8. Đóng góp mới của đề tài
3.3.1. Khái quát về tổ chức thựcnghiệm
3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả thực tế của các biện pháp được đề xuất để phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 trong hoạt động kể chuyện. Qua đó, đánh giá tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học đã đề ra.
3.3.1.2. Khách thể thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở trường Mầm non Hoa Hồng 6 với hai lớp: + Lớp Lá 1: Lớp đối chứng (ĐC)
+ Lớp Lá 4: Lớp thực nghiệm (TN)
Số trẻ ở mỗi nhóm là 32 cháu, được chọn ngẫu nhiên theo danh sách của giáo viên trong lớp cung cấp.
3.3.1.3. Nội dung thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành bằng cách vận dụng phối hợp đồng bộ các biện pháp đã xây dựng theo trình tự đã trình bày ở trên.
Áp dụng các biện pháp đã nêu thông qua các hoạt động kể chuyện: - Kể chuyện theo đồ dùng đồ chơi: Muôn thú rừng xanh
Trong mỗi buổi tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ, chúng tôi tiến hành phối hợp một cách linh hoạt các biện pháp đề xuất trong nghiên cứu này nhằm nâng cao khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ. Cụ thể là:
a. Hoạt động 1: Kể chuyện theo đồ dùng đồ chơi: Muôn thú rừng xanh
+ Biện pháp 1: Làm phong phú vốn biểu tượng về đối tượng, ý tưởng, cách biểu đạt khi kể chuyện bằng cách thường xuyên tổ chức đàm thoại, trò chuyện, tri giác về đồ dùng đồ chơi, nhân vật, sự vật, sự kiện xung quanh trẻ.
Một vài ngày trước hoạt động thực nghiệm, giáo viên giúp trẻ làm phong phú vốn biểu tượng cũng như ý tưởng kể chuyện bằng cách lồng ghép, “định hướng”trẻ vào đối tượng thông qua các hoạt động ở trường mầm non.
- Trong hoạt động làm quen môi trường xung quanh, cô giới thiệu các con vật sống trong rừng cho trẻ cùng quan sát giúp trẻ có được vốn biểu tượng về tên gọi, hình dạng, đặc điểm riêng của từng loài.
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm riêng biệt của từng loài. Nhấn mạnh mối quan hệ của từng con vật với đồng loại, con người.
- Đàm thoại về những nơi trẻ từng được thấy các con vật sống trong rừng.
- Ở các góc chơi cô bố trí đồ chơi tạo môi trường cho trẻ làm quen với các con vật sống trong rừng: xây sở thú, xây công viên…Đọc sách về các con vật sống trong rừng. Động vật sống trong rừng làm từ các nguyên vật liệu mở trong góc xây dựng.
- Hoạt động tạo hình: nặn, vẽ, cắt dán các con thú sống trong rừng.
- Cô và trẻ cùng xem các đoạn phim về đời sống của các con vật sống trong rừng.
+ Biện pháp 2: Sử dụng kết hợp hình thức kể chuyện sáng tạo với nhiều thể loại khác nhau giúp trẻ kể chuyện sáng tạo theo nhiều mức độ
Với các đồ chơi là các động vật sống trong rừng quen thuộc với trẻ như: hổ, nai, sư tử, rắn, khỉ…Cô và trẻ có thể sử dụng để kể nhiều câu chuyện sáng tạo khác nhau bằng cách thay đổi tình tiết, nhân vật, kết thúc…
+ Biện pháp 3: Sử dụng chuyện mẫu giúp trẻ hình thành các kỹ năng kể chuyện cơ bản và nâng dần đến kỹ năng tự kể chuyện để tạo nền tảng cũng như chất xúc tác giúp phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo
+ Trong khu rừng nọ, muôn thú sống vui vẻ với nhau.
+ Bỗng một hôm, hươu cao cổ nói: trong khu rừng này, tớ là người quan trọng nhất vì tớ cao nhất nên tớ có thể nhìn thấy mọi việc trong rừng.
+ Bướm bay đến và nói: không, tớ mới quan trọng nhất. Tớ có thể bay khắp nơi để biết tất cả mọi việc đang diễn ra. Tớ có thể bay ra khỏi khu rừng nữa cơ.
+ Rắn đang đu lủng lẳng trên cành cây bèn nói: tớ bò nhanh, có thể trèo lên cao và nhỏ nhắn.Tớ có thể luồng lách vào bất cứ nơi nào để giúp đỡ mọi người. Tớ là người quan trọng nhất.
+ Tớ thì sống được dưới nước nữa cơ. Tớ có đôi càng to có thể kẹp bất cứ kẻ thù nào. Cua nói, tớ cũng quan trọng.
+ Mọi người không ai chịu ai, bèn đi đến nhà bác Ốc sên thông thái. Bác Ốc sên chậm rãi: các cháu mỗi người đều có ưu điểm riêng. Thiếu cháu nào khu rừng cũng mất vui. Vì vậy ai cũng là người quan trọng cả.
+ Các bạn hiểu ra và cám ơn bác Ốc sên. Từ đó, mọi người chẳng bao giờ tranh giành về việc ai là người quan trọng nhất nữa.
Chuyện mẫu 2:
- Trong khu rừng nọ có một chú Sóc Nâu rất thông minh. Một hôm, Sóc Nâu đang hái táo trên cành thì thấy từ xa các bạn đang chơi đá bóng rất vui.
- Sóc nâu vội chuyền từ cành này sang cành khác và nhảy thật nhanh tới chỗ các bạn để chơi cùng.
- Đang chơi thì quả bóng rơi tõm xuống hố. Mọi người tìm đủ cách mà vẫn không lấy được quả bóng lên.
- Một bạn chạy đi tìm Bác Gấu. Trong lúc đó, Sóc Nâu chợt nhìn thấy có ai đã để quên một chiếc xô ở một dòng suối bên đường.
- Sóc Nâu chạy đến và múc một xô nước và chế xuống dưới hố. Nước đổ xuống tới đâu, quả bóng dâng lên cao tới đó.
- Lúc Bác gấu đến thì Sóc Nâu đã lấy được bóng cho các bạn rồi. Bác gấu khen Sóc Nâu thật là thông minh.
b. Hoạt động 2: Kể chuyện theo tranh: “Cú con ngủ gật trong lớp”
+ Biện pháp 1: Làm phong phú vốn biểu tượng về đối tượng, ý tưởng, cách biểu đạt khi kể chuyện bằng cách thường xuyên tổ chức đàm thoại, trò chuyện, tri giác về đồ dùng đồ chơi, nhân vật, sự vật, sự kiện xung quanh trẻ.
Trước khi tiến hành kể chuyện, các hoạt động được lồng ghép vào các nội dung định hướng như sau:
+ Trong hoạt động làm quen môi trường xung quanh, cô giới thiệu về đặc điểm nổi bật của loài Cú là thức ban đêm và ngủ ban ngày. Một số nguyên nhân và tác hại của việc thức khuya.
+ Trò chuyện với trẻ về các hoạt động gây hại cho mắt, những nguyên nhân bé bị cô giáo la…
+ Đàm thoại về những hoạt động ở trường tiểu học, hoạt động học tập.
+ Các góc chơi, trang trí tranh ảnh câu chuyện, các con vật có liên quan: Cú con, Cô giáo, mặt trăng, sách vở, bàn học…
+ Góc chữ cái: giúp trẻ làm quen với chữ cái in thường.
+ Góc toán: cũng cố số lượng, biểu tượng từ 1-10, thêm bớt.
+ Trên tường, cô trang trí các góc theo chủ đề bé chuẩn bị vào lớp 1.
+ Bộ tranh dùng để kế chuyện được lựa chọn ngẫu nhiên từ nhiều tranh khác nhau để trẻ tự mình lựa chọn tranh sẽ kể.
Các hoạt động định hướng trên giúp trẻ có cái nhìn tổng quát về các hoạt động sẽ diễn ra tại trường tiểu học. Hoạt động ở trường tiểuhọc không giống như ở trường mầm non. Bạn Cú con do không chuẩn bị vào lớp Một, ham chơi nên thức khuya.Chuẩn bị cho trẻ sự mong muốn được lên lớp 1. Tự tin trong giao tiếp với bạn bè khi vào trường tiểu học trong tương lai. Chính các biểu tượng này là chất liệu để khi tiến hành kể chuyện, trẻ mang chúng đặt vào trường tiểu học, tưởng tượng ra nơi trẻ sẽ tiếp tục học tập trong tương lai thông qua việc kể lại trong một câu chuyện hoàn chỉnh với đề tài là hình ảnh một chú Cú hay ngủ gật trong lớp 1.
+ Biện pháp 2: Sử dụng kết hợp hình thức kể chuyện sáng tạo với nhiều thể loại khác nhau giúp trẻ kể chuyện sáng tạo theo nhiều mức độ
− Mỗi trẻ sẽ có một cách đặt các bức tranh khác nhau để hoàn thành câu chuyện theo ý tưởng của chính mình. Thứ tự của tranh tùy vào ý tưởng khác nhau của những lần kể chuyện. Thậm chí ở những lần hoạt động sau, trẻ có thể sử dụng một bức tranh riêng lẻ để kể về câu chuyện của mình, miễn sao đảm bảo ý nghĩa và cấu trúc.
− Sau khi kể xong, trẻ có quyền đặt tên khác cho câu chuyện mà mình vừa kể cũng như đặt tên cho câu chuyện của bạn khi đưa ra nhận xét. Một số trẻ sau khi nghe câu chuyện của bạn nếu muốn thay đổi lời kết vẫn được khuyến khích và động viên trẻ từ kết thúc đó kể lại một câu chuyện mới hoàn chỉnh.
− Cô có thể sử dụng các nhân vật trong tranh làm nhân vật rời, kết hợp trên trình chiếu Powerpoint như một buổi chiếu phim và cho trẻ lồng tiếng chiếu phim như một cách mới để kể lại câu chuyện bằng cách tưởng tượng mình là nhân vật trong phim.
− Các mô hình, rối tay, hột hạt, quần áo đóng kịch cũng giúp trẻ hứng thú hơn trong khi kể chuyện cũng như làm cho các hình thức kể chuyện trở nên mới mẻ và thu hút hơn.
+ Biện pháp 3: Sử dụng chuyện mẫu giúp trẻ hình thành các kỹ năng kể chuyện cơ bản và nâng dần đến kỹ năng tự kể chuyện để tạo nền tảng cũng như chất xúc tác giúp phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo
Chuyện mẫu 1:
+ Tớ là Cú Con.
+ Tớ đi học từ sáng đến chiều nhưng không hiểu sao cứ đến lớp là tớ bắt đầu buồn ngủ và gụt gà gụt gật trong lớp. Chính vì vậy, bạn bè gọi tớ là Cú con hay ngủ gật.
+ Tớ toàn bị điểm xấu. Tớ buồn lắm.
+ Tớ đến xin cô giáo được đi học vào buổi tối. Vậy là tớ không còn buồn ngủ nữa. Tớ học chăm chỉ, nhìn chăm chú lên bảng của cô giáo và đạt được nhiều điểm cao.
+ Các bạn không quen thì ngủ gà ngủ gật.
Chuyện mẫu 2:
+ Tớ là Cú đây. Tớ chuẩn bị vào lớp Một. Cô giáo bảo lớp Một không như ở trường mầm non. Bọn tớ phải ngồi ngay ngắn trên bàn để học trong thời gian dài hơn.
+ Tớ chẳng hiểu sao cứ ngồi vào bàn là tớ buồn ngủ lắm. Các bạn gọi tớ là Cú con ngủ gật.
+ Tớ nói với Bố mẹ. Bố mẹ bảo do tớ thức khuya xem ti vi nên ngủ gật trong lớp. Do xem ti vi nhiều nên tớ không nhìn ra chữ trên bảng cô giáo viết gì hết.
+ Tớ bèn đi ngủ sớm như lời bố mẹ nói thì hết ngủ gật.
+ Cô giáo thấy tớ thay đổi thì khen tớ nhiều lắm. Nhiều bạn cũng xem ti vi khuya nên ngủ gật. Cô bảo phải đi ngủ sớm thì mới không bị ngủ gật trong lớp đó nhé.
3.3.1.4 Tổ chức thực nghiệm
Thực nghiệm tiến hành trong điều kiện bình thường như trong các buổi lên lớp của trẻ, giờ hoạt động có chủ đích (từ 8 giờ đến 8 giờ 30). Điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm thực nghiệm không khác gì so với quy định chung của chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Trình độ giáo viên ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tốt nghiệp Đại học sư phạm mầm non và có thâm niên công tác chăm sóc giáo dục trẻ 5-10 năm. Giáo viên yêu nghề, yêu trẻ, có ý thức tự giác thực hiện yêu cầu chuyên môn.
- Sự khác biệt giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
+ Nhóm đối chứng: giáo viên tự soạn giáo án, tự chuẩn bị đồ dùng dạy học và tổ chức hoạt động với hình thức, phương pháp, biện pháp không có gì thay đổi.
+ Nhóm thực nghiệm: giáo viên soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học với và tổ chức hoạt động với hình thức, phương pháp, biện pháp theo sự góp ý của nhóm nghiên cứu.
3.3.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
3.3.2.1. So sánh mức độ tưởng tượng sáng tạo của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm
Tiến hành dự giờ hoạt động học có chủ đích trong đó hoạt động kể chuyện là hoạt động trọng tâm về kể chuyện theo trí nhớ: “Chuyến đi chơi của Bé”ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Qua việc phân tích hoạt động kể chuyện của trẻ chúng tôi thu được kết quả như sau:
Đánh giá chung cho thấy khả năng mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ ở hai nhóm đối chứng và thực nghiệm trước khi chịu tác động thực nghiệm là tương đương nhau. Điều này được thể hiện ở điểm tổng điểm lẫn các tiêu chí đánh giá khả năng tưởng tượng sáng tạo. Ở tất cả các tiêu chí sự chênh lệch giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là không đáng kể. Để khẳng định sự tương đồng này, chúng tôi đã sử dụng kiểm nghiệm t để kiểm định thì sig của các tiêu chí và tổng điểm đều lớn hơn α = 0.05 rất nhiều chứng tỏ giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả điểm các tiêu chí cho chúng ta thấy ở đề tài này, cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều đạt những mức độ tương đối giống nhau, không chênh lệch nhiều.
Bảng 3.1. So sánh khả năng tưởng tượng sáng tạo của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm
Các tiêu chí
Nhóm
Khả năng tưởng tượng sáng tạo
Trung Bình Kiểm nghiệm t Cao Trung bình Thấp N % N % N %
Tên chuyện Đối chứng 7 21.9 25 78.1 0 0.0 3.43 0.954 Thực nghiệm 9 28.1 23 71.9 0 0.0 3.69 Nội dung chuyện Đối chứng 12 37.5 18 56.3 2 6.3 3.59 0.768 Thực nghiệm 8 25.0 24 75.0 0 0.0 4.50 Ngôn ngữ Đối chứng 2 6.3 29 90.6 1 3.1 2.75 0.886 Thực nghiệm 4 12.5 28 87.5 0 0.0 3.37 Nhân vật Đối chứng 4 12.5 26 81.3 2 6.3 3.37 0.796 Thực nghiệm 6 18.8 26 81.3 0 0.0 3.40 Đồ dùng trực quan Đối chứng 10 31.3 22 68.8 0 0.0 3.47 0.003 Thực nghiệm 12 37.5 20 62.5 0 0.0 4.03 Tổng điểm Đối chứng 7 21.9 23 71.9 2 6.3 16,8 0.020 Thực nghiệm 8 25.0 24 75.0 0 0.0 18,8
Kết quả bảng 3.1 cho thấy, tưởng tượng sáng tạo đạt mức độ cao chiếm tỉ lệthấp, phần lớn ở mức độ trung bình. Về mặt tên chuyện, hầu hết trẻ đều đặt được tên truyện, thể hiện được đề tài câu chuyện tuy nhiên tên mẫu của cô giới thiệu ở đầu giờ hoặc tên truyện của những trẻ giỏi vẫn còn ảnh hưởng đến trẻ đặt sau. Bên cạnh đó, có một vài trẻ ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đã thể hiện một cách độc lập suy nghĩ riêng của mình như bé Mai khi đặt tên chuyện cho câu chuyện của mình đã sử dụng cảm xúc của bản thân để đặt: “Gia đình hạnh phúc”hay bé Minh đặt là: “Cảnh đẹp quanh ta”. Khi kể về chuyến đi chơi xa của mình bé Mai còn đã nói: “Sau này con lớn lên, đi làm có nhiều tiến, con cũng sẽ đưa ba mẹ con đi chơi nhiều nhiều nữa”. Khi được hỏi vì sao trẻ lại muốn như vậy thì bé Mai trả lời:“Vì như vậy mới là hiếu thảo”. Về nội dung chuyện kể: đa số các bé đều chọn những địa điểm quen thuộc và kể lại những hoạt động có liên quan trong chuyến đi. Cách kể chuyện dù có vài chi tiết lạ, hay nhưng hầu hết bám sát vào mẫu chuyện cô kể dù cô giáo cũng có yêu cầu trẻ tìm tra cách kể mới mẻ của riêng mình nhưng đa số trẻ vẫn chưa thật sự tự tin khi tham gia kể chuyện theo ý mình. Khi được hỏi lý do, bé Bảo N. trả lời: “Con thích làm giống cô giáo con”hay bé Mỹ H. nói: “Cô la chết”. Tình tiết câu chuyện cũng được thay
đổi nhiều so với những lần kể trước đây. Trẻ vẫn lựa chọn cách kể chuyện an toàn và đảm bảo sao cho mình kể được chuyện mà bỏ qua việc lựa chọn một câu chuyện hay cho riêng bản thân mình.
Biểu đồ 3.1. Điểm trung bình các tiêu chí nhóm ĐC và TN trước TN
Nhìn chung, việc chọn nhóm đối chứng và thực nghiệm bước đầu cho thấy hai nhóm tương đương nhau về khả năng tưởng tượng sáng tạo và kết quả nghiên cứu sau thực nghiệm sẽ đáng tin cậy và mang tính thuyết phục.
3.2.2.2. Kết quả nghiên cứu sau thực nghiệm
a. So sánh mức độ tưởng tượng sáng tạo của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm
Quan sát và đáng giá trẻ thông qua hai hoạt động kể chuyện: Kể chuyện bằng đồ chơi “Muôn thú rừng xanh”và kể chuyện theo tranh “Cú con ngủ gật trên lớp”
Ở cả hai nhóm trong cùng một thời điểm nhất định, sau khi hoàn thành các biện pháp nhằm nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo lên nhóm thực nghiệm. Việc phân tích kết quả thực nghiệm được tiến hành đối với từng giờ dạy trên mỗi hoạt động kể chuyện ở nhóm