8. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Nghiên cứu thực trạng
2.3.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích:Đây là phương pháp chính của đề tài. Dựa trên sở lý luận, các đề tài tham khảo có liên quan, người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi để tìm hiểu thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ.
37
- Nhận thức về bản chất của tự kỷ (khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện); tình cảm và hành vi của cha mẹ.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ. - Nguyện vọng, mong muốn của cha mẹ trong việc giúp con mình khắc phục
những khó khăn trong cuộc sống.
Cách tiến hành:Bảng hỏi xây dựng 20 câu hỏi chính thức cùng một số câu hỏi
nhằm phân loại và thu nhận thông tin khách thể được sắp xếp linh hoạt tránh sự nhàm chán cho người trả lời. Trong đó có một số câu hỏi có phương án kiểm tra độc hính xác hoặc những câu hỏi mang tính chất bổ sung cho mục đích chính tại câu hỏi khác, cụ thể:
+ Các câu hỏi 1,3, 6 tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về chứng tự kỷ.
+ Các câu hỏi 4,11 tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về khả năng phát triển của trẻ tự kỷ.
+ Các câu 8,12,13 tìm hiểu mức độ chấp nhận của cha mẹ đối với trẻ. + Các câu 14, 17 tìm hiểu sự quan tâm của cha mẹ đối với trẻ.
+ Các câu 12, 18 tìm hiểu sự khác biệt trong cách đối xử của cha mẹ với con mang chứng tự kỷ và các anh chị em khác của trẻ.
+ Các câu 9, 14 tìm hiểu sự giúp đỡ của cha mẹ đối với trẻ.
+ Các câu 15, 16, tìm hiểu xu hướng hành vi và cách thức chăm sóc trẻ hàng ngày của cha mẹ.
2.3.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích: tìm hiểu rõ hơn thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ.
Kết quả này sẽ bổ sung cho những số liệu thu được từ điều tra bằng bảng hỏi, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm giúp phụ huynh có thái độ tích cực đối với con mình.
- Nội dung: Khác với việc trả lời bảng hỏi với những câu hỏi đóng, trong quá trình phỏng vấn trực tiếp, các câu hỏi mở đưa ra để khách thể trả lời tự do. Nội dung câu hỏi xoay quanh thông tin về thái độ của cha mẹ khi biết con mình mắc chứng tự kỷ. Trong quá trình phỏng vấn, nhà nghiên cứu đưa ra những câu hỏi dưới nhiều hình
38
thức khác nhau để kiểm tra độ tin cậy của thông tin, cũng như làm rõ những thông tin chưa đầy đủ.
- Cách tiến hành: chúng tôi gặp gỡ, trao đổi với một số phụ huynh có con mắc
chứng tự kỷ. Thời gian dành cho mỗi phụ huynh là 15 phút đến 35 phút. Ngoài ra, chúng tôi cũng trao đổi thêm với giáo viên những người trực tiếp dạy trẻ tự kỷ và tiếp xúc nhiều với phụ huynh.
2.3.2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Mục đích:từ việc nghiên cứu toàn diện đời sống tâm lý của một số trường hợp điển hình để có các kiến giải sâu sắc và chính xác hơn về thái độ của họ đối với những đứa con tự kỷ của mình. Kết quả bổ sung thêm số liệu thu thập được từ phương pháp điều tra, phỏng vấn sâu.
- Nội dung: dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi lựa chọn 2 phụ huynh của 2 trẻ tự kỷ để xây dựng chân dung tâm lí điển hình.
- Cách tiến hành: Trước và trong quá trình phỏng vấn chúng tôi cố gắng tạo bầu không khí thân thiện, vui vẻ, cởi mở với phụ huynh trong cuộc trò chuyện. Vì sự thoải mái, tin tưởng sẽ là yếu tố quan trọng để khách thể cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ và khách quan. Nội dung phỏng vấn xoay quanh những thông tin về thái độ của phụ huynh đối với con có chứng tự kỷ. Chúng tôi xin phép khách thể toàn bộ cuộc phỏng vấn có thể ghi âm lại.
2.3.2.4. Phương pháp thống kê toán học
Mục đích: Xử lý và mã hóa các thông số cần dùng trong đề tài nghiên cứu.
Nội dung: Các phép thống kê cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu qua phần
mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu: • Tính trung bình • Tính tần số và tỷ lệ lựa chọn • Xếp thứ hạng • Kiểm nghiệm F • Tính hệ số tương quan
39