2 Tổng dư nợ quá hạn 150.19 18.410 03.764 (Nguồn báo cáo tín dụng VPBank)
3.2.2. Làm trong sạch bảng tổng kết tài sản
Bảng tổng kết tài sản là một báo cáo tài chính quan trọng nhất, nó phản ánh rõ nét nhất năng lực tài chính của một ngân hàng vì vậy làm trong sạch bảng tổng kết tài sản cũng là biện pháp để nâng cao năng lực tài chính của VPBank.
Một là, xử lý nợ quá hạn tồn đọng. Tuy nhiều năm qua, nợ quá hạn (hay là
nợ tồn đọng phát sinh từ nhiều năm, không sinh lời) luôn là một vấn đề “nóng” của VPBank và chính vì những món nợ khó đòi, nợ L/C trả chậm mà VPBank bị rơi vào khủng hoảng trong 4 năm, phải vật lộn giữa việc thu hồi nợ và tiếp tục phát triển. Do đó, dù đến hết năm 2004, số nợ tồn đọng đã cơ bản được giải quyết nhưng nhiệm vụ xử lý nợ xấu vẫn phải được đặt lên hàng đầu tại VPBank. Để xử lý nợ xấu, trước hết VPBank cần phải khẩn trương rà soát lại tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, phân loại nợ quá hạn theo thành phần kinh tế, theo trật tự thời gian, đồng thời phân tích nguyên nhân để tìm ra những giải pháp xử lý thích hơp, lập đề án chi tiết xử lý nợ tồn đọng theo từng giai đoạn, thành lập ban chỉ đạo xử lý nợ tồn đọng từ hội sở đến chi nhánh..
Sau khi đã phân loại nợ quá hạn, tuỳ theo tính chất từng món nợ, VPBank có thể áp dụng những biện pháp thu hồi nợ sau:
- Đối với các khoản nợ quá hạn, khó đòi có tài sản thế chấp, cầm cố ... thì thực hiện mua bán tài sản để thu hồi nợ thông qua các công ty mua bán nợ và thông qua các thủ tục pháp lý hiện hành để xử lý tài sản (tổ chức phát mại, cho thuê tài sản để thu nợ dần)
- Đối với các khoản nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ vẫn còn đang hoạt động, VPBank có thể thực hiện các biện pháp để chuyển đổi nợ thành vốn góp liên doanh (sau đó ngân hàng có thể chuyển nhượng phần vốn góp này) hoặc căn cứ vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì thực hiện cơ cấu lại nợ bằng các hình thức thích hợp.
- Đối với các khoản nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm mà khách hàng chạy trốn, tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc các khoản nợ có tranh chấp thì cần khởi kiện ra toà kinh tế, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các cơ quan pháp luật xử lý cương quyết buộc con nợ giao tài sản cho ngân hàng quản lý để cho thuê hoặc bán công khai trên thị trường.
Ngoài ra, VPBank có thể chủ động đẩy mạnh việc lành mạnh hoá tình hình tài chính của mình thông qua việc trích lập đầy đủ quỹ dự phòng bù đắp rủi ro để sử dụng quỹ này bù đắp cho các khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi.
Hai là, hạn chế tối thiểu các khoản nợ quá hạn mới phát sinh. Để hoạt động
chú trọng tới việc hạn chế nợ quá hạn phát sinh mới thông qua các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro khác, đó là:
- Thực hiện biện pháp hạn chế sự gia tăng của nợ quá hạn, đặc biệt quan tâm tới những khoản vay lớn bằng cách : thực hiện chặt chẽ quy trình tín dụng với khách hàng lớn; chấn chỉnh và thường xuyên kiểm tra xử lý kịp thời các hiện tượng móc ngoặc với khách hàng để cố tình xét duyệt cho vay; thực hiện kiểm soát ngay sau khi giải ngân (bao gồm kiểm tra lại thủ tục và kiểm tra sử dụng vốn vay).
- Thường xuyên quan tâm, củng cố hoạt động quản trị điều hành, kiểm soát về thực thi các quy định của pháp luật và đề cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh.
- Tập trung rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ (đặc biệt là những người trực tiếp xét duyệt cho vay, quản lý khoản vay) ... để hạn chế rủi ro về đạo đức làm ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng.
Như vậy, nếu thực hiện tốt hai biện pháp làm trong sạch bảng tổng kết tài sản thì VPBank cũng sẽ đồng thời nâng cao được chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.