Thể thơ lúc bát:

Một phần của tài liệu thơ mới và sự đổi mới nghệ thuật thơ trong thơ việt nam hiện đại (Trang 118 - 121)

7. Đóng góp mới của luận án:

3.2.2.Thể thơ lúc bát:

3.2.2.1. Lục bát là một thể thơ cách luật, đã được hình thành và thử thách trong sáng tác dân gian, tiếp tục hoàn thiện trong sáng tác văn học thành văn thời trung đại, đạt đến trình độ

mẫu mực cổ điển với Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Nói lục bát là thể thơ cách luật đã đạt đến độ hoàn chỉnh bởi cấu trúc hoàn hảo của nó,

xem bảng 3.3.

Những tiếng lẻ (1,3, 5, 7) được miễn lệ (bất luận), còn những tiếng chẵn (2, 4, 6, 8) thì áp dụng luật hoán thanh (phân minh), khởi điểm Bằng tiếp đến Trắc...Tiếng thứ 6 và 8 (câu

8) đều là vần bằng song phải khác thanh độ nghĩa là tiếng thứ 6 mang dấu huyền (trầm bình)

Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau ...

...Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng

Do vậy, nhịp điệu chung của thơ lục bát thường nhẹ nhàng, uyển chuyển, trầm bổng và

ngân vang.

3.2.2.2. Bước sang thời kỳ hiện đại, lục bát của “Thơ Mới” đã có những cách tân nào? Trước hết, các nhà thơ sử dụng cấu trúc của lục bát truyền thống với nhịp điệu mang tính đặc trưng để diễn tả những nỗi buồn mơ hồ và kéo dài, những tình cảm bâng khuâng thương nhớ

vừa lơ lửng vừa quẩn quanh, những nỗi cô đơn thầm lặng, sâu kín vừa rất tự nhiên nhưng cũng

rất triết lý trong các bài: Buồn đêm mưa, Thu rừng, Ngậm ngùi của Huy Cận, Tiếng sáo Thiên thai của Thế Lữ, Chiều của Xuân Diệu)... Điều đáng lưu ý là các tác giả “Thơ Mới” không chỉ dùng "bình cũ" để đựng "rượu mới" mà còn cải tạo “bình cũ” để đựng thứ "rượu mới". Nói cụ

thể, họ đã tạo những thay đổi về dòng thơ để chuyển tải tốt nhất cảm hứng mới. Cấu trúc khổ

thơ lục bát gồm hai dòng, dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng, giữa hai dòng được phân tách

bởi vần chân. Mỗi dòng trùng hợp với một câu hoặc một vế câu hiểu theo nghĩa một đơn vị cú

pháp. Thế nhưng lần đầu tiên trên thi đàn bỗng xuất hiện một khổ thơ lục bát cắt dòng như:

Trời cao xanh ngắt. Ô kìa

Hai con hạc trắng bay về bồng lai

(Tiếng sáo Thiên Thai - Thế Lữ)

Ở đây, dòng 6 tiếng bị tách ra, 4 tiếng đầu hình thành một đơn vị cú pháp "Trời cao xanh ngắt", 2 tiếng sau "Ôkìa" đứng độc lập, nó mang khả năng hướng tới một đối tượng sẽ được

nhắc đến ở dòng 8 tiếng dưới, để hoàn chỉnh một ý trong khổ thơ. Có thể nói, Thế Lữ đã làm

lạ hóa dòng thơ lục bát của mình, đi tìm cái mới trong hình thức thơ ca - lục bát vắt dòng, đưa dòng lục bát truyền thống gần gũi với câu thơ tự do, với văn xuôi.

Tiếp tục công việc khai phá của Thế Lữ, các nhà “Thơ Mới” phát huy thành một hiện

tượng thi pháp tương đối phổ biến hiện tương vắt dòng (enjambment) chẳng hạn:

Mùa thi sắp tới! Em Thơ

(Mùa thi - Xuân Diệu) Tôi say? Thưa trẻ chưa đầy Cái đau nhân thế thì say nỗi gì?

(Uống rượu với Tản Đà - Trần Huyền Trân)

Một hiện tượng khác liên quan đến biến đổi dòng thơ về mặt cú pháp là hiện tượng chấm

câu giữa dòng. Hiện tượng này đã đẩy dòng thơ chứa hai đơn vị cú pháp - ngữ nghĩa gần như

độc lập với nhau, chẳng hạn:

Cổng làng rộng mở. Ồn ào,

Nông phu lững thững đi vào nắng mai.

(Cổng làng - Bàng Bá Lân)

Lòng ta dù vỡ tan tành

Cũng còn thổn thức - Buộc lành cho nhau. (Lời tuyệt vọng - Thế Lữ)

Một số trường hợp dòng thơ được ngắt nhịp linh hoạt hoặc có một ngữ điệu đặc biệt. Ví

như:

Anh đi đấy, anh về đâu?

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm?

(Không đề - Nguyền Bính)

Câu 6 là một lời nghi vấn, ngắt nhịp 3/3 tạo nên một tiểu đối, một sự song hành. Câu 8 là

một lời khẳng định, ngắt nhịp 3/3/2 cánh buồn nâu cứ xa dần, xa dần cuối cùng chỉ còn trong

tâm tưởng. hoặc:

Có gì như thể nhớ mong?

Nhớ nàng? Không? Quyết là không nhớ nàng!

(Người hàng xóm – Nguyễn Bính) Đi mau. Trốn nét Trốn màu.

(Cặp hài vạn dặm - Xuân Diệu)

Trước đây, trong thơ ca cổ điển đã có một lần dòng thơ lục bát biến đổi cấu trúc bằng cách sử dụng tiểu đối. Sự xuất hiện cấu trúc tiểu đối trong dòng thơ lục bát cổ điển phù hợp với tư duy nghệ thuật thơ trung đại: súc tích, cô đọng. Hình thức tiểu đối tạo nên vẻ đẹp song

hành nhiều ý thơ được dồn nén trong một câu thơ làm cho dòng thơ lục bát súc tích hơn, chứ

không làm thay đổi cú pháp như trong “Thơ Mới”.

3.2.2.3. Những cách tân trên bình diện cấu trúc dòng thơ lục bát thời “Thơ Mới”, như một tiền đề được các nhà thơ về sau tiếp thu và sử dụng, chẳng hạn:

Mưa phùn chưa dứt. Tiếng ve

Cháy ran lên giữa trưa nhòe bóng cây

(Mùa hoa kèn - Ngô Quân Miện)

Cái vành tang trắng. Hàng mi

Mới vừa chớp xuống người đi cõi nào?

(Cảm giác - Vũ Xuân Hoát)

hoặc:

Thế là còn khóc làm chi

Thế là chôn kín. Cười đi với đời Thế là duyên vẫn chơi vơi Thế là dã hết một thời: Bến mơ

(Thế là ...Lê Nghi Đình Giang)

Thể thơ lục bát vốn là thể thơ cách luật truyền thống của dân tộc đã đạt đến độ hoàn

chỉnh về cấu trúc, phản ánh tư duy nghệ thuật của dân tộc đạt đến độ sâu sắc. Nhưng đến thời

“Thơ Mới” khi tư duy nghệ thuật thay đổi: nằm trong sự chuyển mình của thơ ca, thể thơ lục

bát về phương diện thi pháp cũng muốn hòa nhập vào thi đàn hiện đại mang nhịp thở chung

của thi ca thời đại.

Một phần của tài liệu thơ mới và sự đổi mới nghệ thuật thơ trong thơ việt nam hiện đại (Trang 118 - 121)