7. Phạm vi nghiên cứu:
2.1.1. Quá trình soạn thảo dụng cụ nghiên cứu
2.1.1.1. Khảo sát sơ khởi:
Hai thang khảo sát đặc điểm tâm lý và thang đánh giá kinh nghiệm học tập môn Toán thành công
Để soạn thảo thang khảo sát, nhóm nghiên cứu đã đưa ra hai câu hỏi mở cho 120 sinh viên năm thứ hai khoa toán để thu thập những ý kiến từ thực tế về vấn đề nghiên cứu Sau khi phân tích nội dung, nhóm nghiên cứu soạn thang khảo sát trên cơ sở những ý
kiến thu thập được của sinh viên nêu trên gồm hai thang: những đặc điểm tâm lý của học sinh giỏi Toán ở trường Trung học Phổ thông và một số kinh nghiệm học Toán Nhóm nghiên cứu khảo sát sinh viên năm thứ hai khoa Toán vì các lý do:
- Những sinh viên qua kỳ thi tuyển đại học vào được khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TP. HCM) là những học sinh có khả năng về toán học,
- Những sinh viên qua kỳ thi tuyển đại học vào được khoa Toán, Trường ĐHSP TP. HCM là những học sinh có kinh nghiệm trong việc học tập để chuẩn bị thi vào đại học,
- Những sinh viên qua kỳ thi tuyển đại học vào được khoa Toán, Trường ĐHSP TP. HCM là những học sinh có khả năng học tập môn Toán,
- Những sinh viên qua kỳ thi tuyển đại học vào được khoa Toán, Trường ĐHSP TP. HCM là những học sinh có thành tích cao trong học tập môn Toán ở các lớp trung học.
Trắc nghiệm suy luận trừu tượng:
Sau khi lựa chọn được các câu hỏi phù hợp từ hai thang đo nêu trên, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát chính thức trên các lớp từ năm 2 đến năm 4 của trường ĐHSP TP.HCM để tính toán các tham số nghiên cứu của thang đo như: hệ số tin cậy, độ khó, độ phân cách. Bước tiến hành chính thức việc khào sát được thực hiện trên các học sinh phổ thông và các tham số nghiên cứu của thang đo cũng được tính toán.
2.1.1.2. Khảo sát chính thức
Phương pháp trắc nghiệm được thực hiện như sau:
Trước hết tác giả lựa chọn một trắc nghiệm khả năng suy luận trừu tượng từ bộ trắc nghiệm khả năng được soạn thảo bằng các hình vẽ nên không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngôn ngữ và văn hóa nên không ảnh hưởng tiêu cực đến tính giá trị (độ ứng nghiệm) của thang đo. Trắc nghiệm này được sử dụng rộng rãi để đo lường:
• trình độ giải quyết vấn đề cao
• xử lý dữ liệu hoặc khái niệm phức tạp • phát triển các chiến lược hoặc chính sách
Đây là một trắc nghiêm được xác định là đo nghiệm khả năng học tập Toán và được đưa ra thử nghiệm trên mẫu sinh viên khoa Toán, Trường ĐHSP TP. HCM để tính tính hệ số tin cậy, độ khó, độ phân cách và cuối cùng có một trắc nghiệm chính thức gồm 23 câu hỏi. Câu trắc nghiệm mẫu:
Hình nào trong phần trả lời (Answer Figure) tiếp nối hình trong phần câu hỏi (Problem Figure)?
Khi trả lời, học sinh chọn một trong bốn hình của phần bên phải để tạo thành chuỗi liên tiếp của bốn hình bên trái.
Sau khi có có các tham số nêu trên, Trắc nghiệm khả năng suy luận trừu tượng được tiến hành thu thập dữ liệu trên 301 học sinh chuyên Toán ở các lớp 10, 11 và 12 ở hai trường Trung học Thực hành ĐHSP TP.HCM, Trung học Phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM.
Số liệu được xử lý theo phương pháp Toán thống kê ứng dụng với phần mềm SPSS for Win, phiên bản 13.0
2.1.2 Kết quả khảo sát trên sinh viên khoa Toán, Trường ĐHSPTP. HCM để tính các tham số của các thang đo và trắc nghiệm suy luận trừu tượng