Theo giáo sư Michael S. Porter, chuyên gia nổi tiếng về phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh thì bất cứ một doanh nghiệp nào dù trong hay ngoài nước đều luôn chịu sức ép của 5 lực lượng cạnh tranh khác nhau từ bên ngoài. Đó là : các đối thủ cạnh tranh hiện hành, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các sản phẩm/ dịch vụ thay thế, vị thế giao kèo của nhà cung ứng, vị thế giao kèo của người mua. Để đối phó với 5 lực lượng cạnh tranh này, có ba cách tiếp cận chung có thể thành công nhằm vượt lên đối thủ khác là :
a. Chiến lược cắt giảm chi phí
Là chiến lược trong đó yêu cầu việc xây dựng mạnh mẽ các điều kiện vật chất kết hợp được giữa quy mô và tính hiệu quả, theo đuổi việc giảm chi phí từ kinh nghiệm. Kiểm soát chặt chẽ chi phí trực tiếp và gián tiếp, tối thiểu hoá các chí phí về nghiên cứu và phát triển, chi phí bán hàng, quảng cáo. Chi phí thấp mang lại cho
ngân hàng tỷ lệ lợi nhuận cao hơn, bảo vệ ngân hàng khỏi sức ép của những khách hàng lớn trong việc giảm giá.
b. Chiến lược khác biệt hoá
Là chiến lược làm khác biệt hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tạo ra điểm độc đáo riêng được thừa nhận. Khác biệt hoá sản phẩm nếu đạt được sẽ là chiến lược tạo khả năng cho ngân hàng thu được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân bởi nó tạo nên một vị trí chắc chắn cho ngân hàng trong việc đối phó với 5 lực lượng cạnh tranh và không cần phải quan tâm tới việc cắt giảm chi phí.
c. Chiến lược trọng tâm hoá
Chiến lược trọng tâm hoá là sự tập trung vào một nhóm người mua cụ thể, một bộ phận trong các loại sản phẩm dịch vụ, nó được xây dựng xung quanh việc phục vụ thật tốt một thị trường tiêu đích và mỗi chính sách kèm theo đều được phát triển theo tư tưởng này. Kết quả của chiến lược trọng tâm hoá là doanh nghiệp có thể đạt được sự khác biệt hoá qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một đối tượng cụ thể hoặc đạt mức chi phí thấp hơn khi phục vụ đối tượng này hoặc cả hai.
Như vậy, cả ba chiến lược trên đều chứa đựng những mặt tích cực và tiêu cực của nó. Vì thế để chọn một chiến lược chính xác nhất cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, ngân hàng cần phải xem xét kỹ càng những yêu cầu để thực hiện từng chiến lược cũng như thấy được kết quả mà mỗi chiến lược mang lại. Ta có thể tham khảo qua bảng sau:
Bảng 1.1 : Lợi thế và mục tiêu của các chiến lược cạnh tranh
Khác biệt hoá Nhấn mạnh chi phí Trọng tâm hóa Lợi thế của chiến
lược Tính duy nhất được khách hàng nhận biết Mức chi phí thấp Cả hai Mục tiêu chiến lược Toàn bộ ngành Toàn bộ ngành Chỉ một bộ phận cụ thể