2 Tổng dư nợ quá hạn 150.19 18.410 03.764 (Nguồn báo cáo tín dụng VPBank)
3.2.4. Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mớ
Phát triển sản phẩm mới là nội dung vô cùng quan trọng trong chiến lược sản phẩm dịch vụ của mỗi ngân hàng. Bởi sản phẩm mới sẽ làm đa dạng hơn danh mục sản phẩm kinh doanh, giúp ngân hàng thoả mãn được nhu cầu mới phát sinh của khách hàng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh, tăng vị thế, uy tín và hình ảnh của ngân hàng trên thị trường.
Với VPBank, việc đưa ra một sản phẩm dịch vụ mới phải phụ thuộc trước hết vào nhu cầu thực sự của thị trường và các điều kiện sẵn có về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ và nhân viên của ngân hàng. Vì vậy, là một ngân hàng có tiềm lực và trình độ công nghệ trung bình và chất lượng nhân viên khá thì việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới ở VPBank có thể đi theo những hướng sau:
Một là, kết hợp các dịch vụ cũ thành một hay nhiều dịch vụ “trọn gói” hay đi
phòng tín dụng và có nhu cầu thanh toán nhập khẩu thì ngân hàng sẽ cung cấp trọn gói việc thanh toán quốc tế và cho vay bằng chính lô hàng nhập khẩu của khách hàng, hoặc khi VPBank thực hiện dịch vụ chi trả lương cho một đơn vị thì sẽ kết hợp với các hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, chi trả tiền điện, nước, điện thoại... cho cả đơn vị cũng như từng nhân viên đơn vị đó...
Hai là, Ban điều hành, Ban quản trị và Tổ Marketing của VPBank nên thực
hiện những cuộc nghiên cứu, phân tích thị trường để tạo ra một số sản phẩm dịch vụ mới. Như đã biết, sản phẩm dịch vụ mới trong lĩnh vực ngân hàng gồm 2 loại đó là những sản phẩm mới hoàn toàn (với cả ngân hàng và thị trường) và những sản phẩm chỉ mới đối với ngân hàng, không mới đối với thị trường (là sản phẩm sao chép của ngân hàng khác). Tại VPBank việc phát triển cả 2 loại sản phẩm này đều có khả năng thực hiện được bởi số lượng sản phẩm dịch vụ sẵn có tại VPBank chưa nhiều, ngân hàng có thể học tập một số ngân hàng lớn và ngân hàng nước ngoài để tung ra những sản phẩm không mới nhưng chưa thực sự phát triển tại Việt Nam như : dịch vụ tư vấn tài chính, uỷ thác, bảo hiểm, bảo quản và ký gửi, tài trợ ngoại thương (factoring, forfating..), quyền chọn ...hay những sản phẩm đã có nhứng thị phần còn tiềm năng như thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa, ngân hàng qua Internet...Hoặc ngân hàng cũng có thể tự sáng tạo ra những sản phẩm mới mang thương hiệu VPBank. Hiện nay VPBank đã có hai sản phẩm khá nổi bật là “tiết kiệm bù đắp trượt giá” và “tiết kiệm VND đảm bảo bằng USD” đây là 2 sản phẩm có sự mới lạ, khác biệt so với các ngân hàng bạn ở cả phần hữu hình và bổ sung. Vì thế, trong thời gian tới, VPBank sẽ nghiên cứu phát triển một số loại hình sản phẩm mới dựa trên sự kết hợp giữa thẻ, sổ tiết kiệm và cả cổ phiếu..
Hoàn thiện và phát triển sản phẩm mới là một vấn đề khó khăn vì vậy để thực hiện tốt chiến lược này đòi hỏi VPBank phải tập trung vào một số giải pháp bổ sung như: tăng cường đầu tư phát triển công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng có năng lực, hình thành bộ phận chuyên trách về phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, VPBank cần phải thực sự thận trọng và linh hoạt bởi trong điều kiện sức ép cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, hầu hết các NHTM đều cố gắng phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ nhất trong khả năng có thể. Trong khi đó, VPBank lại bị hạn chế bởi quy mô vốn thấp vì vậy cần phải xác định được liệu sản phẩm dịch vụ đó có sức cạnh tranh hay không, có đem lại lợi nhuận cho ngân hàng hay không, tránh làm theo phong trào, gây ra những tổn thất không nhỏ cho ngân hàng.