1.Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay (Trang 32 - 34)

Ngân hàng thương mại Cổ phần các doanh nghiệp Ngoài quố doanh Việt Nam (viết tắt là VPBank) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH - GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/8/1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4/9/993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 4/9/1993.

Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, VPBank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VND theo quyết định số 193/QĐ-NH5 ngày 12/9/1994 và tiếp tục tăng lên 174,9 tỷ VND theo quyết định số 53/QĐ - NH5 ngày 18/3/1996 của Ngân hàng Nhà nước. Đến cuối năm 2007, VPBank nhận được NHNN chấp thuận cho VPBank được nâng vốn điều lệ lên 2000 tỷ VND.

Những năm 1994 - 1996 là giai đoạn phát triển năng động của VPBank. Ngân hàng đã đạt được một số kết quả khả quan trên các mặt hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, những năm sau đó Ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và do những sai lầm từ bản thân ngân hàng. Ngân hàng rơi vào tình trạng chịu sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên với sự giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước đặc biệt là sự đồng lòng, quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng, vào ngày 6/7/2004 thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định số 835/QĐ huỷ bỏ kiểm soát đặc biệt đối với VPBank.

Ngân hàng trong vòng mười năm tới là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam và trong khu vực. Để có thể thực hiện được chiến lược trên Ngân hàng đã đồng loạt thực hiện các hoạt động cải tổ về nhân sự, công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ… cũng trong thời gian này, Ngân hàng đã thành lập "trung tâm đào tạo" để thực hiện việc đào tạo nguồn nhân lực cho VPBank.

Trong suốt quá trình hoạt đọng, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô và tăng cường mạng lưới hoạt động. Cuối năm 1993, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký giấy phép số 0018-GCT ngày 16/12/1993 chấp thuận cho mở chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh. Ngày 19/11/1994, VPBank được phép mở rộng thêm chi nhánh tại Hải Phòng theo giấy phép số 0020/GCT và ngày 20/7/1995, thành lập chi nhánh Đà Nẵng theo giấy phép số 0026/GCT. Trong năm 2005, VPBank đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động 7 chi nhánh cấp I là chi nánh Hà Nội; chi nhánh Huế (theo công văn số 1106/NHNN - CNH ngày 01/10/2004); chi nhánh Sài Gòn (theo công văn chấp thuận số 1350/NHNN - CNH ngày 23/11/2004).Tuy còn rất non trẻ nhưng tất cả các chi nhánh đều sớm đi vào ổn định và kinh doanh tốt, liên tục có lãi. Trong năm 2007, VPBank đã mở thêm khoảng 50 điểm giao dịch mới tại các tỉnh, thành phó là kinh tế trọng điểm của cả nước.

Số lượng cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thóng VPBank tính đến nay là trên 2600 người. Bằng việc chăm lo nghiêm túc đến công tác tuyển dụng nhân viên, đồng thời thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên, VPBank có một đội ngũ cán bộ, nhân viên năng động, nhiệt tình và có trình độ nghiệp vụ cao. Đây sẽ là một trong những tiền đề giúp ngân hàng phát triển và có thể cạnh tranh được khi hệ thống Ngân hàng Việt Nam bước vào hội nhập.

Năm 2007 và những năm tiếp theo, VPBank tiếp tục kiên trì đường lối chiến lược ngân hàng bán lẻ, phấn đếu đạt mức tăng trưởng về mọi mặt, năm sau cao hơn năm trước. Một trong những giải pháp quan trọng là phải tăng cao được sức cạnh tranh của Ngân hàng đồng thời phấn đấu hết sức mình để phục vụ khách hàng tốt hơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay (Trang 32 - 34)