kiện xe máy tại chi nhánh công ty TNHH công nghiệp chính xác GOLDEN ERA
Qua quá trình thực tập tại công ty, trên cơ sở tìm hiểu tình hình thực tế cũng như những vấn đề lý luận đã được học, em nhận thấy trong công tác nguyên vật liệu
sản xuất linh kiện xe máy tại chi nhánh công ty còn có những hạn chế. Sau đây, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.
Giải pháp 1: Hoàn thiện công tác bảo quản nguyên vật liệu
Hệ thống kho bảo quản NVL của Công ty nên được nâng cấp, bố trí khoa học, thuận tiện cho việc theo dõi kiểm kê:
Tại mỗi phân xưởng nên có kho bãi riêng và phân chia kho đó thành các kho nhỏ hơn gồm kho NVL chính, kho NVL phụ, kho thành phẩm, kho nhiên liệu phục vụ cho sản xuất tại chính phân xưởng đó, để thuận tiện cho việc theo dõi bảo quản kiểm kê vật tư cũng như quá trình nhập xuất vật tư được dễ dàng thuận tiện.
Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác hoạch toán hành nhận gia công
Là một công ty sản xuất còn tiến hành cả nhận gia công linh kiện bên ngoài nên quá trình nhập-xuất linh kiện sẽ phức tạp.Đòi hỏi nhân viên bộ phận kho cần phải tiến hành theo dõi không chỉ dừng lại trên phiếu nhập kho ,xuất kho mà Nhân viên bộ phận kho vật tư nên mã hóa hàng nhận gia công sau đó phải hoạch toán vào thẻ kho và lên bảng tổng hợp nhập xuất tồn cuối tháng dễ đối chiếu,tìm kiếm và tính giá xuất kho cho hàng nhận gia công thuận tiên hơn
Giải pháp 3: Trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn theo quy định hiện hành.
Công ty nên theo dõi và lập những khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho , hoạt động của công ty là hoạt động sản xuất nên việc mua nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên. Để đảm bảo nguyên tắc thận trọng và hạn chế những đột biến giá ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thì việc lập dự phòng phải giảm giá hàng tồn kho là rất cần thiết.
Vào thời điểm cuối niên độ kế toán khi giá trị thuẩn có thể thực hiện được của vật tư tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì cần lập dự phòng giảm giá đối với hàng tồn kho nói chung và NVL nói riêng. NVL được lập dự phòng là NVL mà trên thị trường tại thời điểm khóa sổ kế toán thấp hơn giá trị sổ kế toán . Mức lập dự phòng như sau :
Mức dự phòng giảm giá HTK cần trích lập =số lượng hàng tồn kho bị giảm giá *(giá đơn vị HTK trên sổ -giá trị HTK trên thị trường )
Cuối niên độ kế toán khi một loại vật tư tồn kho có giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì kế toán phải lập dự phòng theo số tiền chênh lệch đó.
Nếu số tiền dự phòng giảm giá vật tư phải lập ở cuối niên độ này lớn hơn số tiền dự phòng giảm giá vật tư đã lập ở cuối niên độ kế toán trước, kế toán lập dự phòng bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 632 - giá vốn hàng bán ( chi tiết cho từng loại, thứ vật tư)/ Có TK 2294 – dự phòng giảm giá HTK
Nếu số tiền dự phòng giảm giá vật tư phải lập ở cuối niên độ này nhỏ hơn số tiền dự phòng giảm giá vật tư đã lập ở cuối niên độ này nhỏ hơn số tiền dự phòng giảm giá vật tư đã lập ở cuối niên độ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch đó ghi:
Nợ TK 2294– dự phòng giảm giá hàng tồn kho/Có TK 632 – giá vốn hàng bán
Giải pháp 4: Hoàn thiện phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu
Công ty nên đỏi cách tính giá xuât kho từ bình quân cả kì dự trữ sang bình quân sau mỗi lần nhập.Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau:
Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)
Do đặc điểm là doanh nghiệp sản xuất nên việc nhập xuât nguyên vật liệu hầu như diễn ra hằng ngày ,đòi hởi phải không chỉ biết được số lượng nguyên vật liệu xuất kho mà còn phải biết cụ thể giá của mỗi lần xuất mới kiểm soát được sát sao quá trình sản xuất,kịp thời điều chỉnh quá trình sản xuất đúng kế hoạch và tiến độ ,năng cao hiệu quả kinh doanh.Phương pháp tính giá xuâtkho bình quân sau mỗi lần nhập sẽ khắc phục được nhược điểm của phương pháp tính giá xuất kho bình quân cả kì dữ trữ mà chi nhánh đang áp dụng gặp phải đó là trong tháng khi xuất kho nguyên vật liệu thép tấm chẳng hạn không biết giá xuất kho thép tấm thép tấm chỉ biết số lượng xuất kho thép tấm . Khi chi nhánh đổi sang phương pháp tính giá xuất kho sau mỗi lần nhập sẽ biết được cả số lượng và giá xuất kho thép tấm trong tháng xuất ra để sản xuất .Công việc tính toán sẽ chính xác hơn,sẽ đáp ứng kịp thời giá
xuất kho vật liệu mỗi lần xuất, không dồn công việc vào cuối tháng ảnh hưởng đến tiến độ tính già thành phẩm của chi nhánh
Giải pháp 5:Hoàn thiện kế toán kiểm kê vật liệu
Đối với nguyên vật liệu sử dụng không hết tại phân xưởng, Công ty cần lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, nhằm theo dõi số lượngvật tư còn lại cuối kỳ hạch toán ở đơn vị, làm căn cứ để tính giá thành và kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật tư:
Số lượng vật tư còn lại cuối kỳ ở Công ty sử dụng được phân loại thành 2 loại: + Loại không cần sử dụng nữa: lập phiếu nhập kho và nhập lại kho
+ Loại tiếp tục sử dụng: lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ do bộ phận sử dụng lập làm 2 bản, 1 bản giao cho phòng vật tư, bản còn lại giao cho phòng kế toán.
Giải pháp 6: Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán
Trong xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là khi đất nước ta trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì việc học tập và nghiên cứu là một yếu tố vô cùng quan trọng.Để có thể giống với báo cáo tài chính và chuẩn mực thế giới,hiện nay bộ tài chính đang trên đà thay đổi hoàn thiện chuẩn mực và thông tư .Chính vì vậy chi nhánh Công ty nên có kế hoạch đào tạo cán bộ kế toán như tham gia các lớp học nghiệp vụ do Bộ tài chính tổ chức, đặc biệt là phải cập nhật các thông tin, quy định, quy chế của Nhà nước mới ban hành, đào tạo tại chỗ, tập huấn nghiệp vụ…Ngoài ra, Công ty cần khuyến khích phòng Kế toán tổ chức các buổi thảo luận để mọi người cùng nhau rút ra những mặt được và chưa được về công tác hạch toán. Từ đó giúp cho mọi nhân viên trong phòng có cái nhìn toàn diện về công tác kế toán chứ không bó hẹp trong phạm vi trách nhiệm của mình.