I. Tổng chi phí (tỉ VND) 41.351 101.814 101.814 1 Hệ thống thủy lợi 20.56232.398 32
1) Tương quan giữa gia tăng nhiệt độ và sản lượng lúa
Có sự liên hệ giữa nhiệt độ và sản lượng cây trồng. Thí dụ, nhiệt độ cực cao trong giai đoạn tăng trưởng khiến giảm sựđâm chồi, chiều cao cây trồng và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bông và phấn hoa. Điều này cũng khiến năng suất lúa giảm. Nhiệt độ cao có tầm quan trọng đặc biệt trong giai đoạn ra hoa (thường xảy ra vào giữa buổi sáng). Môi trường nhiệt độ cao (trên 350 C) có thể giảm đáng kể khả năng phát triển và tồn tại của phấn hoa, dẫn đến suy giảm năng suất do sự cằn cỗi của bông con.
Kết quả nghiên cứu qua mô phỏng (Matthews et al., 19971) cho thấy việc tăng 10 C trong nhiệt độ trung bình ngày làm giảm năng suất lúa từ 5-7%. Giảm năng suất phần lớn do tăng nhiệt độ làm cằn cây, rút ngắn giai đoạn phát triển và tăng duy trì hô hấp. Một kết quả khác cho thấy năng suất lúa giảm 10% khi nhiệt độ tăng 10C vào ban đêm trong mùa khô 2. Ziska và Manalo (1996) thừa nhận nhiệt độ cao vào ban đêm khiến lúa dễ bị cằn cỗi và làm giảm năng suất giống và hạt.
Nhiệt độ cao xuất hiện vào mùa xuân tại VN, ngay trước khi mùa mưa bắt đầu, có nghĩa là lúa đông xuân có thể bị ảnh hưởng. Để làm rõ hơn, dự án đã thu thập các dữ liệu về nhiệt độ tối đa từng tháng đa và tình hình thu hoạch Đông - Hè(năng suất lúa). Các dữ liệu này tương ứng với các năm3 nêu trong Bảng 3.3.1 và được dùng để tính tương quan giữa nhiệt độ và năng suất thu hoạch trong quá khứ. Việc gia tăng nhiệt độ (nhiệt độ tối đa tháng) ảnh hưởng đến lúa đông xuân (theo trình bày trong Hình 3.3.1) như thế nào sẽđược phân tích rõ.
Bảng 3.3.1 Số năm có dữ liệu dùng để lập mối tương quan giữa nhiệt độ và năng suất
Tỉnh/trạm đo nhiệt độ Cần Thơ Cà Mau Rạch Giá
Tiền Giang 1995-2001 Bến Tre 1994-2003 Trà Vinh 1995-2003 Sóc Trăng 1994-2003 Bạc Liêu 1996-2003 Cà Mau 1996-2003 Kiên Giang 1994-2003
Nguồn: Nhóm dự án JICA với tham khảo các dữ liệu có sẵn
1
Thích ứng với biến đổi khí hậu qua việc sản xuất lúa tại các vùng có mức đói nghèo cao, Reiner Wassmann và Achim
Dobermann, IRRI, Tập san tiếp cận mở của ICRISAT, được Trung tâm Nghiên cứu Karlsrube (IMK-IFU), Đức- hỗ trợ.
2
Sản xuất lúa và biến đổi toàn cầu: Phạm vi các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ, R. Wassmann, SVK Jagadish, SB Peng, K.
Sumfleth, Y.Hosen và BO Sander
3
Cơ bản các dữ liệu được thu thập từ 1976 đến những năm gần đây, phần lớn đến 2010. Đầu tiên các dữ liệu được sử dụng để
lập mối tương quan giữa nhiệt độ và năng suất lúa, tuy nhiên điều này cho thấy không có mối tương quan nào giữa hai chỉ số.
Điều này có thể giải thích là năng suất bịảnh hưởng do sử dụng phân bón có hóa chất hơn là do dao động nhiệt độ. Việc ứng
dụng phân bón gia tăng đặc biệt vào những năm gần đây (thập niên năm 2000). Vì ảnh hưởng của phân bón có hóa chất
không thể tách rời do thiếu các dữ liệu về sử dụng phân bón từ cơ quan GSO phổ biến, thay vào đó, khảo sát này chỉ tập
trung vào quan hệ có suy xét theo giai đoạn; do vậy các dữ liệu trong nêu trong Bảng 3.3.1 giai đoạn 1994-2003, được áp
Việt Nam Thích ứng với BĐKH tại ĐBSCL
Tương quan trong Hình 3.3.1 cho thấy khi nhiệt độ tăng, năng suất giảm theo công thức y=-0,042x2 + 2,404x - 29,09 (R2=0,41). Năng suất giảm khoảng 0,57 tấn/ha khi nhiệt độ tăng 10 C trong phạm vi nhiệt độ từ 31-33 0 C. Việc giảm 0,57 tấn/ha tương đương tỉ lệ năng suất giảm 11%. Tỉ lệ giảm này tương đương với kết quả báo cáo "Sản xuất lúa và biến đổi toàn cầu: Phạm vi các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ, R. Wassmann, SVK Jagadish, SB Peng, K. Sumfleth, Y.Hosen và BO Sander", đã
đưa tỉ lệ giảm là 10%.