Nguyên nhân gây ra hội chứng tự kỷ

Một phần của tài liệu khảo sát thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.7. Nguyên nhân gây ra hội chứng tự kỷ

Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về nguyên nhân gây ra hội chứng tự kỷ nhưng vẫn chưa có một nguyên nhân nào được coi là nguyên nhân chính thức gây ra chứng bệnh này. Vấn đề này vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Có rất nhiều ý kiến khác nhau, khá phức tạp. Vài yếu tố được xem có thể là nguyên nhân nhưng tất cả điều nêu ra sau đây là giả thuyết, mang tính tham khảo:

Cấu tạo khác thường của bộ não

Theo những nghiên cứu mới nhất về giải phẫu bộ não người bị tự kỷ sau khi chết và theo dõi bộ não khi đang hoạt động qua chụp cộng hưởng từ MRI, X quang…Các nhà khoa học cho biết có sự khác biệt về cấu tạo giữa não người tự kỷ và bộ não điển hình như sau:

- Các thùy trán nơi bắt nguồn cho suy luận cấp cao phồng to lên nhiều chủ yếu là thừa chất trắng chứa mớ dây thần kinh não. Não của người tự kỷ phát triển nhanh bất thường đến khoảng 2 tuổi và có hiện tượng viêm mãn tính, 4 tuổi, trẻ tự kỷ đã có bộ não với kích thước của trẻ bình thường 13 tuổi đặc biệt ở trẻ nữ.

-Thể teo nhỏ. Giải mô não này kết nối hai bán cầu não trái và phải. Hoạt động phối hợp giữa các vùng khác nhau của trẻ tự kỷ rất kém.

- Hạnh nhân to hơn bình thường. Vùng não này có vai trò chộp lấy các cảm giác sợ hãi khi đối mặt với môi trường, cảm xúc, giao tiếp xã hội. Trẻ tự kỷ có cảm xúc sợ hãi, lo âu rất mạnh. Nghiên cứu cho thấy hạnh nhân được kích hoạt khi trẻ nhìn thấy mặt người như thể đang gặp mối đe dọa.

- Đồi Hải mã to hơn bình thường 10% vùng não này phụ trách về trí nhớ. Trẻ tự kỷ dùng trí nhớ để ghi nhớ mọi tình huống sự việc (ghi nhớ máy móc) hay vì cách xử lý tình huống bằng kinh nghiệm và suy luận.

26

-Tiểu não chứa nhiều chất trắng, cũng như thùy trán vùng não này giữ vai trò then chốt trong việc phối hợp cơ thể, lập trình các cử động, tiên đoán sự việc…Tất cả những điều này đều là điểm yếu của người mắc hội chứng tự kỷ.

Thực tế cho thấy việc can thiệp sớm đem lại kết quả tốt cho trẻ.

Gen và di truyền

Gần đây có những nghiên cứu cho rằng gen có ảnh hưởng tới chứng tự kỷ. Cụ thể, họ cho rằng người mắc tự kỷ gặp trục trặc với các gen X, gen số 15, gen số 11. Tuy nhiên mối liên hệ giữa các gen này với chứng tự kỷ vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Về tính di truyền, các nghiên cứu cho thấy trẻ sinh đôi cùng trứng có nguy cơ cùng mắc chứng tự kỷ là 36%. Tỉ lệ này ở sinh đôi khác trứng thấp hơn khoảng 50- 100 lần so với người bình thường. Có khoảng 2-3% trẻ có anh chị em ruột mắc tự kỷ cũng mắc chứng này. Một tỷ lệ rất nhỏ các trẻ khác dù không có kết luận mắc tự kỷ nhưng vẫn có một vài biểu hiện suy giảm khả năng về ngôn ngữ hay giao tiếp…

Vắcxin và tự kỷ

Nhiều cha mẹ rất hoang mang khi có những thông tin rằng tiêm vắc xin là nguyên nhân gây cho trẻ mắc chứng tự kỷ. Vì lí do này nhiều cha mẹ quyết định không cho con tiêm phòng.

Trước khi thụ thai: Những nghiên cứu chứng minh nhiều bà mẹ có con tự kỷ thường làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại ảnh hưởng đến những tế bào cần thiết cho việc sinh sản.

Trước khi sinh: Mẹ bị nhiễm trùng virus Rubella có khả năng tăng nguy cơ của chứng tự kỷ vì những virus này tác động trực tiếp lên noron bào thai.

Trước khi sinh: Tình trạng thai ngạt, nằm lồng kính hoặc vấn đề hậu sản dường như ảnh hưởng nhiều đến trẻ tự kỷ hơn những trẻ bình thường.

Sau sinh: Trong vài trường hợp, sự nhiễm trùng như ban đỏ, quai bị dường như cũng kéo theo tự kỷ.

Thực tế, qua nghiên cứu nhà khoa học khẳng định không có bằng chứng xác thực nào về mối quan hệ giữa vắcxin với tự kỷ. Một số trẻ có các biểu hiện của tự kỷ không điển hình sau khi tiêm vắcxin nhưng thường trẻ sẽ phục hồi sau một thời gian.

27 • Các yếu tố môi trường

Vào những thập niên năm 50, 60 của thế kỷ XX có lý thuyết cho rằng trẻ mắc chứng tự kỷ là do cách chăm sóc con cái không hợp lý. Trẻ có thể bị bỏ bê một cách thái quá nên không có cơ hội hoạt động trí tuệ, học ngôn ngữ, giao tiếp và tiếp xúc với xã hội. Tuy nhiên các nghiên cứu hiện nay cho thấy không phải như vậy. Cách chăm sóc trẻ không khoa học chỉ là tác nhân thuận lợi làm cho chứng tự kỷ trở nên nặng hơn. Điều này cũng lưu ý các cha mẹ nên quan tâm thường xuyên hơn đến trẻ, tạo điều kiện để trẻ phát triển tốt cả về thể chất, trí tuệ, cảm xúc.

Hàm lương kim loại cao trong máu.

Có nghiên cứu cho rằng sự nhiễm độc kim loại nặng như thủy ngân, chì…trong máu dẫn đến trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên vẫn chưa có chứng cứ khoa học xác định để khẳng định giả thuyết này.

Một phần của tài liệu khảo sát thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)