III. Trang website
3. Bệnh ký sinh trùng
3.1. Bệnh Trùng bánh xe
Biểu hiện bệnh lý: Cá bị bệnh bơi lội lờ đờ, kém ăn, ngày càng gầy, da cá nhợt nhạt. Dùng kính soi kiểm tra dưới mang thấy chứa đầy trùng bánh xe, nghiêm trọng có thể làm cá ngừng ăn và chết, đa số xảy ra ở ao, bể nuôi cá tầm ấu thể.
Cách phòng trị: Dùng nước muối 5% tắm cá trong 1h hoặc dùng formalin 30 - 50 mg/l té đều khắp ao và dừng xả nước vào 30 phút.
3.2. Bệnh Trùng Quả dưa
Biểu hiện và nguyên nhân: Có nhiều tiểu trùng ký sinh có thể nhìn thấy bằng mắt thường trên thân cá, vây cá, mang cá đầy những hạt lấm tấm nhỏ màu trắng. Cá bơi lội lờ đờ, kém ăn, ngày một gầy đi. Quan sát dưới kính hiện vi, tách vỏ nhộng ra thấy ngay nguyên thể bệnh ký sinh trùng quả dưa. Trùng
quả dưa xâm nhập vào da và mang cá, trong thịt cá gây ra hoại tử thịt cá; ký sinh ở mang làm hoại tử tổ chức mang, cản trở hô hấp dẫn đến cá chết ngạt.
Cách phòng trị: Dùng formalin 50mg/l tắm cá trong vòng 30-60 phút, khử trùng triệt để nguồn nước có thể dùng hợp chất Laxu - Sinh khương (?), hoặc tăng nhiệt độ nước trong thời gian ngắn cũng có thể làm trùng rời ra và chết.
3.3. Bệnh Trùng Chỉ hoàn
Biểu hiện, nguyên nhân: Tia mang cá bệnh sưng tấy, xung huyết ngoài mang đọng nhiều nhớt khó thở. Cá bơi chậm chạp, bệnh nặng sẽ chết. Nhìn mắt thường có thể thấy trùng chỉ hoàn ký sinh ở tia mang.
Cách phòng trị: Trước khi thả giống dùng nước muối 2,5 - 3,5% hoặc tinh thể thuốc chống 100 loại trùng 5mg/ l, tắm cá 5 - 10 phút, hoặc té thuốc chống 100 loại trùng xuống bể với nồng độ 0,3 - 0,7mg/ l.
3.4. Trùng Ống nghiêng
Triệu chứng và nguyên nhân: Trên thân cá, vòm miệng, phần mang đều có nhiều trùng ký sinh. Cá bệnh nhớn nhác hốt hoảng, bề mặt thân cá có màng mỏng xám lơ, miệng, hốc mắt có hiện tượng đen xạm hơn. Đối tượng bị hại chủ yếu là cá tầm giống trên 20 cm.
Cách phòng trị: Nguồn nước nuôi phải trong sạch tránh hiện tượng do nước giàu dinh dưỡng quá dẫn tới việc các loại tảo phát triển quá nhanh gây bệnh. Dùng dung dịch formol 50mg/l tắm cá bệnh trong 30 phút có hiệu quả trị liệu nhất định.
Trùng Hình chuỳ
Triệu chứng và nguyên nhân: Cá bệnh bơi lội chậm chạp, nằm rạp dưới đáy nước không ăn, da cá không có ánh bạc, đen xỉn, đôi khi lại quấy quay tròn lên xuống, lưng cá cong queo hình chữ S. Dùng kính hiển vi soi thấy trùng chùy ở trong huyết dịch. Cách phòng trị: Dùng Benzyl peneciline potassium 200.000 - 400.000 đơn vị và 1 lít nước tắm cho cá, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 2h, dùng liên tục 3 ngày sẽ thấy rõ hiệu quả. Dùng cách hạ nhiệt độ nhanh trong thời gian ngắn xuống dưới 10 oC trong 2 - 3h có thể có hiệu quả điều trị.
Triệu chứng và nguyên nhân: Cá bệnh gầy guộc màu xám bệch, quanh vết thương sưng tấy đỏ. Bệnh nặng sẽ hình thành lỗ nhỏ, mạch máu trương lên dạng mạng nhện thậm chí dẫn tới thối rữa. Vết đau chủ yếu ở vòm miệng, mang và hốc mang, chân vây, da mặt, bụng, đầu, gần lỗ hậu môn… Nguyên nhân do rận cổ ngựa gây ra. Đối tượng bị hại chủ yếu là cá trên 1 tuổi ở cá tầm trắng (Acipenser transmontanus), cá tầm môi thìa (tên KH).
Cách phòng trị: Khi phát hiện bệnh phải lập tức cách ly cắt đứt đường truyền bệnh tránh lây lan. Dùng dịch bách trùng tinh thể 0,1 - 0,3 mg/l té xuống khắp ao, mỗi tuần 1 lần làm 2 lần liên tiếp. Bắt rận bằng tay, bôi thuốc mỡ sát trùng, dùng nước muối 5% tắm trong 1 - 2h đều có hiệu quả tốt.
3.7. Bệnh Rận cá
Triệu chứng, nguyên nhân: Rận cá ký sinh trên thân cá, bò liên tục trên thân cá, đốt da cá, hút máu cá khiến cá vô cùng lo sợ quấy lên mặt nước bơi loạn xạ
làm cho cá gầy rộc. Nguồn gây bệnh là loại rận cá Trung Hoa, rận đầu neo… Cách phòng trị: Giống như đối với Trùng Ống nghiêng.