b. Nhân tố môi trường vĩ mô
3.1.1 Dự báo triển vọng của ngành vật liệu xây dựng trong những năm tớ
Nước ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng cơ sở vật chất để thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhiều công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, điều đó dẫn đến nhu cầu của khách hàng về mặt hàng của danh nghiệp sẽ tăng lên nhanh chóng.
Ngành vật liệu xây dựng đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, đi đôi với tăng trưởng kinh tế, xây dựng cũng đang phát triển rất nhanh. Nhu cầu về nguyên vật liệu xây
dựng ở Việt Nam là rất lớn vào những thời điểm trước 2006 cung không đủ cầu. Nhờ có đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng, ngành vật liệu xây dựng đã từng bước phát triển, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng mọc lên trong cả ba miền. Do đó, ngành vật liệu xây dựng đã gia tăng được sản lượng sản xuất, làm cho nguồn cung dồi dào hơn và đáp ứng đủ nhu cầu vật liệu xây dựng trong cả nước.
Như vậy, phương hướng phát triển ngành vật liệu xây dựng trong thời gian tới là phát huy nội lực về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động dồi dào, tích cực huy động vốn trong dân, tăng cường hợp tác trong nước, ngoài nước, đầu tư phát triển nhiều công nghệ tiên tiến, hoàn thiện để tạo lập một thị trường vật liệu đồng bộ phong phú, thõa mãn nhu cầu của toàn xã hội với tiềm lực thị trường to lớn trong nước, đủ sức cạnh tranh, hội nhập thị trường khu vực và thế giới.
Với triển vọng phát triển tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng đã nêu ở trên, doanh nghiệp cần có biện pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ bằng cách mở rộng kênh phân phối tới tất cả các đại lý bán buôn và bán lẻ, các công trình dự án, các công ty thương mại, các công ty đầu tư xây dựng. Doanh nghiệp phải cải thiện môi trường làm việc, nâng cao năng lực quản trị hoạt động, chủ động tiếp nhận thông tin và dự báo thị trường và chủ động vốn kinh doanh.