7. Đóng góp của đề tài
2.4. Thời gian và tiến trình khảo sát
Thời gian khảo sát của đề tài trong tháng 4 và tháng 5 năm học 2013 – 2014 tại một số trường tiểu học tại Đồng Nai (xem Phụ lục). Tại mỗi trường, đề tài thực hiện khảo sát qua hai giai đoạn. Mỗi giai đoạn thực hiện cách nhau hai tuần. Cụ thể như sau:
• Giai đoạn 1: đề tài thực hiện khảo sát qua hai bài đọc theo Chuẩn chương trình.
• Giai đoạn 2: đề tài thực hiện khảo sát qua bảng hỏi và hai bài đọc theo yêu cầu của người đọc độc lập. Học sinh đáp ứng yêu cầu đọc mỗi ngày và đọc từ 15 phút/ngày ở bảng hỏi 1 thì tiếp tục làm bảng hỏi 2 và bài đọc. Công cụ khảo sát được soạn thảo và khảo sát thử trên một lớp Năm ở trường T.H C.B.Q. Lớp có sĩ số là 36 em. Mục đích của việc khảo sát thử là tiếp thu những phản hồi về cách dùng từ, đặt câu, thời gian hoàn thành phiếu,… để hiệu chỉnh phù hợp với số lượng lớn học sinh khi khảo sát chính thức.
Cách làm: đối với bảng hỏi và câu trắc nghiệm, học sinh khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý học sinh cho là phù hợp/ đúng nhất. Đối với câu tự luận ngắn, học sinh viết vào khoảng trống được kẻ hàng cho sẵn phía dưới câu hỏi. Thời gian thực hiện bảng hỏi 1 là 15 phút; mỗi bài đọc và bảng hỏi 2 là 40 phút.
Sau khi khảo sát, tổng kết bảng hỏi và chấm điểm bài đọc. Đối với bảng hỏi, thống kê các lựa chọn. Đối với các câu trắc nghiệm, chấm đúng - sai, đúng 1 điểm, sai 0 điểm. Đối với các câu tự luận chấm theo 5 mức độ cao nhất là mức độ 5, thấp nhất là mức độ 1, các mức độ được diễn giải trong từng tiêu chí chấm của mỗi câu (xem Phụ lục). Điểm tương ứng với các mức độ như sau:
• Mức độ 1: 0 điểm
• Mức độ 2: 0,25 điểm
• Mức độ 3: 0,5 điểm
• Mức độ 4: 0,75 điểm
• Mức độ 5: 1 điểm
Các câu trả lời sẽ được xem xét qua các yếu tố sau:
• Ý tưởng: học sinh xác định được nội dung viết; ý phong phú thể hiện qua
• Bố cục câu trả lời: Có câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn; bố cục mạch lạc.
• Từ ngữ: từ ngữ trong sáng, phù hợp với nội dung cần thể hiện, từ ngữ đa
dạng, phong phú.
• Câu văn: mạch lạc, không tối nghĩa, không mập mờ; câu văn rõ ý có thể
được hiểu một cách rõ ràng và dễ dàng
• Đúng chính tả: tùy vào số lượng lỗi mà trừ điểm tương ứng.
- Điểm bài đọc không làm tròn, có điểm lẻ 0,25; 0,5 và 0,75. Điểm trung bình của bài đọc 1 và 2; bài đọc 3 và 4 được làm tròn theo quy tắc điểm có phần thập phân nhỏ hơn 0,5 thì làm tròn về 0; điểm có phần thập phân lớn hơn 0,5 thì làm tròn lên 1.
Tiểu kết chương 2
Đề tài thực hiện khảo sát qua hai bảng hỏi và bốn bài đọc có tiêu chí xây dựng cụ thể với sự cân nhắc và điều chỉnh các công cụ khảo sát qua những đợt khảo sát thử. Học sinh tham gia khảo sát ở những trường có đặc điểm về kinh tế, giao thông, địa hình,… ở 11 huyện/ thành phố ở tỉnh Đồng Nai nhằm đảm bảo có sự bao quát nhiều đối tượng học sinh.
So với tổng số học sinh lớp Năm hiện nay ở tỉnh Đồng Nai, số lượng học sinh tham gia khảo sát không nhiều nhưng cũng thể hiện một phần về năng lực đọc của học sinh lớp Năm nói chung so với yêu cầu của người đọc độc lập.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả nghiên cứu
3.1.1. Năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 5 theo chuẩn đọc của chương trình Tiếng Việt lớp 5 Tiếng Việt lớp 5
Bài đọc theo Chuẩn chương trình Tiếng Việt 5 được thực hiện khảo sát trên 459 học sinh của 11 trường tiểu học ở 11 huyện thuộc tỉnh Đồng Nai.
Về khả năng nhận biết dàn ý, dưới 50% học sinh xác định đúng ranh giới đoạn, bố cục bài đọc (xem Hình 3.1.).
93,20% 31,97%39,48% 5,83% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00% 90,00% 100,00% Xác định ranh giới các đoạn Xác định bốcục Bài đọc 1 Bài đọc 2 Đơn vị: % Hình 3.1. Nhận biết dàn ý
Trong yêu cầu nhận biết đại ý của văn bản, 51,78% học sinh thực hiện đúng với văn bản khoa học và 78,32% học sinh thực hiện đúng với văn bản nghệ thuật. Các em hiểu khá tốt và nắm vững thông điệp mà bài viết muốn truyền tải. Đồng thời, các em hiểu đại ý của văn bản nghệ thuật tốt hơn văn bản khoa học.
Với yêu cầu nhận biết ý chính của câu, đoạn trong văn bản, hầu hết học sinh đều làm khá tốt (xem Hình 3.2.). Như vậy, mặc dù học sinh nhận biết khái quát về dàn ý chưa tốt nhưng lại nhận biết rất tốt nội dung của câu, đoạn. Kết quả này phản ánh khá rõ nét nhận thức của trẻ tiểu học nói chung: nhận biết cái cá thể tốt hơn tổng thể. 74,11% 46,28% 78,32% 75,08% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00% Bài đọc 1 Bài đọc 2 Ý chính của câu Ý chính của đoạn Đơn vị: %
Hình 3.2. Nhận biết ý chính của câu, của đoạn trong văn bản
Ở tiêu chí Phát hiện các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết cụ thể trong bài văn, bài
thơ, trích đoạn kịch được học, kết quả khảo sát đều rất cao (xem Hình 3.3.). Đồng
thời, học sinh phát hiện đúng những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết đặc sắc ở bài đọc nghệ thuật tốt hơn ở bài đọc khoa học.
69,26% 40,13% 50,05% 96,76% 76,38% 95,47% 85,76% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00% 90,00% 100,00% Bài đọc 1 Bài đọc 2 Đơn vị: % Hình 3.3. Phát hiện các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết
Khi nhận xét về nhân vật văn bản đã đọc, 65,70% học sinh đã biết cách nhận xét từ mức độ cơ bản (xem Hình 3.4.). Tuy nhiên, việc nhận xét chưa diễn đạt bằng cách hiểu của cá nhân mà còn chung chung. Nó cũng phản ánh thực tế khi trả lời các câu hỏi trong giờ tập đọc nhiều em còn đọc nguyên văn, chỉ cần câu/ đoạn có liên quan đến nội dung cần trả lời là trả lời hết.
3,56% 30,74% 44,34% 19,74% 1,62% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% 45,00% Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 5 Đơn vị: % Hình 3.4. Nhận xét về nhân vật
Về khả năng cảm nhận cái đẹp của văn bản, 54,37% học sinh và 46,60% học sinh cảm ở hai bài đọc cảm nhận từ mức độ cơ bản trở lên (xem Hình 3.5.). Điều này chứng tỏ đa phần học sinh có khả năng xem xét những mặt đơn lẻ rất tốt nhưng khi yêu cầu bao quát, nhận xét vấn đề thì còn hạn chế. Các em chủ yếu đưa ý kiến chung có thể phù hợp cho nhiều hoàn cảnh như thích/ không thích; tốt; hiền lành;
vui vẻ,… Các em chưa kết hợp thông tin đã có để minh chứng cho quan điểm của
mình. 6,15% 24,92% 39,48% 28,47% 38,19% 31,75% 15,53% 13,27% 0,65% 1,62% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 5 Câu 9 - bài 1 Câu 8 - bài 2 Đơn vị: %
Hình 3.5. Phát biểu ý kiến cá nhân về cái đẹp
Tiêu chí biết tóm tắt văn bản tự sự đã học thường đi kèm với việc nhận biết đại ý của văn bản. Vì học sinh thường tóm ý từ văn bản để hiểu nội dung chính. Kết quả khảo sát học sinh nắm được đại ý của bài đọc rất tốt nên học sinh cơ bản đã nắm khái quát bài đọc đó.
Kĩ năng đọc thầm, đọc lướt để nắm bắt thông tin khó “nắm bắt” vì nó diễn ra trong đầu của học sinh. Để đánh giá hiệu quả của kĩ năng này tương đối khó và thông thường thể hiện qua hiệu quả chung của cả bài đọc.
Ở các câu tự luận, kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ học sinh đạt mức khá, giỏi khá thấp so với các mức còn lại. Nhưng, mức trung bình chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn (xem Bảng 3.1.). Mức này chỉ đòi hỏi các em trả lời nguyên văn, nêu các vấn đề một cách chung chung, chưa cần lí giải. Điều nay chứng tỏ học sinh có thể trả lời ở mức tái hiện sự kiện chi tiết đơn giản nhưng lại rất khó khăn khi trả lời các câu hỏi đòi hỏi sự gia công suy nghĩ, liên hệ cuộc sống.
Bảng 3.1. Mô tả mức độ đọc hiểu của học sinh lớp Năm ở các câu hỏi tự luận theo chuẩn chương trình
Đơn vị: %
Dưới trung bình Trung bình Khá Giỏi
Câu/ bài Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Câu 9/ bài 1 6,15% 39,48% 38,19% 15,53% 0,07% Câu 8/ bài 2 24,92% 28,48% 31,72% 13,27% 1,62% Câu 9/ bài 2 3,56% 30,74% 44,34% 19,74% 1,62%
Ở bài đọc theo chuẩn chương trình, phạm vi điểm ở cả hai bài đều tập trung chủ yếu ở mức trung bình, khá và cận giỏi (xem Hình 3.6.). Điểm ở mức giỏi tuy có nhưng khá ít học sinh đạt. Kết quả gần 80% học sinh đạt chuẩn chương trình. Như vậy, năng lực đọc hiểu của học sinh được khảo sát đáp ứng tốt chuẩn chương trình Tiểu học dành cho học sinh lớp Năm. Đây là tiền đề vững chắc để các em thực hiện các bài đọc theo yêu cầu người đọc độc lập.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Bài đọc 1 Bài đọc 2 Đơn vị: điểm
Hình 3.6. Điểm bài đọc theo chuẩn chương trình
3.1.2. Năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 5 theo yêu cầu của người đọc độc lập
459 học sinh tham gia khảo sát bài đọc theo chuẩn tiếp tục làm bảng hỏi 1. Kết quả chỉ 309 học sinh hay 67,32% học sinh đáp ứng yêu cầu ban đầu là đọc hàng ngày và đọc mỗi ngày từ 15 phút trở lên. 309 học sinh tiếp tục thực hiện bảng hỏi 2 và các bài đọc được xây dựng theo yêu cầu người đọc độc lập.
3.1.2.1. Thói quen đọc
Xét về tần xuất đọc, 67,32% học sinh đọc hàng ngày và đọc từ 15 phút trở lên vào mỗi ngày. Trong đó, 60,52% học sinh đọc từ 30 phút/ ngày. Thời gian đọc của các em đều vượt trên chuẩn quy định là 15 phút. Tuy nhiên, cũng còn 32,97% học sinh đọc mỗi tuần, mỗi tháng hay vài tháng một lần. Đặc biệt, có tới 10,68% học sinh rất ít khi đọc và 9,71% học sinh đọc hàng ngày nhưng chỉ dưới 15 phút (xem Hình 3.7., Hình 3.8.).
Hình 3.7. Tần suất đọc của học sinh 67,32% 19,83% 1,31% 10,68% 0,87% Mỗi ngày đọc một lần Mỗi tuần đọc một lần Mỗi tháng đọc một lần Vài tháng đọc một lần Rất ít khi đọc
Hình 3.8. Lượng thời gian đọc mỗi lần/ngày 29,77 % 9,71% 21,36 % 39,16 % Dưới 15 phút Trên 15 phút 30 phút
Nhiều hơn 30 phút
Đơn vị: %
Các con số trên chứng tỏ có một số lượng không nhỏ học sinh lớp Năm hiện nay có thể không thích đọc, không có thời gian đọc, không có để tài liệu đọc hay không có động cơ, nhu cầu đọc… Không ít học sinh tuy đọc hàng ngày nhưng chưa dành nhiều thời gian để đọc. Hay đôi khi, thông tin các em đọc quá ngắn gọn, đơn giản không kích thích các em suy nghĩ hay tư duy sâu.
Số lượng sách không tính sách giáo khoa mà các em đọc trong tuần gần nhất vào khoảng 3 đến 5 quyển (xem Hình 3.9). Số lượng này phù hợp với số lượng sách đọc hàng tuần mà học sinh cần đọc trong quá trình phát triển thành người đọc độc lập của Lê Tiên Phong (2011) thuộc tổ chức Room to Read (Việt Nam) đề xuất.
7 94 115 71 17 0 20 40 60 80 100 120 1 đến 2 2 đến 3 3 đến 5 5 đến 7 hơn 7 Đơn vị: cuốn
Hình 3.9. Số lượng sách học sinh đọc trong tuần gần nhất
Thể loại sách học sinh đọc rất hạn chế, chủ yếu là truyện tranh, truyện dân gian. Các em ít đọc các thể loại khác như báo, tạp chí, sách tìm hiểu khoa học,… (xem Hình 3.10.) 789 57 24 96 43 59 36 10 69 0 100 200 300 400 500 600 700 800 1 2 3 4 5 6 7 8 9
1. Truyện tranh 2. Sách tìm hiểu khoa học 3. Truyện danh nhân 4. Truyện dân gian 5. Sách quà tặng cuộc sống, triết lí sống
6. Báo, tạp chí, ấn phẩm 7. Sách tham khảo 8. Sách tôn giáo 9. Sách văn học
Đơn vị: cuốn
Truyện tranh là thể loại chiếm số lượng cao và vượt trội so với các thể loại khác. Tuy cũng chiếm số lượng cao tiếp theo nhưng số lượng truyện dân gian và sách văn học chưa bằng 10% của số lượng truyện tranh. Các thể loại tiếp theo thì số lượng càng khiêm tốn. Các tài liệu đọc như sách triết lí, quà tặng cuộc sống, báo, tạp chí, tác phẩm văn học,… còn khá xa lạ với các em.
Tóm lại, về yêu cầu thói quen đọc, thời gian đọc mỗi ngày của học sinh khá ổn định. Tuy nhiên, thể loại đọc của học sinh lại khiêm tốn.
3.1.2.2. Thái độ đọc
Học sinh rất yêu thích đọc sách. 91,26% học sinh trả lời thích đọc, 2,27% học sinh không thích và còn lại thì phân vân mặc dù các em đọc đều đặn 15 phút mỗi ngày. Kết quả thể hiện qua Hình 3.11. như sau:
6,47% 2,27% 91,26% Có Không Không biết Đơn vị: %
Hình 3.11.Niềm yêu thích với việc đọc
Kết quả này có thể do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như các em bị ép đọc nên các em chưa hiểu vì sao mình cần phải đọc. Các em chưa nhận thức được sự cần thiết của việc đọc. Đôi khi các em không có thời gian nhiều để đọc dẫn đến lười đọc, đọc chỉ là nhiệm vụ và không tạo được tình cảm trong các em. Bản thân các em không hình thành được động cơ đọc cho mình,…
Khi được hỏi về tính tự giác với việc đọc, 87,38% học sinh đều không cần người nhắc nhở. Trong khi đó vẫn còn 12,62% học sinh cần người nhắc nhở hay băn khoăn cần hay không cần. Đồng thời, 80,58% các em khi được khảo sát đều rất mong mỏi hiểu những gì mình đọc. Điều này cùng với kết quả tiêu chuẩn yêu thích
việc đọc nêu trên thể hiện đa phần học sinh đã có động lực bên trong thúc đẩy ý
thức tự giác đọc của các em. Các em đã có niềm say mê tìm hiểu, khám phá, phát hiện,… ý nghĩa, nội dung, kiến thức, thông tin,… từ tài liệu mình đọc. Đây chính là cơ hội tiềm năng cho những tác động hiệu quả đến năng lực đọc hiểu của học sinh theo các yêu cầu người đọc độc lập.
Khi đọc sách, 54,37% học sinh thỉnh thoảng ngó để biết điều gì đang xảy ra, chỉ 21,68% các em vẫn đọc mà không quan tâm. Tuy nhiên, với sách mà các em yêu thích, 31,39% học sinh nhập tâm sâu sắc và ổn định. Các em đều có tâm trạng và muốn hành động như nhân vật. 34,63% học sinh cảm thấy những thứ đang đang như diễn ra trước mặt mình. 35,92% học sinh có tâm trạng thoải mái, vui vẻ khi đọc. Đây là điều phổ biến với tâm lí chung của trẻ tiểu học, các em thường hiếu kì với những gì diễn ra, khả năng tập trung của các em chưa ổn định.
Khi chưa hiểu nội dung sách, bài đọc có tới 71,52% học sinh đều không buồn mà vui vẻ và cố gắng đọc để hiểu. Đây là tín hiệu đáng mừng vì nó sẽ là động lực giúp các em có tâm trạng thoải mái khi đọc những văn bản có mức độ khó cao hơn khi học ở những cấp học tiếp theo. Hình thành tính tự giác đọc của các em, từng bước tạo sự độc lập, ít cần sự hỗ trợ từ phía giáo viên, người lớn.
Khi được hỏi tâm trạng, cảm xúc của các em với việc vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống, 73,14% học sinh đều đồng tình là rất vui và hứng thú. Tuy nhiên, vẫn có không ít học sinh chưa định hình cho mình cảm xúc. Điều này