Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn công ty cổ phần phân bón và hóa chất cần thơ (Trang 102)

4. 5Đ ánh giá hiệu quả sử dụng vốn qua các tỷ số tài chính

5.2.2 Giải pháp cụ thể

v Đối với vốn ngắn hạn:

- Định hướng đúng phương án kinh doanh, phương án sản phẩm ở hiện tại cũng như tương lai giúp công ty sử dụng vốn có hiệu quả hơn và thu được lợi nhuận cao hơn do kiểm soát được thị trường và tăng vòng quay vốn

- Đối với hàng hóa dự trữ thì công ty nên xác định cơ cấu mặt hàng tối ưu, đồng thời cần xác định mức dự trữ hợp lí để rút ngắn số ngày dự trữ

- Định kỳ phải kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu để xác định số vốn ngắn hạn hiện có. Trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách để có hướng điều chỉnh hợp lý.

- Tính toán tương đối chính xác nhu cầu vốn ngắn hạn cho năm kế hoạch cũng như có kế hoạch sử dụng số vốn đó.

- Xác định nhu cầu vốn ngắn hạn để công ty chủđộng tìm các nguồn tài trợ. Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh (vốn ngắn hạn cũng như

vốn dài hạn), công ty thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính, ngân hàng, có chiến lược thu hút vốn từ ngân sách nhà nước cũng như từ

nội bộ.

• Đối với ngân hàng: công ty cần có kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để xin vay vốn ngắn hạn tạm trữ vật tư hàng hóa…Công ty nên thiết lập và trình bày các dự án có tính khả thi cao nhằm tìm kiếm các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho đầu tư chiều sâu và phát triển lâu dài.

• Đối với ngân sách: công ty cần đưa ra những phương hướng phát triển, các luận án kinh tế vừa phát triển công ty vừa phát triển kinh tế tỉnh nhà.

GVHD: Lưu Thanh Đức Hải Trang 82 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm - Cần tranh thủ sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để bổ sung vốn ngắn hạn

- Lập kế hoạch thu chi tiền mặt, xác định lượng tiền dự trữ hợp lý không quá cao hoặc quá thấp; không để lượng tiền nhàn rỗi nhiều, phải nhanh chóng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh để tăng vòng quay vốn. Công ty có thể sử

dụng mua hàng trả tiền sớm để hưởng chiết khấu, giảm giá, trả bớt các khoản nợ… Tuy nhiên cũng không nên để lượng tiền mặt quá thấp vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhất là khả năng thanh toán bằng tiền

- Cần kiểm tra chặt chẽ hơn tình hình thanh toán, lên kế hoạch thu hồi công nợ, đôn đốc, nhắc nhở việc thu hồi nợ nhanh tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu. Sau khi thu hồi công nợ, phải đưa nhanh vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn

- Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh tình trạng khách hàng từ chối thanh toán, dây dưa trong thanh toán.

- Có biện pháp mua hàng thanh toán ngay được hưởng ưu đãi, hoa hồng giảm giá, hưởng các khoản chiết khấu khi thanh toán trước hạn… Trong chừng mực nhất định chi tiền cho việc thu tiền sẽ làm cho thời gian thu tiền ngắn lại, giảm các khoản phải chi để dự trù phải thu nợ khó đòi, giảm tổn thất nợ khó đòi sẽ tiết kiệm được chi phí.

- Tính toán nhu cầu tiêu thụ để dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý, tránh được tình trạng hàng tồn kho quá cao.

- Những vật tư, hàng hóa tồn động lâu ngày do kém phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sử dụng, công ty cần chủđộng giải quyết. .

- Công ty cũng có thể giảm lượng hàng ký gửi ở các của hàng, đại lý bằng cách cho họ hưởng hoa hồng cao hơn nếu như họ có biện pháp giải quyết nhanh lượng hàng hóa này.

GVHD: Lưu Thanh Đức Hải Trang 83 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

v Đối với vốn dài hạn:

- Định kỳ phải xem xét, đánh giá và đánh giá lại tài sản cốđịnh, điều chỉnh kịp thời phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá tài sản cốđịnh thấp hơn giá trị

thực của nó thì không thực hiện tái sản xuất tài sản cố định; ngược lại, nếu như

đánh giá cao hơn giá trị thực thì sẽ nâng giá thành sản xuất, sản phẩm tạo ra được định giá cao, mất đi tính cạnh tranh và khó tiêu thụ. Đánh giá và đánh giá lại tài sản cốđịnh giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình biến động vốn của công ty để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cốđịnh không cần thiết, tài sản sử

dụng không hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn dài hạn

- Thực hiện chếđộ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cốđịnh theo qui định. Một mặt đảm bảo cho tài sản cốđịnh duy trì năng lực hoạt động bình thường, tránh được tình trạng hư hỏng. Mặt khác, thông qua việc bảo quản, bảo dưỡng, đầu tư mới, công ty có cơ sở để quản lý tốt hơn các khoản trích chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn dài hạn ở công ty nhiều, nhưng hiệu quả mang lại không cao.

- Đầu tư đúng hướng, đúng mục đích: trước khi đầu tư vào TSCĐ cần xem xét công dụng của tài sản đó có phù hợp với nhu cầu kinh doanh của công ty và tiến hành thẩm định dự án đầu tưđúng hướng, đạt hiệu quả

- Đầu tư mở rộng, nâng công suất một số nhà máy hoạt động có hiệu quảđể

tăng hiệu suất sử dụng vốn dài hạn cũng như tài sản cốđịnh. Trên cơ sở đó tăng cường hiệu quả sử dụng bằng cách tiết kiệm được chi phí cốđịnh trên một đơn vị

sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm với giá thành hạ, sản phẩm có sức cạnh tranh cao (công ty có được sự chủ động trong việc định giá bán sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh), tăng cường khả năng tích lũy.

- Đầu tư mới khi đã xác định khá chính xác nhu cầu thị trường cũng như

dung lượng thị trường, khả năng hoạt động kinh doanh lâu dài của thiết bị được đầu tư mới.

GVHD: Lưu Thanh Đức Hải Trang 84 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm - Giảm thiểu tối đa thời gian thiệt hại trong sản xuất. Chẳng hạn như, khi thiếu nguyên liệu cho sản xuất thì máy móc ngừng hoạt động, do đó công tác chuẩn bị nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn dài hạn (công ty phải chủđộng được nguồn cung cấp). Đồng thời, khi thiết bị bị hỏng thì phải nhanh chóng khắc phục sửa chữa, đưa nhanh trở lại vào quá trình sản xuất.

v Đối với việc sử dụng lao động:

- Công ty nên tinh gọn lại bộ máy quản lý, phải chú trọng vào công tác sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với khả năng, đảm bảo đúng người, đúng việc được như vậy thì mới có khả năng nâng cao năng suất lao động.

- Đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt, có chính sách đãi ngộ lao động hợp lý…

- Chú trọng công tác đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên Marketing nhạy bén với môi trường kinh doanh, đồng thời có chương trình hành động và kinh phí phù hợp trong việc xâm nhập thị trường hiện có và phát triển thị trường mới để tăng doanh số bán, tăng doanh lợi vốn tự có, tăng lợi nhuận

- Thương trường cạnh tranh quyết liệt với những nhu cầu ngày càng cao về

chất lượng. Muốn tồn tại thì việc trang bị các phương tiện hiện đại là điều tất yếu, do đó công nhân kĩ thuật cần được đào tạo nhằm tận dụng hết công suất máy móc, phục vụ sản xuất đồng thời làm tăng hiệu quả việc quản lí điều hành, sử

dụng thiết bị mới, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn

Các biện pháp trên hy vọng rằng sẽ mang lại những tác dụng nhất định góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tuy nhiên, nó sẽ vô hiệu nếu như

GVHD: Lưu Thanh Đức Hải Trang 85 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng muốn mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũnh như đưa công ty ngày càng đi lên nhất là trong giai đoạn phát triển nhanh của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin.. Vì vậy, vốn là vấn đề cốt lõi không thể

thiếu được, nó đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Công ty cổ phần Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ đây là một đơn vị kinh tế

quốc doanh, được thành lập từ rất sớm vì vậy doanh nghiệp đã có những bước thành công nhất định trên thương trường, khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tếđầy sôi động

Tổng nguồn vốn tăng qua các năm trong đó tỷ trọng của vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Vì nguồn tài trợ tăng lên do đó tổng tài sản cũng tăng lên với xu hướng tăng dần tỷ trọng của tài sản cốđịnh, giảm tỷ trọng của tài sản lưu động. Chất lượng của tài sản tốt lên do nguồn tài trợ bền vững Lợi nhuận sau thuế tăng

Rủi ro thanh khoản của đơn vị có xu hướng giảm qua việc tăng lên của các tỷ số về thanh toán hiện hành, thanh toán lưu động, thanh toán nhanh. Đồng thời khả năng thực hiện nghĩa vụ đối với các khoản nợ vay cũng tăng lên do kết quả

hoạt động đạt được mức khả quan.

Mức sinh lời của đơn vị trong thời gian qua cũng khá cao tuy nhiên có xu hướng giảm do việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro khi vốn chủ tăng khả năng sinh lời sẽ giảm nhưng về lâu dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động của công ty

Từ các kết luận trên ta có thể kết luận chung về tình hình và chính sách tài chính của công ty là giảm lợi nhuận để hạn chế rủi ro đồng thời tạo một nền móng vững chắc hơn về nguồn lực tài chính và cơ sỏ hạ tầng của công ty để

GVHD: Lưu Thanh Đức Hải Trang 86 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm đẩy mạnh hoạt động, nâng cao chất lượng và thị phần trong tương lai

6.2 KIẾN NGHỊ

Tiến trình hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu, khách quan. Bên cạnh những thuận lợi, công ty đang phải đương đầu với các thách thức lớn, trong đó có sự

cạnh tranh gay gắt không chỉ ở thị trường nội địa mà cả nước ngoài. Qua nghiên cứu tình hình sử dụng vốn của công ty, tác giả xin có một số kiến nghị sau:

v Đối với Nhà nước:

- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Có các chính sách ưu đãi về thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu.

- Ngân hàng cần có chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phục vụ sản xuất nông nghiệp, cho vay phù hợp chu kỳ sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi. Tạo điều kiện cho những doanh nghiệp tập trung vốn đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, phát huy tối đa khả năng của nguồn vốn vay.

-Cần có chính sách khuyến khích cho người nông dân tăng năng suất các sản phẩm nông nghiệp, giúp người nông dân bao tiêu sản phẩm

v Đối với công ty:

- Định hướng lại thị trường tương lai, không phụ thuộc quá nhiều vào một khu vực thị trường.

- Xúc tiến nhanh việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối kể cả trong và sau khi bán hàng.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực nắm bắt và phản ứng nhanh trước sự

thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu nhằm hạn chế

rủi ro trong việc xuất khẩu. Bên cạnh đó công ty cũng nên quan tâm nhiều hơn đến đời sống vật chất , tinh thần của các thành viên công ty, xí nghiệp đồng thời

GVHD: Lưu Thanh Đức Hải Trang 87 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm khen thưởng xứng đáng, chính xác , kịp thời những sáng kiến cải tiến kĩ thuật, hạ

giá thành sản phẩm

Vì không thể nghiên cứu sâu và chi tiết từng bộ phận cụ thể của công ty, hơn nữa với kiến thức còn mới mẻ so với thực tế , vì vậy những biện pháp và ý kiến của em đưa ra có thể chưa xác thực với tình hình hiện tại của công ty nhưng có thể khả thi trong tương lai gần. Em hi vọng rằng ban giám đốc công ty thật sự

quan tâm, xem xét và đưa ra kết luận xác đáng hơn để có giải pháp thích ứng và phát triển vững mạnh và bền vững hơn trong tương lai

GVHD: Lưu Thanh Đức Hải Trang 88 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

TÀI LIU THAM KHO

1. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi, Phân tích tài chính công ty cổ phần, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

2. TS. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính công ty, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM và chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, NXB thống kê năm 2006.

3. Trương Đông Lộc(2007). Quản trị tài chính 1, giáo trình trường Đại học Cần Thơ

4. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ

phần Phân bón và Hóa chất Cần Thơ năm 2007,2008,2009 và 6/2010.

5. Đặng Vinh Nhàn (2006). Vấn đề quản lí và sử dụng vốn trong các DNNN ngành công nghiệp - thực trạng và giải pháp.

6. Nguyễn Duy Hùng (2006). Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ở công ty XNK nông sản thực phẩm An Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học

7. Trần Thị Trúc Ngân (2007).Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ở công ty cổ phần

thủy sản Cafatex. Luận văn tốt nghiệp đại học 8. Các trang web: www.cfc-cobay.com.vn

GVHD: Lưu Thanh Đức Hải Trang 89 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

PH LC

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/12/2007 ĐVT: Triệu đồng số Tài sản Thuyết minh 31/12/2007 01/01/2007 100 A. Tài sản ngắn hạn 398.616 323.359 110 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 6.241 1.397

111 1. Tiền V.1 6.241 1.397

130 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 209.029 187.055

131 1. Phải thu khách hàng V.2 201.445 170.269 133 2. Trả trước cho người bán 2.880 10.167

133 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 3 - 135 4. Các khoản phải thu khác V.3 5.815 8.873 139 5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) (1.115) (2.255) 140 II. Hàng tồn kho 180.753 133.734 141 1. Hàng tồn kho V.4 181.063 133.734 149 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) (309) - 150 V. Tài sản ngắn hạn khác 2.591 1.171 152 1. Thuế GTGT được khấu trừ 1.636 674.

154 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà

nước 497 497. 158 3. Tài sản ngắn hạn khác V.5 457 - 200 B. Tài sản dài hạn 18.443 18.710 220 I. Tài sản cố định 15.131 15.184 221 1. Tài sản cốđịnh hữu hình V.6 13.178 13.694 222 - Nguyên giá 42.045 39.330

GVHD: Lưu Thanh Đức Hải Trang 90 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 223 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) (28.867) (25.635)

227 2. Tài sản cốđịnh vô hình V.7 330 238

228 - Nguyên giá 405 247

229 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) (74) (9)

230 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang V.8 1.622 1.251

240 II. Bất động sản đầu tư V.9 1.184 1.340

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn công ty cổ phần phân bón và hóa chất cần thơ (Trang 102)