0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Cơ sở định hướng cho việc đề xuất các biện pháp triển khả năng tưởng tượng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN (Trang 80 -81 )

8. Đóng góp mới của đề tài

3.1. Cơ sở định hướng cho việc đề xuất các biện pháp triển khả năng tưởng tượng

Một số quan điểm cho rằng, trẻ chỉ cần được cô giáo mầm non hoặc người lớn kể đi kể kại nhiều lần một câu chuyện nào đó thì tự khắc theo cơ chế nhập tâm trẻ sẽ “biết”kể chuyện. Theo thời gian, trẻ lớn lên sẽ tự khắc có thể tự kể chuyện mà không cần bất cứ sự tác động nào khác. Điều này không hoàn toàn sai nhưng chỉ đúng một phần nhỏ.

Để đạt được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nào đó, trẻ con có thể sử dụng nhiều các thức khác nhau trong đó tác động có kế hoạch của nhà sư phạm với những phương pháp và biện pháp phù hợp là một trong những con đường ngắn và hiệu quả nhất.

Khả năng có thể hiểu là những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân, đảm bảo cho sự lĩnh hội một cách tương đối dễ dang và có chất lượng một dạng hoạt động cố định nào đó. Nó không phải là một phẩm chất bẩm sinh mà chỉ hình thành và phát triển thông qua hoạt động. Kết quả hoạt động lại tùy thuộc vào trình độ phát tirển khả năng hình thành trong hoạt động đó [6,19].

Việc phát hiện ra cũng như bồi dưỡng khả năng của trẻ trong hoạt động kể chuyện thông qua việc tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện đã được chúng tôi xây dựng trên những cơ sở lý luận và thực tiễn sau:

- Khái niệm tưởng tượng sáng tạo.

- Đặc điểm tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện. - Thực trạng mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể

chuyện ở một số trường Mầm non tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương và một số nguyên nhân của thực trạng.

- Quan điểm đổi mới trong giáo dục nói chung và giáo dục Mầm non nói riêng. Từ những năm 90 của thế kỉ XX bậc học Mầm non Việt nam đã tiến hành đổi mới giáo

dục mầm non theo xu hướng tích hợp theo chủ đề. Giáo dục tích hợp theo chủ đề hướng đến việc:

+ Lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động. Thiết kế hoạt động dựa trên nhu cầu và hứng thú thật sự của trẻ. Trẻ hoạt động theo phương pháp tích hợp các nội dung. + Tăng cường cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan trên cơ sở đó

phát triển ngôn ngữ, tư duy và óc tưởng tượng của trẻ.

+ Quan tâm đến đặc điểm cá nhân của trẻ, cá biệt hóa trong công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non.

+ Tăng cường tổ chức các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ, nhóm vừa. Vận dụng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng thực của trẻ cũng như đặc điểm vùng, miền, địa phương…

+ Tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, được hoạt động và lĩnh hội theo nhiều cách, đặc biệt lưu ý đến việc trẻ học như thế nào hơn là trẻ học cái gì. Không tách rời giữa học và chơi, khuyến khích giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau, phát huy tính tích cực của trẻ, đào sâu sự suy nghĩ của trẻ.

+ Có sự phối hợp nhịp nhàng với gia đình, xã hội.

- Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi trong các lĩnh vực về kể chuyện, ngôn ngữ và khả năng sáng tạo.

3.2. Một số biện pháp phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN (Trang 80 -81 )

×