Cơ sở tâm lý của việc học giỏi toán

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm tâm lý của học sinh giỏi toán ở một số trường phổ thông trung học tại thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 41)

7. Phạm vi nghiên cứu:

1.2.5. Cơ sở tâm lý của việc học giỏi toán

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ, “khả năng là: 1) Cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định; 2) Cái vốn có về vật chất hoặc tinh thần để có thể làm được việc gì”.

Một định nghĩa khác:

“Khả năng là cái sức để làm việc” [1, 444]. Hoặc:

“Khả năng là sức lực hoặc kỹ năng cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ hoặc về mặt thể chất hoặc về mặt trí tuệ. Theo các sử dụng của tâm lý học hiện nay, khả năng được phân biệt với tư chất; thuật ngữ tư chất thường được áp dụng vào khả năng của cá nhân để cải tiến hoạt động của người đó (nghĩa là khả năng học tập) khi được đưa cho các trắc nghiệm tư chất được soạn thảo chi tiết, một cá nhân tiêu biểu chứng tỏ các mức độ khả năng khác nhau một cách rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Sự kiện từ trước đến nay gây cho nhiều nhà tâm lý nghi ngờ rằng “khả năng tổng quát” hoặc “trí thông minh tổng quát” của một chủ thể có thể được đo lường một cách tin cậy được”[1, 42].

Một cách chi tiết hơn:

- Khả năng: được hiểu là một sức để thực hiện một hành động trong hiện tại.

- Năng khiếu: là sức thực hiện một hành động tại một thời điểm nào đó trong tương lai sau khi tiếp thu việc huấn luyện hay giáo dục cần thiết.

- Năng lực: là một khả năng có thể được phát triển đầy đủ trong tương lai chỉ trong các điều kiện huấn luyện được lựa chọn.

hoặc “Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định”.

Như vậy, ở đây khả năng và năng lực có thể được hiểu theo hai cách: cái có thể xuất hiện và cái vốn có (có sẵn). Như vậy, ta có thể hiểu khả năng và năng lực một cách giao thoa với nhau.

Sau đây ta tìm hiểu thêm năng lực về mặt tâm lý:

“Năng lực là các đặc điểm tâm lý cá biệt tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc tác động vào đối tượng lao động. Như vậy, chính năng lực là một yếu tố tổ thành trong một hoạt động cụ thể, chứ không phải chỉ là sự tương ứng hay sự phù hợp giữa một bên là yêu cầu của một hoạt động và một bên là tổ hợp thuộc tính cá nhân” Danilop và cộng sự [146].

Như vậy, nói đến năng lực là nói đến xu thế có thể đạt tới một kết quả nào đó của một công việc nào đó do một con người cụ thể tiến hành.

Năng lực có quan hệ mật thiết với hứng thú, xu hướng. Thông thường ai thích một hoạt động nào thì năng lực và hoạt động đó cùng phát triển.

Ngoài ra, từ trước đến nay có những quan điểm về năng lực và khả năng như sau: Kỹ thuật thống kê dùng cho phân tích yếu tố đầu tiên được soạn thảo do nhà tâm lý học - thống kê học Charles Spearman đáp ứng lại đề nghị của Karl Pearson. Francis Galton, người cộng sự của Pearson, trước đó đã đề xuất rằng ngoài khả năng trí tuệ tổng quát cần cho tất cả các khả năng trí tuệ, đồng thời có nhiều khả năng chuyên biệt. Lý thuyết yếu tố đầu tiên về trí thông minh, thuyết Spearman không phải là người đơn độc trong việc tin vào sức mạnh của yếu tố trí thông minh tổng quát. Cả Binet và Terman đã đưa ra giả định về công việc của họ, và có bằng chứng là việc thực hiện trên thang đo trí thông minh Stanford- Binet và các trắc nghiệm tương tự có thể được giải thích một cách rộng rãi nhờ vào yếu tố g nên được định nghĩa là trục chính đầu tiên (yếu tố) được trích ra từ ma trận tương quan giữa các trắc nghiệm về nhận thức (Lohnes, 1873). Yếu tố đầu tiên thống trị một cách rõ ràng tất cả các yếu tố khác có từ việc phân tích yếu tố các trắc nghiệm khả năng trí tuệ, và trọng tâm thông thường của khả năng trí tuệ mà nó trình bày một cách công khai trước hết chịu trách nhiệm về tính tin cậy hoặc bền vững của điểm số trên hầu hết các trắc nghiệm nhận thức (Thorndike, 1975).

Việc phê phán thuyết hai yếu tố của Spearman từ trước đến nay không thiếu, và nhiều thuyết thay thế được đề xuất. Nhà tâm lý học tiên phong Hoa Kỳ E.L.Thorndike đã hình thành một lý thuyết và soạn thảo một trắc nghiệm - trắc nghiệm CAVD (những mẫu tự này

thay cho Completions (điền khuyết), Arithmetic (số học), Vocabulary (từ vựng), và Understanding of Directions and Discourse (hiểu lời hướng dẫn và bài giảng) - được coi là sự phát biểu quan điểm của ông cho rằng trí thông minh là sự hợp lại của nhiều khả năng khác nhau có mối quan hệ bên trong ở não. Thorndike cũng kết luận rằng nhiều khả năng khác nhau hợp thành trí thông minh tạo thành một loạt 3 nhóm hay loại trí thông minh: xã hội, cụ thể và trừu tượng. Trí thông minh xã hội là khả năng quan hệ với con người, trí thông minh cụ thể là khả năng giải quyết vấn đề đối với sự vật, và thông minh trừu tượng là khả năng giải quyết vấn đề với các ký hiệu toán học và bằng lời. Lý thuyết đa yếu tố đầu tiên này đã không đặt cơ sở trên các kết quả của việc phân tích yếu tố, và nó vẫn tiếp tục để Louis Thurstone và các cộng sự của ông tấn công kịch liệt vào thuyết hai yếu tố của Spearman.

Các nhà tâm lý học Anh như Cyril Burt, Godfrey, Thompson, và Philip Vermon có khuynh hướng lựa chọn kỹ thuật phân tích yếu tố tạo ra một yếu tố tổng quát của trí thông minh: yếu tố chung trên đó tất cả các trắc nghiệm trong bộ trắc nghiệm đó có một số chung có thể đánh giá được. Ngược lại, các nhà tâm lý học Hoa Kỳ như Louis Thornstone và I.P.Guilford sử dụng các phương pháp phân tích yếu tố hình như tạo ra một tập hợp các yếu tố nhóm không mang tính tổng quát. Đối lại với Spearman và các nhà tâm lý học Anh khác, Thornstone vẫn giữ ý kiến cho rằng trí thông minh không phải là một thực thể thống nhất nhưng chứa đựng một số nhóm yếu tố tương đối nhỏ. Để trình bày quan điểm của mình, Thurstone đã nghĩ ra phương pháp trung tâm nhỏ để phân tích yếu tố các mối quan hệ giữa những điểm số trên nhiều số đo lường mang tính nhận thức khác nhau nhận được từ các mẫu lớn những người làm trắc nghiệm và áp dụng phương pháp quay theo chiều xiên để đưa ra kết quả số hcung cho yếu tố. Bảng yếu tố nhóm, được đặt tên là bảng khả năng trí tuệ ban đầu, được làm rõ theo cách này:

- Ý nghĩa bằng lời (yếu tố V – Verbal meaning): Hiểu được ý tưởng và các nghĩa của từ, được đo bằng các trắc nghiệm từ ngữ.

- Tính toán số học (N – Number) tối đa và sự chính xác trong việc tính toán số học. - Khả năng quan sát không gian (S – Space): khả năng nhận thấy các quan hệ hình dáng 3

- Tốc độ quan sát (P – Perceptual Speed): khả năng phân biệt các chi tiết quan sát và sự tương đồng và dị biệt giữa các vật thể được vẽ (chụp) một cách nhanh chóng.

- Sự thông thạo từ ngữ (W – Word fluency): tốc độ suy nghĩ của từ, cũng như tạo ra các vần thơ hoặc giải quyết việc đảo chữ.

- Khả năng ghi nhớ (M – Memory): khả năng ghi nhớ từ ngữ, số, mẫu tự và các thứ tưởng tượng bằng cách học thuộc lòng.

- Khả năng suy luận (I – Inductive Reasoning): khả năng suy ra quy luật từ thông tin đã cho, cũng như việc xác định quy luật cho một dạy số từ chỉ một phần của dãy số đó. Khái niệm đa dạng về khả năng trí tuệ đã thiết lập một khung tham khảo cho những nghiên cứu phân tích yếu tố về trí thông minh ở Hoa Kỳ, mặc dù các nhà tâm lý học người Anh tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố trí thông minh tổng quát. Điều đáng ghi nhớ là trong một phân tích yếu tố kỹ hơn về bảy yếu tố khả năng trí tuệ ban đầu. Thurstone đã tìm thấy bằng chứng của yếu tố được xếp hạng thứ hai có thể được giải thích như là yếu tố g. vì thế các nhà tâm lý học người Anh đã trình bày trí thông minh là một yếu tố tổng quát có thể chia ra thành các yếu tố đặc biệt, trong khi đó các nhà tâm lý học Hoa Kỳ lại nhấn mạnh lên các khả năng đặc biệt (ban đầu) có thể kết hợp lại để tạo thành các khả năng tổng quát. Sự khác biệt này từ trước đến nay có liên quan tới việc nhấn mạnh nhiều trên các trắc nghiệm khả năng tổng quát ở Anh trái với các trắc nghiệm khả năng khác nhau ở Hoa Kỳ (Pellegrino và Varnhagen, 1985).

Có lẽ nhà lý thuyết về đa yếu tố nổi bật nhất về lãnh vực này ở Hoa Kỳ từ trước đến nay là J.P.Guilford người có mô hình cấu trúc trí tuệ (Guilford, 1967) giữ kỷ lục về số yếu tố mang tính nhận thức được phác họa. Guilford đề xuất rằng việc thực hiện một nhiệm vụ nhận thức bất kỳ nào có thể được hiểu rõ ràng nhất qua việc phân tích nó thành loại thao tác trí tuệ hoặc quá trình trí tuệ được thực hiện, và sản phẩm tạo ra khi thực hiện một thao tác đặc biệt về một loại nội dung trắc nghiệm. Do mô hình của Guilford chứa đựng năm loại thao tác khả dĩ (nhận thức, ghi nhớ, diễn dịch, quy nạp, và đánh giá), 4 nội dung (số, ký hiệu, ngữ nghĩa, và hành vi) và sáu sản phẩm (đơn vị, lớp, mối liên hệ, hệ thống, sự chuyển dịch, và giải thích). Nó bao hàm sự hiện diện của 5 x 4 x 6 = 120 yếu tố có thể có được tạo thành cấu trúc

trí tuệ. Guilford và sinh viên của ông đã tự đặt ra nhiệm vụ là xác định có bao nhiêu “yếu tố hợp lý” thực sự hiện hữu, sau cùng tìm ra trên 80 yếu tố và xây dựng một số đo lường cho mỗi yếu tố.

Các nhà kinh điển chủ nghĩa Marx đã khẳng định: năng lực là kết quả của phân công lao động. Như vậy, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là các thành tố của năng lực.

Một cách cụ thể hơn:

Toàn bộ bí mật của việc hình thành và phát triển tâm lý của trẻ là ở chỗ có được những điều kiện khách quan (đối tượng, vật thể, quan hệ xã hội, v.v..) và việc tổ chức những điều kiện ấy sao cho trẻ có thể có được hoạt động cần thiết để hình thành những nét tâm lý ta muốn có ở trẻ.

A.N. Leonchiép không đồng ý với việc chẩn đoán cho rằng tính hiệu quả của việc chẩn đoán và dự kiến của họ, các phương hướng tuyển chọn các em học sinh kém giá trị.

Không chấp nhận quan điểm coi sự phát triển tâm lý của trẻ như một quá trình bị hai loại yếu tố quyết định: yếu tố bên trong - yếu tố sinh vật (trước hết là yếu tố di truyền) và yếu tố bên ngoài - yếu tố môi trường.

“Năng lực vừa là tiền đề vừa là kết quả của phân công lao động. Phân công lao động tức là tạo ra hoạt động có đối tượng, trong đó con người thực hiện mục đích của công việc để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và gia đình - trong hoạt động đó và bằng hoạt động đó, con người hình thành nên năng lực tương ứng của bản thân. Phân công lao động phản ánh trình độ tiến bộ và đòi hỏi của xã hội”. C.Mác và Ph.Engels viết:”Những người như Rafael có thể phát triển tài năng hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào đòi hỏi của xã hội, mà những đòi hỏi này lại phụ thuộc vào phân công lao động và phụ thuộc vào những điều kiện giáo dục do sự phân công đề ra.

Và “Sự phát triển năng lực của từng người nói chung phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của xã hội, của cộng đồng mà chủ thể sống trong đó”, “Sự phát triển các giác quan người là công việc của toàn bộ lịch sử xã hội loài người” (C.Marx, Bản thảo kinh tế triết học, 1844, tr.153).

Sự phát triển các năng lực, hay như Mác nói”các lực lượng bản chất” của con người, không phải là sự bộc lộ của các phẩm chất tâm lý nội tại vốn có ở trong con người, mà là quá trình chủ thể (có thể dưới sự hướng dẫn của người khác) tự tạo ra các cấu tạo mới. Muốn có các cấu tạo ấy chủ thể phải thực hiện một hoạt động tương ứng với hoạt động đã chứa đựng trong đối tượng của hoạt động [13, 6].

Theo tâm lý học Marxist, muốn hình thành và phát triển năng lực ở trẻ, phải tổ chức cho trẻ có điều kiện tiếp xúc với tri thức, với thế giới đối tượng để trẻ biến những cái đó thành các thuộc tính tâm lý bản thân. Vấn đề bản chất năng lực người chính là vấn đề lĩnh hội kinh nghiệm của các thế hệ trước đã chứa trong các đối tượng (tri thức, công cụ lao động, công trình kiến trúc, v.v..). Để tìm hiểu một cách đầy đủ hơn, ta tìm hiểu cấu trúc của năng lực gồm các thành tố nào.

Cấu trúc của năng lựclà một vấn đề khá phức tạp. Ở đây chỉ nhấn mạnh hai ý: Một là, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là chất liệu để tạo ra năng lực tương ứng. Năng lực chính là tổ hợp đặc điểm cá nhân tiếp nhận hoặc sử dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vào một hoạt động nào đó. Do đó, ở đây còn có cả vai trò của động cơ, hứng thú.

Hai là, việc lĩnh hội và sử dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo diễn ra theo các quy luật xã hội - lịch sử chứ không theo quy luật sinh vật. Từ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo này mới tạo ra kết quả mà người ta gọi là kết quả “hình thức”, tức là kết quả chưa gắn vào một tri thức hay kỹ năng được vận dụng vào một hoạt động cụ thể nào. Từ kết quả “hình thức” ấy, đến một lúc mới chuyển thành năng lực đặc thù, năng lực của con người có nguồn gốc xã hội - lịch sử (149) và các năng lực tổng quát là:

Năng lực học tập, năng lực lao động, năng lực giao tiếp, năng lực đấu tranh, .v.v... là các năng lực đặc thù của người và cũng là năng lực chung nhất cần thiết cho con người và loài người tồn tại và phát triển, cụ thể là năng lực tiếp thu tinh hoa của xã hội, năng lực truyền đạt, và năng lực đặt ra mục đích và kiên trì theo đuổi mục đích đó. Đây là những năng lực chung nhất, là cơ sở để tạo ra một năng lực cụ thể nào đó như năng lực toán học, năng lực âm nhạc, năng lực tổ chức, v.v... Các năng lực chung và năng lực cụ thể có những mức độ khác nhau, mà đỉnh cao là thiên tài.

Đối với con người thì những năng lực đặc thù giữ vai trò chính, còn các thành phần khác chỉ là chất liệu tham gia vào việc tạo thành năng lực đặc thù người. Trong mối quan hệ này, ta sẽ hiểu rõ vai trò của tư chất, tri thức, kỹ năng đối với năng lực. Ngoài ra, quan hệ giữa số lượng và chất lượng trong năng lực, kỹ năng cũng như quan hệ giữa các tĩnh tại và động thái trong năng lực, tài năng là vấn đề phức tạp [12, 150]

Hoạt động tư duy

Hoạt động tư duy của con người có đặc điểm là con người đi đến kết luận trong khi không trực tiếp quan sát một hiện tượng nào đó hoặc kiểm tra lại điều mà họ cảm giác và tri giác được. Nhờ có suy lý, tức là bằng gián tiếp, mà con người rút ra được những kết luận nhất định, hình thành được các quy luật. Tất cả các đặc điểm phát triển của tự nhiên, xã hội và loài người đều được nhận thức nhờ tư duy.

Tư duy là tách ra các yếu tố và các dấu hiệu riêng lẻ của sự vật hoặc hiện tượng (phân tích) và hình thành trongý nghĩ những mối liên hệ, thống nhất những cái bộ phận thành một tổng thể (tổng hợp). Giữ vai trò to lớn trong các quá trình tư duy là sự so sánh các đối tượng riêng

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm tâm lý của học sinh giỏi toán ở một số trường phổ thông trung học tại thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)