Hoạt động kể chuyện và khả năng tưởng tượng sáng tạocủa trẻ mẫugiáo 5-

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong hoạt động kể chuyện (Trang 29 - 43)

8. Đóng góp mới của đề tài

1.2.3. Hoạt động kể chuyện và khả năng tưởng tượng sáng tạocủa trẻ mẫugiáo 5-

6 tuổi ở trường mầm non

1.2.3.1. Định nghĩa về hoạt động kể chuyện

Trường mầm non “giữ chân”trẻ bởi nhiều hoạt động được thiết kế và tổ chức đọc đáo và bổ ích. Trong số các hoạt động thường ngày như hát, múa,vẽ…thì hoạt động kể chuyện là một trong những hoạt động được trẻ mầm non yêu thích.

Kể chuyện là sự truyền đạt các sự kiện bằng lời nói, hình ảnhvà âm thanh, thường là do ngẫu hứng. Nó được xem như một phương tiện giải trí, giáo dục, bảo tồn văn hóa và có giá trị đạo đức. Yếu tố quan trọng của câu chuyện và kể chuyện bao gồm ý tưởng, ngôn ngữvà cách thuyết phục người nghe [64].

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 cũng đưa ra khái niệm về kể chuyện như sau: Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa. Tài liệu này cũng phân loại kể chuyện bao gồm các nội dung: Kể chuyện đã nghe, đã đọc; Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Cách phân loại này có phần tương đồng với cách chia ở lứa tuổi mầm non. Tác giả cũng ghi rõ: nhân vật trong văn kể chuyện thường có hành động; lời nói, ý nghĩ; ngoại hình. Cốt chuyện bao gồm: mở đầu, diễn biến và kết thúc [23, 58].

Kể chuyện là hình thức thông tin nhanh gọn, truyền cảm bằng ngôn ngữ. Kể chuyện khởi đầu cho sự tích luỹ tri thức khoa học, kinh nghiệm sống. Ngôn ngữ ngày càng phát

triển, số lượng từ cơ bản tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần trở nên phong phú thì kể chuyện không dừng lại ở mức độ thông tin mà còn mang trong mình chức năng giải trí hay cao hơn là chức năng nghệ thuật [27, 45].

Kể chuyện được xác định là một thuật ngữ vì nó có một kết cấu âm tiết ổn định, một phạm trù ngữ nghĩa nhất định. Xét ở góc độ ngôn ngữ thì kể chuyện là sự trình bày bằng miệng cặn kẽ, liên kết về một hiện tượng nào đó. Kể chuyện là hình thức ngôn ngữ độc thoại, thuật lại lời nói có logic, có tình cảm về một sự kiện theo trình tự phát triển của nó. Hình thức cơ bản của thông tin theo lối kể chuyện là câu tường thuật [13, 33].

Quá trình kể chuyện diễn ra với sự đóng góp của các nhu cầu được thể hiện, bày tỏ nguyện vọng cũng như các thao tác tư duy, ngôn ngữ để tạo ra một câu chuyện có nội dung, kết cấu hoàn chỉnh, mạch lạc. Trẻ là người chủ động trong câu chuyện của mình. Sự chủ động thể hiện rõ rệt từ việc lựa chọn nội dung, ý tưởng, ngôn ngữ, nhân vật, sự kiện…và sắp xếp chúng thế nào cho hợp lý. Thông qua câu chuyện kể, tâm tư, tình cảm và sự trải nghiệm của bản thân về những yếu tố được bộc lộ.

Kể chuyện là một loại “hoạt động lời nói”có sự giao thoa, đan kết giữa yếu tố tâm lý và ngôn ngữ. Vì thế, kể chuyện được xem như là một hoạt động phát triển trẻ một cách tích hợp và toàn diện các mặt nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và tâm vận [28, 46].

Kể chuyện được xem là một hoạt động nghệ thuật nhằm truyền đạt những sự kiện, hành động, xung đột của câu chuyện được chứng kiến cho người khác. Kể chuyện đồng thời cũng là một quá trình lao động và sáng tạo bởi người kể chuyện không phụ thuộc quá nhiều vào văn bản mà có thể sử dụng chính ngôn ngữ của mình. Chính điều này tạo ra dấu ấn cá nhân đặc sắc trong từng chuyện kể. Nó đòi hỏi ở chủ thể khả năng ghi nhớ, khả năng cảm thụ và khả năng hoạt động nghệ thuật [6, 116].

Tóm lại, theo cách hiểu của chúng tôi kể chuyện là một hoạt động, đó là sự trình bày bằng miệng một cách cặn kẽ, liên kết một hiện tượng nào đó.

Tuy nhiên ở đây cần phân biệt rõ hai khái niệm “kể lại chuyện”và “kể chuyện”.

Kể lại chuyện là thuật lại một câu chuyện đã nghe. Trẻ diễn đạt lại nội dung câu chuyện, sử dụng những hình thức ngôn ngữ sẵn có. Sự diễn cảm của tiếng nói trong lúc kể lại chuyện chủ yếu mang tính bắt chước. Nói cách khác, trong giáo dục mầm non, kể lại chuyện là hoạt động mà trẻ lặp lại nội dung cô giáo đã kể một cách khuôn mẫu nhằm định hướng cho trẻ về câu chuyện, kết cấu, hệ thống nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ diễn cảm, tranh ảnh hay đồ dùng trực quan giáo viên mầm non giúp

trẻ khắc sâu câu chuyện mình vừa kể để trẻ có thể tái hiện lại trên cơ sở như câu chuyện mẫu mà không cần thêm thắt những chi tiết mới.

Trong khi đó, kể chuyện là “thuật lại về một sự kiện miêu tả một đối tượng hay sáng tạo một câu chuyện nào đó”. Để kể chuyện trẻ phải chọn nội dung và hình thức ngôn ngữ. Sự phân biệt này muốn nhấn mạnh đến vai trò của tưởng tượng trong quá trình kể chuyện. Kể chuyện đòi hỏi phải có yếu tố sáng tạo, mới mẻ riêng của trẻ. Để phát triển tính tích cực, độc lập nhận thức trong quá trình tiếp nhận cảm thụ văn học, giáo viên không chỉ dạy trẻ kể lại chuyện mà còn dạy trẻ kể chuyện. [28, 46].

Sản phẩm của hoạt động kể chuyện là chuyện kể, đó là sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ thông qua hình thức kể chuyện bằng lời nói, ngôn ngữ độc thoại của cá nhân. Dù hình thức kể nào thì chuyện của trẻ phải đảm bảo:

- Nội dung gần gũi, phù hợp với lứa tuổi.

- Ngôn ngữ kể có lượng vốn từ thích hợp, cấu trúc ngữ pháp đơn giản, liên kết mạch lạc nhưng vẫn đảm bảo vừa phù hợp với trình độ nhận thức nhưng vẫn cung cấp được vốn từ mới, kiểu câu mới cho trẻ.

- Chuyện kể của trẻ phải ngắn gọn. Nội dung thông tin đầy đủ và đặc trưng nhất, loại bỏ những điều vụn vặt, từ thừa, ý thừa trong lời nói. Đây chính là giá trị chất lượng của câu chuyện.

- Chuyện phải do trẻ tự kể, tức hoàn toàn là ngôn ngữ độc thoại.

- Chuyện kể có một cấu trúc nhất định: phần mở đầu, phần diễn biến và phần kết thúc, mặc dù không nhất thiết phải chặt chẽ, thật sự logic như những câu chuyện kể của người lớn nhưng vẫn phải đảm bảo tính thống nhất trong nội dung.

- Chuyện kể của trẻ có thể hiện thái độ, cảm xúc tình cảm của cá nhân đối với sự vật, hiện tượng thông qua ngữ điệu, sự biểu cảm của nét mặt, cử chỉ, điệu bộ trong khi kể.

Giá trị chất lượng quan trọng của bất kỳ một câu chuyện nào thể hiện ở chỗ trình tự nội dung trình bày, khả năng trình bày những ý tưởng, ý nghĩ, những bình luận đơn giản, kết luận. Chuyện kể phải thể hiện được tính logic của lời nói. Đây chính là bản chất của tư duy trong hoạt động ngôn ngữ kể chuyện. Đồng thời, chuyện kể phải thể hiện được thái độ, cảm xúc của trẻ đối với sự vật hiện tượng của hiện thực khách quan.

Chuyện kể là sản phẩm của hoạt động tâm lý, bởi nó được trình bày theo một cấu trúc nhất định, có logic, thống nhất với một ý tưởng nào đó, sao cho người nghe có thể hiểu được. Cấu trúc chuyện kể được hình thành nhờ những quá trình tâm lý bên trong, mà ở đó các thao tác trí tuệ thực hiện chức năng của mình: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ

thống hoá, nhớ lại và chọn lựa các biểu tượng và từ ngữ phù hợp với chủ đề, các cấu trúc câu đúng ngữ pháp… Rõ ràng chuyện kể là sản phẩm hoạt động tâm lý và hoạt động ngôn ngữ của cá nhân, nó phản ánh đặc điểm tâm lý thông qua ngữ điệu giọng nói, cách sử dụng từ, cấu trúc câu, cấu trúc chuyện kể…

Ở trường mầm non, có thể đề cập đến một số dạng kể chuyện sau đây:

- Kể chuyện theo tri giác: trẻ miêu tả vật, tranh, sự việc đang quan sát. Trẻ miêu tả những gì đang quan sát trong thời điểm kể chuyện.

Đồ chơi là người bạn thân thiết của trẻ, là phương tiện giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh. Đồ chơi giúp trẻ nhớ lại những ấn tượng và kinh nghiệm đã có đồng thời đáp ứng nhu cầu tích cực hoạt động, phát triển óc sáng tạo, tư duy và tưởng tượng của trẻ.

Khi cho trẻ kể chuyện theo đồ chơi, giáo viên chọn một hay vài đồ chơi dễ gây hứng thú cho trẻ, đặt câu hỏi gợi ý để trẻ gọi tên, nói lên các đặc điểm về hình dạng, màu sắc, hình thức, sau đó kể một câu chuyện mẫu rồi đề nghị trẻ kể lại theo ý mình.

Yếu tố trực quan sinh động giúp trẻ tiếp nhận sự vật, hiện tượng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tranh được xem như một phương tiện để trẻ sáng tạo ra những lời nói mạch lạc, những hình ảnh trong tranh được sắp đặt theo một tương quan nhất định. Tranh vẽ giúp trẻ tiếp thu nội dung câu chuyện dễ dàng hơn.

Khi dạy trẻ kể chuyện theo tranh vẽ, trước hết giáo viên cần dạy trẻ hiểu nội dung các bức tranh, nắm được sự liên quan giữa các nhân vật, sự kiện trong tranh. Sau đó, hướng dẫn trẻ kể lại chuyện theo tranh. Nếu bức tranh có nội dung khó hiểu thì cần xem trước thật kỹ trong một giờ riêng sau đó mới cho trẻ kể. Tuỳ theo bức tranh, giáo viên và trẻ có thể miêu tả từng phần riêng của nó, sau đó cho trẻ kể lại cả bức tranh, có sử dụng dàn bài, có một số tranh đòi hỏi miêu tả trọn vẹn lập tức vì nếu không nội dung của nó sẽ không được tri giác trọn vẹn. Giáo viên có thể chọn một câu chuyện mẫu rồi yêu cầu trẻ nhớ nội dung và kể lại.

- Kể chuyện theo trí nhớ: Trẻ diễn tả lại bằng ngôn ngữ những gì đã quan sát, đã làm (đã trải nghiệm). Kể về các sự kiện đã xảy ra trong cuộc sống, ở trường hay ở gia đình trước khi trẻ kể chuyện. Dạng kể chuyện này đòi hỏi trẻ phải có khả năng quan sát và ghi nhớ tốt cũng như khả năng diễn đạt. Trẻ mang những sự kiện quen thuộc đã diễn ra như chuyến đi chơi xa, ngày sinh nhật, ngày hội trăng rằm… thiết lập thành một câu chuyện hoàn chỉnh để kể lại.

- Kể lại chuyện: trẻ trình bày lại những câu chuyện, những chuyện văn học đã được nghe cô giáo kể hoặc đọc bằng ngôn ngữ và theo sự thấu hiểu của cá nhân.

- Kể chuyện sáng tạo (chuyện tự nghĩ ra): trẻ kể lại câu chuyện do trẻ tự nghĩ ra, tự tưởng tượng thành ý tưởng ở mức độ giản đơn. Có các loại kể chuyện sáng tạo: kể tiếp và kết thúc câu chuyện của cô giáo; kể chuyện theo tranh (kể có sự trợ giúp của yếu tố trực quan); kể chuyện tự do theo một chủ đề hay tình huống (không có yếu tố trực quan); kể chuyện theo một số nhân vật do cô giáo nêu ra…

Một số hình thức kể chuyện sáng tạo thường gặp:

+ Kể chuyện sáng tạo nối tiếp:

Cô giáo chọn một câu chuyện mới để kể cho trẻ. Cô sẽ kể phần đầu, bỏ trống phần kết thúc, yêu cầu trẻ phải tự nghĩ.

+ Kể chuyện sáng tạo thay đổi lời kết:

Cô giáo chọn một câu chuyện cũ đã kể cho trẻ nghe nhưng chỉ kể phần đầu, yêu cầu trẻ kể phần kết của chuyện khác với phần kết đã nghe.

+ Kể chuyện sáng tạo với đồ dùng, đồ vật:

Cô giáo chọn những đồ dùng, đồ vật quen thuộc với trẻ (ít nhất là một vật và nhiều nhất là bốn vật), yêu cầu trẻ xây dựng câu chuyện về chúng.

+ Kể chuyện sáng tạo từ họa báo:

Cô giáo chuẩn bị một số tờ báo. Buổi đầu cho trẻ tự chọn và cắt ra những tranh mà trẻ thích. Buổi thứ hai, yêu cầu trẻ kể một câu chuyện từ những tranh mà trẻ đã cắt. Số lượng tranh được chọn tuỳ theo ý thích và khả năng của từng trẻ nhưng phải xây dựng thành một câu chuyện trọn vẹn.

+ Kể chuyện sáng tạo lắp ghép tranh:

Cô giáo chuẩn bị một bộ tranh chứa đựng nội dung một câu chuyện. Trước hết yêu cầu trẻ xếp thứ tự các bức tranh theo ý thích của trẻ. Yêu cầu trẻ kể thành một câu chuyện theo trình tự các bức tranh đó.

+ Kể chuyện sáng tạo theo chủ đề, tình huống ứng xử:

Đưa cho trẻ một chủ đề gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ, yêu cầu trẻ kể chuyện về chủ đề đó.

Ngoài ra còn khá nhiều hình thức kể chuyện khác nhau. Có thể đề cập như: kể chuyện bằng bàn tay, kể chuyện bằng hột - hạt - que, kể chuyện kết hợp vẽ tranh và một số hình thức tạo hình khác. Điều quan trọng là trong từng tình huống khác nhau, từng lứa tuổi khác nhau cũng như khả năng thể hiện của giáo viên thì các hình thức này sẽ được khai thác nhằm phát triển tối ưu hóa khả năng sáng tạo của trẻ [27].

1.2.3.2. Khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện

Không giống như người lớn, trẻ nhỏ tưởng tượng sáng tạo chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu muốn được tưởng tượng. Hoạt động tưởng tượng sáng tạo của người lớn thường tạo ra sản phẩm cụ thể có giá trị cho bản thân và xã hội còn với trẻ nhỏ nó lại là một bước đệm giúp trẻ rèn luyện khả năng này ngày một phát triển thực sự có ích cho mai sau.

Vưgotxki cho rằng trẻ có khả năng sáng tạo từ thuở ấu thơ nhưng ở tuổi mẫu giáo đứa trẻ chỉ thật sự có đủ trình độ mới có thể sáng tác văn học. Vì thế, khả năng biết xây dựng một hệ thống bằng các yếu tố, biết phối hợp cái cũ lại thành những kết hợp mới chính là cơ sở của sự sáng tạo [29, 36]. Điều này thể hiện rõ khi nghiên cứu sản phẩm kể chuyện của trẻ. Hình ảnh mà trẻ tạo ra được từ trí tưởng tượng thường khác xa với hiện thực và chứa đựng nhiều yếu tố khác nhau. Nó mang tính tự nhiên, hứng khởi, không bị ràng buộc theo khuôn mẫu và thường có tính tự phát. Biểu hiện này giúp ta nhận rõ vai trò của người lớn mà cụ thể là giáo viên mầm non cần có sự “nuôi dưỡng”những “mầm mống”của sự tưởng tượng của trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động tạo trường mầm non để trẻ cởi mở hơn trong việc thoải mái trình bày các ý tưởng tưởng chừng như không tưởng của mình

[11, 26].

Khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động kể chuyện mang nặng tính duy kỷ[11, 37]. Mục đích chính trong khi tưởng tượng chủ yếu để bộc lộ cái tôi, kinh nghiệm cá nhân, biểu lộ cảm xúc chứ chưa chú tâm vào việc tạo ra các chất liệu nghệ thuật cho câu chuyện kể của mình. Vì vậy, chuyện kể của trẻ đôi khi tản mạn và xa rời thực tế. Từ việc thấy gì kể đó trẻ có thể lan man sang những điều mà trẻ tưởng tượng ra trong đầu và kết hợp chúng thành một câu chuyện mà đôi khi người lớn có thể cho là “không giống ai”. Hành vi nói dối cũng là một trong những biểu hiện tưởng tượng của trẻ khi kể cho người lớn nghe một câu chuyện gì đó về bản thân. Đôi lúc trẻ tưởng tượng ra những tình huống có thể xảy ra với mình mà trẻ được chứng kiến và kể lại như điều đó đã xảy ra đối với trẻ. Người lớn, nhất là giáo viên mầm non cần nhận ra những tình huống này và điều chỉnh nó theo hướng tích cực để trẻ có thể sử dụng hiệu quả trí tưởng tượng sáng tạo cùng khả năng biểu đạt trong hoạt động kể chuyện.

Tưởng tượng sáng tạo trong quá trình kể chuyện cũng được thể hiện thông qua nhu cầu nhận thức của trẻ đối với cuộc sống xung quanh. Trẻ vận dụng những hình ảnh đã có từ việc thu lượm trong quá trình hoạt động và không ngừng tưởng tượng sáng tạo thêm vào các chi tiết khác. Điều này thúc đẩy trẻ tích cực nhận thức thế giới xung quanh, đi từ cái muốn

biết đến cái chưa biết, muốn khám phá… Tuy nhiên, do sự thiếu hụt trong các hành động

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong hoạt động kể chuyện (Trang 29 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)