Giới thiệu thực nghiệm

Một phần của tài liệu dạy học phân tích đa thức thành nhân tử ở trung học cơ sở (Trang 45 - 46)

4. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Giới thiệu thực nghiệm

Mục đích thực nghiệm

Để đạt được mục đích trên, chúng tôi tiến hành một thực nghiệm đối với HS. Thực nghiệm nhằm tìm hiểu mối quan hệ của HS với bài toán PTĐTTNT. Qua đó cho phép nghiên cứu ảnh hưởng của mối quan hệ thể chế lên quan hệ của học sinh, tính thỏa đáng của QT-HS là điều chúng tôi mong muốn kiểm chứng.

Hình thức thực nghiệm

Thực nghiệm được tổ chức dưới dạng bộ câu hỏi điều tra, gồm ba câu. HS được phát phiếu thực nghiệm, giấy nháp và yêu cầu làm việc độc lập trả lời ba câu hỏi được nêu. Phiếu thực nghiệm và giấy nháp được thu lại để phân tích.

Tổng thời gian làm bài khoảng 30-35 phút đảm bảo cho HS đủ giờ để trả lời hết các câu hỏi. Thời điểm chúng tôi tiến hành thực nghiệm vào đầu học kì I, dự kiến tiến hành trên HS lớp

8 đã học qua phần nội dung “biến đổi các biểu thức hữu tỉ”, đặc biệt là bài toán rút gọn phân thức.

Chúng tôi chọn 116 HS ở ba trường trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh để tiến hành thực nghiệm thuộc lớp cơ bản và lớp có học lực khá trong trường THCS Nguyễn Du-Quận 1, trường THCS Bình An-Quận 8, trường THCS Tân Thới Hòa-Quận Bình Tân.

Giới thiệu bộ câu hỏi thực nghiệm

Bộ câu hỏi thực nghiệm học sinh gồm ba câu:

Câu 1: Cho ba lời giải giả định của ba HS khi đứng trước yêu cầu phân tích đa thức thành nhân tử. Yêu cầu HS cho điểm và giải thích số điểm mà họ đề xuất trong ba kết quả đó.

Câu 2: Đề xuất hai đa thức, yêu cầu HS phân tích đa thức thành nhân tử.

Câu 3: Cho biểu thức ở dạng phân thức, tử thức là đa thức hệ số nguyên, mẫu thức là đa thức có chứa hệ số hữu tỉ (số thập phân). Yêu cầu HS nhận định biểu thức có rút gọn được nữa hay không, giải thích nhận định đó.

Một phần của tài liệu dạy học phân tích đa thức thành nhân tử ở trung học cơ sở (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)