Cơ sở đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu khảo sát thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ (Trang 87 - 88)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.1.Cơ sở đề xuất biện pháp

2.5.1.1. Cơ sở pháp lý

Ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào công nhận người tự kỷ là người khuyết tật. Trẻ tự kỷ hết sức thiệt thòi trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt là giáo dục khó khăn khi xin nhập học trong những lớp hòa nhập có sự hỗ trợ của Nhà nước (không có giấy chứng nhận tự kỷ). Khi trẻ có hành vi gây hấn vẫn phải chịu xử phạt giống như người bình thường.

-Trẻ tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển, theo Công ướcquốc tế Quyền TEnhóm trẻ này cần được đảm bảo quyềnhọc tập bình đẳng với trẻ bình thường khác.

- Hội chứng tự kỷ chưa được đưa vào một dạng khuyết tật riêng trong Luật ngườikhuyết tật và các văn bản pháp lý khác

- Chưa có quy định cụ thể cho các trường tiếp nhận trẻ tự kỷ vào học

- Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ tài chính cho những gia đình có con mắc chứng tự kỷ.

2.5.1.2. Cơ sở lý luận

- Hầu hết các bậc cha mẹ đều rất hoang mang, lo sợ, chán nản, buồn rầu và không chấp nhận khi con mình bị chẩn đoán là tự kỷ vì họ thấy đây là một chứng bệnh khó chữa, thiếu trường lớp để học và hoà nhập.Chưa có đầu ra cho những trẻ tự kỷ khi các em 15 tuổi, chưa có một cơ sở hướng nghiệp, cơ sở dạy nghề nào dành cho trẻ tự kỷ.

- Được can thiệp là một chuyện nhưng can thiệp rồi phải có môi tường để trẻ hoà nhập, học tiếp các chương trình phổ thông, đi làm nuôi sống bản thân. Một khi trẻ tự kỷ chưa có những điều kiện tốt nhất thì bậc làm cha làm mẹ còn hoang mang, lo lắng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm, thái độ của cha mẹ với con bị tự kỷ,

86

niềm tin vào con cũng như tương lai của con. Có một niềm tin chắc chắn con họ sẽ phục hồi được lúc đó họ mới có đủ động lực để đi tiếp, để phấn đấu.

- Khả năng phục hồi của trẻ đều chậm và phải thực hiện can thiệp trong quá trình dài nên nhiều phụ huynh không đủ kiên nhẫn.

2.5.1.3. Cơ sở thực tiễn

- Trẻ tự kỷ càng ngày đangcó chiều hướng tăng nhanh với nhiều chiều hướng phức tạp trong khi đó chưa thể tìm ra nguyên nhân cụ thể để xác định cho chứng bệnh này.

- Các công trình nghiên cứu về tự kỷ còn ít, chưa được nhân rộng và áp dụng vào thực tiễn chưa nhiều.

- Các công cụ chẩn đoán, đánh giá trẻ tự kỷ còn hạn chế vì vậy còn bỏ sót nhiều đối tượng.

- Các cơ sở chăm sóc trẻ tự kỷ mới chỉ được thành lập hầu hết ở các thành phố lớn còn các vùng nông thôn và thành phố nhỏ còn rất ít.

Một phần của tài liệu khảo sát thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ (Trang 87 - 88)