BẰNG PHƯƠNG PHÁP FEROCYANUR VÀ PHƯƠNG PHÁP
IOD
9.1. Định lượng đường tổng trong trái nho bằng phương pháp Ferocyanur
9.1.1. Nguyên tắc
Trong quá trình chiết đường. Saccharose có thể bị phân hủy một phần do sự có mặt của acid hữu cơ. Do đó khi cần xác định riêng đường và đường saccharose, trước khi trích ly bằng nước nóng cần phải trung hòa đến pH 6,5 – 7 bằng NaOH 5% hay Na2CO3 bão hòa.
9.1.2. Cách tiến hành
9.1.2.1. Chuẩn bị mẫu xác định đường khử
Bước 1: Cân 25g mẫu nho đã tách vỏ và bỏ hạt vào beccher 100ml
Bước 2: Chuyển toàn bộ mẫu vào cối sứ, tráng cốc bằng một ít nước cất nóng
Bước 3: Nghiền nhuyễn ( chú ý nghiền cẩn thận, tránh thất thoát mẫu)
Bước 4: Trung hòa acid hữu cơ
− Chuyển mẫu từ cối sứ sang cốc 250 ml và tráng sạch cối bằng nước nóng, sau đó cho vào cốc 2 giọt pp 0.1%
− Dùng NaOH 5% chỉnh pH = 6.5 – 7 ( xuất hiện màu hồng nhạt)
Bước 5: Trích ly đường nhiều lần bằng nước cất nóng 70 – 800C. Chuyển toàn bộ dịch trích ly vào bình định mức 100ml (V1 ml). (Chú ý: tổng toàn bộ dịch chiết phải ít hơn 50ml)
Bước 6: Kết tủa protein và tạp chất
− Dùng acetat chì 10% để kết tủa protein và tạp chất. Tránh dùng quá dư (khoảng 2 -5 ml)
− Loại bỏ lượng acetate chì dư bằng dd N2HPO4 bão hòa (3- 5ml). Thêm với lượng vừa đủ để kết tủa hoàn toàn acetate chì dư.
Bước 7: Để yên hỗn hợp trong 10 phút. Kiểm tra lại dung dịch xem có còn chì không. Nếu không thì định mức đến vạch bằng nước cất.
Bước 8: Lọc dung dịch qua giấy lọc vào bình tam giác khô.
Dung dịch qua lọc dùng làm dung dịch 1 để xác định đường khử.
9.1.2.2. Chuẩn bị mẫu xác định đường tổng
Bước 1: Lấy chính xác 50ml dung dịch 1 (dung dịch xác định đường khử) cho vào bình định mức 100ml. (V2 ml)
Bước 2: Thêm 20 ml dung dịch HCl 5%. Đun cách thủy hỗn hợp trong 15 phút.
Bước 3: Làm nguội nhanh.
Bước 4: Trung hòa hỗn hợp bằng dung dịch NaOH 10% với chỉ thị PP tới pH = 6.5 -7 (không màu – màu hồng). Định mức tới vạch bằng nước cất.
9.1.2.3. Tiến hành chuẩn độ
− Cho vào bình nón 10ml dung dịch K3Fe(CN)6 và 2,5 ml dung dịch NaOH 10% + 1 giọt M.B 1%.
− Đun sôi và chuẩn độ ngay trên bếp điện bằng dung dịch đường glucose 0,5% từ burette, cho từng giọt một, lắc mạnh.
− Dung dịch sẽ chuyển từ màu xanh lá cây đậm sang màu vàng trắng và một giọt đường thừa đầu tiên sẽ làm mất màu xanh methylene cho biết phản ứng đã kết thúc.
− Kết quả lần chuẩn độ đầu tiên chỉ để tham khảo. Tiến hành chuẩn độ lần thứ 2. Lần này, sau khi đun sôi dd, xả nhanh lượng đường (theo kết quả chuẩn độ trước), chỉ để lại khoảng dưới 1ml để chuẩn độ tiếp, tìm chính xác định cuối.
− Kết quả tính toán chỉ sử dụng từ lần thứ hai trở đi.
− Thí nghiệm tương tự đối với dung dịch đường chuẩn glucose 0.5%. 9.1.3. Tính kết quả
Kết quả chuẩn độ đối với dung dịch đường chuẩn glucose 0.5% là: V1 = 3.2 ml
V2 = 3 ml V3 = 2.8 ml
Thể tích trung bình của dung dịch đường chuẩn glucose 0.5% là : Vg = 3 ml
Kết quả chuẩn độ đối với dung dịch đường khử: V1 = 1.3 ml
V2 = 1.5 ml V3 = 1.3 ml
Thể tích bình trung của dung dịch đường khử là: Vk = 1.37 ml
Kết quả chuẩn độ đối với dung dịch đường tổng: V1 = 2.7 ml
V2 = 2.7 ml V3 = 2.8 ml
Thể tích bình trung của dung dịch đường tổng là: Vt = 2.73 ml
Đường khử:
Xk = Trong đó:
Xk: lượng đường khử (%)
Vg: Thể tích của dung dịch đường chuẩn glucose 0.5% cho chuẩn độ (ml) Vk: thể tích dung dịch đường khử cho chuẩn độ (ml)
V1: thể tích dung dịch mẫu xác định đường khử (định mức) (ml) m: lượng mẫu nho thí nghiệm (g)
Vậy, Xk = = 4.38
Đường tổng:
Xt = Trong đó:
Xt: lượng đường tổng (%)
Vg: Thể tích của dung dịch đường chuẩn glucose 0.5% cho chuẩn độ (ml) Vt: thể tích dung dịch đường tổng cho chuẩn độ (ml)
V1: thể tích dung dịch mẫu xác định đường khử (định mức) (ml) V2: thể tích dung dịch mẫu xác định đường tổng (định mức) (ml) m: lượng mẫu nho thí nghiệm (g)
Vậy, Xt = = 4.4
Đường saccharose:
Xs = (Xt – Xk) x 0.95 = (4.4 – 4.38) x 0.95 = 0.019 9.1.4. Kết luận
Trong mẫu quả nho được phân tích, hàm lượng đường xác định được là: lượng đường khử: 4.38%, lượng đường tổng: 4.4%, lượng đường saccharose: 0.019%