Kết luận, tồn tại, đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi trong bể cá tầm nga acipencer gueldenstaedtii brandt, 1833 từ giai đoạn cá bột lên cá giống tại công ty TNHH thương mại đầu tư việt đức (Trang 45 - 46)

2.5.1. Kết luận

Trong thời gian tham gia nghiên cứu và theo dõi tôi có một số kết luận như sau :

- Trong thời gian ương nuôi môi trường được quản lý tương đối tốt, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, DO, pH, NH3 không thay đổi ảnh hưởng bất lợi đối với đối tương nuôi.

- Tốc độ sinh trưởng của cá mạnh, ở giai đoạn ương từ bột lên hương có tốc độ sinh trưởng mạnh, trong giai đoạn này mạnh nhất là trong 20 ngày đầu sau khi đã ăn thức ăn ngoài, cá được 40 ngày tuổi tăng trọng 0,55g, sinh trưởng tương đối từ 0-10 ngày tuổi đạt 300% và giảm dần đến 40 ngày tuổi chỉ là 63.6%, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối từ 0 đến 40 ngày tuổi tăng 0,055g/ngày. Từ giai đoạn hương lên giống tốc độ sinh trưởng giảm so với giai đoạn bột lên hương, trong giai đoạn này cá từ 41-120 ngày tuổi tăng trọng cơ thể cá tăng 7,5g (từ 0,8g lên 8,3g), tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tăng 0,375g/ngày. Tốc độ sinh trưởng tương đôi tăng 53,86%.

- Tỷ lệ tiêu tốn thức ăn FCR trong các giai đoạn theo dõi tương đối khác nhau. Trong giai đoạn từ bột lên hương FCR trung bình là 0,34; trong giai đoạn ương từ hương lên giống FCR trung bình là 1,26. Như vậy cá sinh trưởng nhanh ở giai đoạn đầu và giảm dần khi trưởng thành.

- Tỷ lệ sống của cá ương tương đối cao, ương từ bột lên hương đạt 71,23%, ương từ hương lên giống đạt 82%.

2.5.2. Tồn tại

- Trong thời gian ương nuôi quản lý môi trường còn chưa tốt còn để xảy ra một số sự cố do yếu tố khách quan và chủ quan gây ra như nhiệt độ giảm gây sốc nhiệt, môi trường nước chưa được quản lý tốt

- Tỷ lệ sống của cá có sự thay đổi do cách chăm sóc, cho ăn, quản lý môi trường nước chưa được tốt.

- Do kinh nghiệm chưa có, chưa được áp dung nhiều kiến thức được học vào thực tiễn sản xuất nên tôi có còn nhiều sai sót trong chăm sóc, quản lý.

2.5.3. Đề nghị

- Cần phải chú ý quản lý môi trương nuôi thật tốt, có chế độ chăm sóc quản lý hoàn chỉnh giúp cho quá trình sản xuất ương nuôi cá, cá sinh trưởng và phát triển tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi trong bể cá tầm nga acipencer gueldenstaedtii brandt, 1833 từ giai đoạn cá bột lên cá giống tại công ty TNHH thương mại đầu tư việt đức (Trang 45 - 46)