Mô hình kênh liên tục

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống truyền dẫn số với kênh có băng thông hữu hạn luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 34 - 36)

Thực tế khi truyền qua một kênh liên tục các tín hiệu si(t) được phát đi từ phần phát tương ứng với các tin mi sinh ra từ nguồn tin số chịu tác động của cả méo lẫn tạp âm và can nhiễu, do vậy tín hiệu nhận được r(t) có thể khác rất đáng kể so với tín hiệu đã được phát đi, dẫn đến việc đánh giá của máy thu về tín hiệu nào đã được phát đi có thể bị sai.

Một kênh liên tục chịu các tác động nhiễu loạn như thế có thể mô hình hóa bởi sơ đồ sau, thể hiện mọi tác động của kênh tới quá trình truyền dẫn số. Sơ đồ hình (2.3) thể hiện các nguồn nhiễu có tần số trùng hoặc khác với tần số tín hiệu hữu ích được môt tả bằng các tín hiệu zi(t) với phổ được xác địmh nhờ các đặc tính lọc của các hệ thống gây nhiễu đó Ti(f).

Hình 2.3. Mô hình kênh liên tục

Các nguồn nhiễu này có thể là kênh có cùng tần số vô tuyến song khác phân cực trong các hệ thống vô tuyến có tái sử dụng tần số, hoặc có thể là các kênh vô tuyến lân cận trên cùng một hệ thống lớn, hay có thể là các nguồn nhiễu từ các hệ thống vô tuyến khác loại. Do các tác động lọc nhiễu và triệt xuyên phân cực chéo, các nguồn nhiễu này được xem như tác động tới kênh truyền chính thông qua các khối tổn hao Ai. Kênh truyền chính hình thành từ các khối thể hiện các đặc tính tần số phần phát T(f), phần thu R(f) và môi trường truyền F(f). Trong đó đặc tính đường truyền dẫn F(f) có thể có những ảnh hưởng đặc biệt với chất lượng đường truyền dẫn (như pha-đinh chọn lọc tần số trong các hệ thống số vi ba số dung lượng ≥ 70Mb/s chẳng hạn).

Các hệ thống truyền dẫn không hạn chế phổ tần là các hệ thống có đặc tính tần số tổng cộng (đặc tính tiêu hao theo tần số) của hệ thống bằng phẳng trên toàn trục tần số. Trong thực tế không tồn tại các hệ thống như vậy do các nguyên nhân sau :

+ Các môi trường truyền dẫn đều có đặc tính không bằng phẳng trên suốt trục tần số (các môi trường truyền dẫn như không gian vũ trụ, sợi quang

học chỉ được xem là gần như có độ rộng băng truyền dẫn rất lớn, có thể nói một cách gần đúng là có băng tần truyền dẫn vô hạn mà thôi).

+ Trong mọi trường hợp người ta đều mong muốn truyền đưa nhiều luồng tín hiệu số trên cùng một tuyến truyền dẫn và để làm điều này mà không gây ảnh hưởng lẫn nhau, các các luồng truyền dẫn trên thường được phân biệt với nhau về mặt tần số nhờ các thiết bị có đặc tính chọn lọc tần số.

Như vậy, các hệ thống truyền dẫn số thực tế đều có thể xem như các hệ thống có băng tần truyền dẫn bị hạn chế (band-limited).

Trên hình (2.3) các đặc tính tần số T(f), R(f) và Ti(f) do đó có dạng các đặc tính lọc với tần số trung tâm là tần số sóng mang fc (đối với T(f), R(f) và fi

(đối với Ti(f)). [2]

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống truyền dẫn số với kênh có băng thông hữu hạn luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w