7. Phạm vi nghiên cứu:
2.4.3. Một số nhận xét rút ra từ kinh nghiệm có cơ sở từ đặc điểm tâm lý
Những kinh nghiệm được đánh giá là rất cần thiết:
Giữ gìn sức khỏe nói chung qua cách ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý; định hướng việc học để thi vào lớp chuyên Toán rõ ràng, học tri thức, kỹ năng mới và ôn tập tri thức và kỹ năng trước đó, học tập tích cực trong lớp, không chủ quan và có thái độ tốt trong học tập. Có thể đây là một kết quả thú vị vì các em chú trọng đến việc giữ gìn sức khỏe nhất. kết quả này có thể do các em rất khó nhọc khi học các lớp trung học phổ thông: phải học nhiều nội dung, làm bài tập kèm theo, phải tham gia những hoạt động khác nên các em không có thời gian nghỉ ngơi cũng như ăn uống hợp lý hoặc các em ý thức được sứ khỏe là yếu tố quyết định đến việc học hiệu quả. Do đó, các em quan tâm đến giữ gìn sức khỏe là kinh nghiệm cần thiết nhất cho việc học thành công. Việc xác định mục đích học để thi vào lớp chuyên Toán là cần thiết vì muốn thực hiện một công việc tốt cần phải biết bản thân muốn làm gì. Các kinh nghiệm về học tập tích cực và một số thái độ đối với thầy/cô và việc học cũng như đối với bản thân trong học tập là điều kiện cần thiết để các em học thành công. Nói cách khác, các em trãi nghiệm một số điều:
- ý thức sức khỏe là quan trọng nhất; - xác định mục việc học rõ ràng
- có thái độ tích cực với thầy/cô, bạn bè và học tập - cần phải ôn tập thường xuyên
Những kinh nghiệm được đánh giá là khá cần thiết
Những kinh nghiệm được đánh giá ở mức độ này có thể được nhận xét như sau:
Làm việc theo kế hoạch; có một tầm nhìn tổng quát về lý thuyết, các dạng bài tập; biết áp dụng lý thuyết vào bài làm; ôn tập có kế hoạch, có hệ thống; siêng năng trong học tập; học hỏi từ bạn bè và người khác. Có thể nói những kinh nghiệm nêu trên là thể hiện trí thông minh thực hành trong việc học tập. Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận của đề tài, trí thông minh lý thuyết của một người cần được cụ thể hóa vào thực tiễn qua những việc làm cụ thể thì công việc mới thành công. Có thể các em chưa biết được nguyên tắc này, nhưng trong thực tế các em đã trình bày được quy trình áp dụng; nên có thể nói rằng các em là những học sinh thông minh thực sự. Nói cách khác, các em trãi nghiệm một số điều:
- làm việc có kế hoạch; - học hiểu kỹ lý thuyết;
- biết phân loại và khái quát kiến thức;
- có quan hệ và thái độ đúng với thầy/cô giáo và bạn bè - cần phải siêng năng
- cần phải chịu khó tìm tòi học hỏi
Những kinh nghiệm được đánh giá là cần thiết
Những kinh nghiệm được đánh giá ở mức độ này có thể được nhận xét như sau:
Trong nhóm này gồm những kinh nghiệm mang tính phương pháp học tập cụ thể liên quan đến cách học, cách ôn tập, cách làm bài, thời gian nghỉ ngơi hợp lý, học nhóm. Những kinh nghiệm này cần cho tất cả người đi học. Điều đáng chú ý là các em nêu kinh ngiệm “Được sự động viên, giúp đỡ của gia đình”. Đây là một kinh nghiệm mà các bậc phụ huynh cần quan tâm vì gia đình là nơi tốt nhất để giúp các em động lực học tập và là nơi giúp xác định hướng đi trong cuộc đời của bản thân các em. Có một kinh nghiệm đuợc đánh giá ở thứ bậc thấp nhất là “học thêm môn toán”. Nói cách khác, các em giỏi Toán đánh giá học thêm là việc sau cùng so với những kinh nghiệm khác.
Nói cách khác, các em trãi nghiệm một số điều: - Có phương pháp và kỹ năng học tập phù hợp; - Biết học tập và nghỉ ngơi đúng lúc;
- Coi gia đình là chỗ dựa quan trọng cho việc học; - Kiên trì trong học tập;
- Có tinh thần làm việc hợp tác; - Có tinh thần độc lập, sáng tạo.
Tóm lại, những kinh nghiệm được các em học sinh các lớp chuyên Toán đánh giá gồm nhiều mặt từ trí thông minh, các đặc điểm nhân cách tích cực, thái độ chừng mực đối với thầy/cô, việc học cũng như đối với bản thân, khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, v.v… Nói các khác, muốn là một học sinh giỏi Toán, các em cần có khả năng học Toán, những
phẩm chất tâm lý tích cực, biết giữ gìn sức khỏe, có thái độ tích cực đối với bản thân, việc học và người khác.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu được rút ra:
- các tham số của dụng cụ nghiên cứu của hai thang đo về đặc điểm tâm lý cần để học giỏi môn Toán và thang đo về kinh nghiệm có cơ sở từ những đặc điểm tâm lý và trắc nghiệm suy luận trừu tượng của cả hai loại khách thể đều có những trị số phù hợp với tiêu chí của các dụng cụ đo lường mang tính giá trị;
- kết quả nghiên cứu của trắc nghiệm suy luận trừu tượng được thực hiện trên học sinh cho thấy học sinh ở các trường THPT có khả năng suy luận trừu tương đương với khách thể đã được nghiên cứu cho trắc nghiệm (độ xiên của tuyến bình thường là 0,198 bên trái);
- kết quả nghiên cứu thang đo về đặc điểm tâm lý cần để học giỏi môn Toán thực hiện trên học sinh THPT cho thấy các em xem xét các đặc điểm của một nhân cách toàn diện, chứ không xem xét trên cơ sở học thuật đơn thuần. Kết quả này cho thấy muốn đào tạo học sinh trở thành những người giỏi Toán, ngoài việc xem xét các yếu tố về nhận thức, cần phải xem xét các mặt khác như tình cảm và hành động;
- kết quả nghiên cứu thang đo về kinh nghiệm có cơ sở từ những đặc điểm tâm lý thực hiện trên học sinh THPT cho thấy các em trưởng thành trong việc chuẩn bị nhiều mặt để trở thành những học sinh thành công trong học tập như các em quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe, định hướng việc học, có những mối quan hệ tốt đẹp với thầy/cô và bạn bè, cần cù nhẫn nại trong học tập, v.v…
KIẾN NGHỊ
Do học sinh giỏi Toán nói riêng, học sinh THPT nói chung cần phải rèn luyện nhiều đặc điểm tâm lý để các em học tập thành công, một số kiến nghị sau đây được đề xuất:
- cần quan tâm đến nền tảng tâm lý của khả năng học tập của các em để tuyển chọn được các em học giỏi môn học;
- hướng dẫn các em có một cuộc sống hài hòa với học tập: chăm sóc bản thân về thể chất, có quan hệ tốt đẹp với thầy/cô, bạn bè, có thái độ chừng mực với bản thân, với học tập, với người khác và với xã hội;
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh. Từ điển Hán Việt. NXB Khoa học xã hội. 1996.
2. Tô Văn Bình. Phát triển năng lực trí tuệ của học sinh qua giờ học vật lý. Tạp chí NCGD 4/1997, tr. 17.
3. Benjamin S. Bloom et al. Handbook on Formative and Summative Evaluation of student learning. New York. Mc. Graw-Hill book company 1971.
4. Nguyễn Nghĩa Dân. Phương pháp giáo dục tích cực với mục tiêu nhân cách sáng tạo.
Tạp chí NCGD 1/1997, tr.5.
5. Ngô Hữu Dũng. Những nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng chương trình môn toán ở trung học cơ sở. Tạp chí NCGD 5/96, tr.20.
6. Hồ Ngọc Đại. Tâm lý học dạy học. NXB Giáo Dục. 1983.
7. Hồ Ngọc Đại. Công nghệ Giáo Dục. Tập 1. NXB Giáo Dục. 1994.
8. Đoàn Văn Điều. Đề tài “Ảnh hưởng của việc tác động trên năng lực trí tuệ đến kết quả học tập toán của học sinh trung học cơ sở tại Thành Phố Hồ chí Minh”. Mã số : CS 99 – 04, nghiệm thu ngày 22-12-1999 theo quyết định số ¨747/ĐHSP/KHCN&SĐH ngày 14- 12-1999.
9. Mary M. Frasier, et. al. Core Attributes of Giftedness: A Foundation for Recognizing the Gifted Potential of Minority and Economically Disadvantaged Students.
10.Peggy Golfin, Will Jordan, Darrell Hull, Monya Ruffin. Strengthening Mathematics Skills at the Postsecondary Level: Literature Review and Analysis. The National Research Center on the Gifted and Talented. Number RM95210. September 1995
11.Ph. N. Gônôbôlin. Tập 1. (1977) và Tập 2 (1979). Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên. NXB Giáo Dục.
12.Phạm Minh Hạc. Hành vi và Hoạt động. NXB Giáo dục. 1989. 13.Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề tâm lý học. NXB Giáo Dục. 1992
14.Nguyễn Lệ Hằng. Tư duy khoa học của trẻ em lớp 1 trong công nghệ dạy học. 1992. Tóm tắt luận án PTS.
15.Lê Văn Hồng và cộng sự. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Hà Nội. 1995. 16.Hoàng Minh Hùng. Bí ẩn của Thế Giới Tâm hồn. NXB Trẻ. 1992.
17.Nguyễn Bá Kim và cộng sự. Phương pháp dạy học môn Toán. NXB Giáo dục. 1997. 18.V.A. Kruchetski. Những cơ sở Tâm lý học sư phạm. Sở Giáo Dục tp. HCM. 1978. (Trần
Thị Qua và các cộng sự dịch)
19.N.X. Laytex. Năng lực trí tuệ và lứa tuổi. Tập I. NXB Giáo Dục. 1978.(Ngô Hào Hiệp dịch) Tập II.NXB Giáo Dục. 1980. (Thế Hùng và cộng sự dịch)
20.A.N.Leonchiep. Sự phát triển tâm lý trẻ em. TPHCM: Trường SPMGTW3, 1980.
21.Nguyễn Phú Lộc. Cần đổi mới nội dung và cấu trúc đề thi môn Toán. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 8/1996, trang 10.
22.A.V. Petrovski. Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. NXB Giáo dục. 1982 (Đặng Xuân Đoài dịch)
23.Nguyễn Minh Phương. Về việc xác định nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tạp chí NCGD 5/1996, tr.21.
24.Linda Jensen Sheffield. Sections excerpted from Developing Mathematically Promising
Students, National Council of Teachers of Mathematics, Reston, Virginia.
Updated November 20, 2009
2 5 . David Mc Clelland. A t t i t u d e s & C o m p e t e n c i e s . h t t p : / / w w w . n w l i n k . c o m / ~ d o n c l a r k / h r d / c a s e / c o m p e t e n c i e s . h t m l
26.The American Heritage® Dictionary of the English Language, Fourth Edition copyright ©2000 by Houghton Mifflin Company. Updated in 2009. Published by Houghton Mifflin Company
27.Based on WordNet 3.0, Farlex clipart collection. © 2003-2008 Princeton University, Farlex Inc.\
28.Collins Thesaurus of the English Language – Complete and Unabridged 2nd Edition. 2002 © HarperCollins Publishers 1995, 2002
29. http://www.bestinspirationalquotes4u.com/blog/42/10-characteristics-of-positive- thinking-people/. March 12th, 2009 in Life & Happiness, Success
30.http://www.curriculumsupport.nsw.edu.au/gats/index.cfm 31.http://EzineArticles.com/?expert=Caroline_Mackay 32.http://www.psychologyinfo.com/faq/problems/404.html