Dòng chảy tự nhiên của nước sông và thủy triều tạo ra một mạng đường thủy dày đặc ở ĐBSCL với chức năng của một mạng lưới kênh tưới nước tự nhiên, hệ thống thoát nước và hàng hải trong khu vực. Đường thủy đường dài đầu tiên được xây dựng trong thời đại nước Phù Nam (thế kỷ I – VII) từ vịnh Rạch Giá tới Óc Eo và Angkor Borei ở Campuchia với chiều dài khoảng 70 km. Sau đó, hệ thống đường thủy phát triển mạnh mẽởĐBSCL vào thế kỷ 18; triều Nguyễn xây dựng rất nhiều kênh rạch ởĐBSCL bắt đầu với kênh Vũng Gù nối Vũng Gù với Mỹ Tho. Mục đích chính của kênh này là phục vụ mục đích đi lại bằng tàu thuyền với chiều rộng 32 m, sâu 4 m và chiều rộng đường bờ kênh là 13 m. Ngoài ra, 9 kênh lớn khác cũng được xây dựng dưới thời triều Nguyễn (nguồn: SIWRP).
Sau khi xâm chiếm phía Tây ĐBSCL (1867), người Pháp bắt đầu xây dựng kênh phục vụ
mục đích đi lại và phát triển nông nghiệp. Theo đó, hơn 100 kênh lớn được xây dựng ở ĐBSCL trong khoảng thời gian chiến tranh thế giới lần 2. Khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu, kênh Trà Ôn (1875, Vĩnh Long) là kênh đầu tiên dùng để khai thác vùng đồng bằng màu mỡ này. Ở khu vực bán đảo Cà Mau, kênh Cái Côn là một trong những kênh chính và lớn phục vụ mục đích phát triển khu vực trong những năm đầu của giai đoạn 1880-1890. Việc xây kênh trong khu vực Tứ giác Long Xuyên được tiến hành ở giai đoạn 1918-1930; kênh Rạch Giá – Hà Tiên là kênh đầu tiên trong khu vực, chạy song song với đường bờ biển của Biển Tây. Kênh Bà Bèo (1897, dài 45 km, rộng 10 m) là kênh đầu tiên dùng để khai thác khu vực
Đồng Tháp Mười (Nguồn: SIWRP).
Theo tư liệu để lại ở giai đoạn 1890 đến 1936, khoảng 1.360 km kênh chính, 2.500 km kênh phụ và hàng nghìn km kênh nhỏ được xây dựng trong khu vực này. Cùng với quá trình phát triển của mạng lưới kênh, diện tích ruộng lúa cũng tăng lên đáng kể từ 1.689.000 ha năm 1890 đến 1930 và tổng diện tích gieo trồng hàng năm lên tới 2.452.000 ha năm 1930. Tương tự, dân số ở vùng đồng bằng đã tăng khoảng ba lần từ 1890 đến 1930 và sau đó đạt 4.5 triệu người (nguồn: SIWRP).
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và từ thời kỳ Thực dân pháp chiếm đóng cho đến năm 1975, mạng lưới kênh trong khu vực được mở rộng một vài lần. Hệ thống kênh Cái Sắn (1956,
4
Phnom Penh là thủđô của Campuchia; Kampong Cham nằm cách phía bắc Phnom Penh khoảng 90 km.
5
Mỹ Tho là thành phố của tỉnh Tiền Giang
6
Cao Lãnh là thành phố của tỉnh Đồng Tháp
7
Long Xuyên là thành phố tỉnh An Giang
8
"Hướng dẫn hài hòa các quy tắc, quy định về giao thông hàng hải, Tập 1-Hỗ trợ về hàng hải", LIÊN HIỆP QUỐC, New
Việt Nam Thích ứng với BĐKH ởĐBSCL tỉnh Cần Thơ – Kiên Giang có chiều rộng 6m và sâu 4 m) đã được phát triển trên chiều dài 159 km với 17 kênh và đã kiểm soát diện tích 270.000 ha ở khu vực Bán đảo Cà Mau. Các kênh hướng tới mục tiêu hỗ trợ sinh kế cho 42.145 người di cư. Ở khu vực Đồng Tháp Mười, kênh Tham Thu được xây dựng ởđầu năm 1970 nhằm thu nước ngọt tới một nhà máy ở Gò Công, tỉnh Tiền Giang với các bơm ở trạm Tham Thu. Một số khu vực dọc các kênh cũng
được tưới từ hệ thống này (Nguồn SIWRP).
Một số công trình cải tạo kênh và xây dựng kênh nhỏ (cấp 2 và 3) được thực hiện sau ngày Việt Nam thống nhất (1975) cho đến thời kỳĐổi Mới (1985). Một số cống và trạm bơm
đã được xây dựng trong thời kỳ này. Kênh Hồng Ngự (1985, tỉnh Đồng Tháp) cũng được xây dựng trong giai đoạn này. Từ 1986 đến 1995, các hệ thống kênh thứ cấp được phát triển chủ
yếu phục vụ mục đích t. Hệ thống thủy lợi cũng được cải tạo trong giai đoạn này như nạo vét kênh phục vụ cấp nước ngọt, thoát nước, xây dựng cửa cống ngăn xâm nhập mặn. Từ năm 1996 đến nay, hệ thống thủy lợi được cải tạo nhằm kiểm soát lũ, ngăn xâm nhập mặn và đối phó với hiện tượng mực nước biển dâng (Nguồn: SIWRP).
Nguồn: Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam