thơ đến chỗ bi quan, bế tắc mà trái lại nhiều khi là niềm tự hào, niềm khoái cảm thẩm mỹ:
Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta.
(Hy Mã Lạp Sơn)
Cảm hứng về cái buồn, cái cô đơn trong thơ Huy Cận rất phong phú: "Nỗi buồn nơi quán
chật đèo cao, nỗi buồn của sông dài trời rộng, nỗi buồn của người lữ thứ dừng ngựa trên non,
buồn đêm mưa, buồn nhớ bạn, buồn khi nắng lên, buồn khi chiều xuống, buồn cả khi không
còn thấy những dấu chân trên đường [8, tr. 23]. Có lẽ Huy Cận là người hay buồn nhất. Chính thi nhân tự xưng như tâm sự:
Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm
Gió trăng ơi nay còn nhớ người chăng? Hơn một lần chàng đã gởi cho trăng
Nỗi hiu quạnh của lòng buồn không cớ.
(Mai sau)
Khác với Xuân Diệu, hai tay bám chặt vào đời, Huy Cận tìm về những cảnh xưa, ở đó thi
nhân "đã có lần nhác thấy cái xa thẳm của thời gian và không gian" đã nghe trong hồn "hơi
gió lạnh buốt từ vô cùng đưa đến". Không rùng mình hay hốt hoảng, với cái điềm đạm của
Một chiếc linh hồn nhỏ.
Mang mang thiên cổ sầu.
(Hồn xa)
Song có điềm đạm đến đâu, trước cái vũ trụ vô cùng mà thi nhân thiếu nơi nương tựa, trong tình yêu và cả Thượng đế cho nên chàng "thấy mình lạc loài giữa cái mênh mông của
đất trời cái xa vắng của thời gian. Lời thơ vì thế mà buồn rười rượi (Hoài Thanh). Trong 50
bài của tập Lửa thiêng có 40 bài (80%) là những bản ngậm ngùi dài, những bài còn lại "vui
hấp tấp, vui quấn quýt vì trong lúc vui người cũng biết buồn đương chờ mình đâu đó. Có thể
nói thơ Huy Cận không được vui " Thơ Huy Cận buồn, "cái buồn Huy Cận là cái thương vô hạn hóa thành cái sầu vô cùng" (Xuân Diệu).
“Linh hồn của Huy Cận là linh hồn của trời đất” nhạy cảm với cái buồn, một cái buồn
vời vợi dàn ra cho đến hư vô. ''Huy Cận quá cảm nghe cái mênh mông thì giọng thơ của người
cũng lây cái sầu của vũ trụ". Khi đứng trước cảnh sông dài trời rộng, bến nước đìu hiu thi nhân như cảm thấy cái mênh mông vô tận của đất trời, cái nhỏ bé, ngắn ngủi, trôi nổi của kiếp
người mà lòng buồn vô hạn (Tràng giang). Lại buồn khi bắt gặp cái hồn xưa lẫn khuất hàng
nghìn năm trong lòng thời gian nay bỗng trở về giữa cảnh trời tà nơi đèo cao lau lách:
Đồn xa quằn quại bóng cờ Phất phơ buồn tự thuở xưa thổi về.
Ngàn năm sực tỉnh lê thê
Trên thành son nhạt. Chiều tê cúi đầu. (Chiều xưa)
Buồn hiu hắt, nhè nhẹ khi cơn mưa đêm bao trùm không gian:
Đêm mưa làm nhớ không gian
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la
Tai nương nước giọt mái nhà,
Nghe trời nằng nặng nghe ta buồn buồn.
(Buồn đêm mưa)
Buồn đã lại khi bắt đầu yêu mến
Lòng mê say ngay từ thuở mê tình
Vì ta đợi cho nên người chẳng đến Người xa ta, xa từ buổi sơ sinh.
(Bi ca)
Thi nhân muốn tâm sự cùng mây trắng hình như đã bay tự năm nào, gió cũ đã có tự thuở
xưa, gửi chút buồn về quá khứ:
Hỡi mây trắng phất phơ màu gió cũ
Nước buồn ơi! Còn lại bến sơ xưa Cho ta gởi vọng xuôi về quá khứ Đôi chút sầu từ nước đẩy mây đưa.
(Bi ca)
Nỗi buồn gắn liền vói cô đơn :
Tương tư lạc hướng phương mờ
Trở nghiêng gối mộng hững hờ nằm nghe
Gió về lòng rộng không che Hơi mây hiu hắt bốn bề tâm tư.
(Buồn đêm mưa)
Đoạn thơ diễn tả phần nào tâm trạng thi nhân, kẻ cô đơn, nằm một mình nghe thấm dần vào cơ thể nỗi rét mướt của cảnh chăn chiếu lẻ loi, nghe thấm luôn cả cái nhớ nhung, gió lạnh
vào tâm hồn trong một đêm mưa buồn bà. Cái tôi trữ tình Huy Cận một mặt trong sáng thiết
tha gắn bó với đời, mặt khác đượm buồn, cô độc:
Hồn đơn chiếc như đảo rời dặm biển
Suốt một đời như núi đứng riêng tây Lòng chàng xưa chốn nọ với non này Đây hay đó chỉ dựng chòi cô độc.
(Mai sau)
Tâm hồn cô đơn, thiếu nơi nương tựa, tâm sự với khoảnh khắc của thời gian cô đơn như
một lời cầu khẩn, mong ước được an ủi, vỗ về:
Chiều ơi! Hãy xuống thăm ta với
Thiên hạ lìa xa đời trống không (Tâm sự)
Trong 50 bài của tập Lửa thiêng có 35 bài (70%) trực tiếp bộc lộ tâm trạng buồn và cô đơn. Số lần xuất hiện tiếng "buồn" là 46 lần và "sầu" là 31 lần. Đọc thơ Huy Cận, ta như thấy
cái buồn quán xuyến cả thời gian, tỏa khắp không gian, thấm vào vạn vật. Nỗi buồn ấy như
một định mệnh bám riết nhà thơ.
Chàng là con của một người mẹ hay sầu
Nên trọn kiếp mắt chàng thường đẫm lệ.
(Mai sau)
Nỗi buồn ấy có căn nguyên từ đời sống xã hội, nỗi buồn thời thế, nỗi buồn của người dân
mất nước "cùng đất nước mà nặng buồn đất nước" nỗi đau đời khi ý thức được đời đau.
Hàn Mạc Tử, một tài năng xuất hiện rất sớm, kèm theo đó chứng bệnh nan y bám vào
thiên tài. Hai mươi lăm tuổi tràn trề nhựa sống, phải sống cách ly với bạn bè, với người yêu, trái tim nhà thơ cô đơn rướm máu:
Họ đã xa rồi khôn níu lại
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu. Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu.
Xa cách đồng loại là xa cách tất cả. Nhà thơ sống trong ảo ảnh, ảo giác:
Ai đi lẳng lặng trong làn nước Với lại ai ngồi khít cạnh tôi
Mà sao ngậm kín thơ đầy miệng.
Không nói không rằng nín cả hơi.
Tưởng như tìm được chút hơi ấm đồng loại, xoa dịu nỗi đau thể xác lẫn tâm hồn nhưng vẫn là ảo giác, nỗi đơn độc vô hình như ngự trị toàn bộ lý trí:
Chao ôi! Ghê quá trong tư tưởng: Một vũng cô liêu cũ vận đời.
(Cô liêu)
Từ đây tâm hồn rướm máu chỉ trò chuyện với thơ nhưng "Máu đã khô rồi, thơ cũng khô. Tình tôi đã chết tự bao giờ": "Từ nay trong gió – Trong mây gió. Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ". (Trút linh hồn) trò chuyện với hồn tìm niềm cảm thông an ủi "Hồn là ai? là ai! tôi không hay. Dẫn hồn đi ròng rã một đêm nay. Hồn mệt lả và tôi thì chết giấc" (Hồn là
ai) nhưng rồi cũng buồn và cô đơn cùng cực:
Ta trút linh hồn giữa lúc đây Gió sầu vô hạn nuối trong cây.
Còn em sao chẳng hay gì cả.
(Trút linh hồn)
Càng cô đơn khi:
Một mai kia ở bên khe nước ngọc
Với sao sương anh nằm chết như trăng
Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc.
Đến hôn anh và rửa vết thương tâm.
Cảm hứng trong thơ Nguyễn Bính về nông thôn bao giờ cũng thắm thiết. Nhà thơ gắn
bó, chia xẻ với con ngườii và cảnh vật làng quê, nhưng về thành thị thì lại buồn, cô đơn, xa lạ.
trạng ấy được đặt trong bối cảnh buồn của những cơn mưa rả rích, cơnmưa đêm dằng dặc thì nỗi buồn lại càng da diết hơn:
Giời mưa ở Huế sao buồn thế.
Cứ kéo dài ra suốt mấy ngày.
(Giời mưa ở Huế) Hỡi ơi! Trời đất vô cùng rộng
Nào biết tìm đâu một mái nhà?