Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật BHYT tại tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Tình hình tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế tại BHXH tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 64)

- Diện bao phủ BHYT còn thấp; số người tham gia BHYT mới đạt 63% dân số; số

Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật BHYT tại tỉnh Hà Tĩnh

chính sách, pháp luật BHYT tại tỉnh Hà Tĩnh

1. Đề xuất, kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT

- Cần nghiên cứu để xác định lộ trình phát triển Bảo hiểm y tế cho từng nhóm đối tượng cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương và vùng miền; ở mỗi nhóm đối tượng cần giao trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, Ngành liên quan trong tổ chức thực hiện.

- Nghiên cứu để có quy định tăng mức hỗ trợ đóng BHYT cụ thể từ NSNN các cấp cho 2 nhóm đối tượng cận nghèo và HSSV.

- Xem xét để cơ cấu lại nhóm đối tượng cho phù hợp: nhóm người lao động; nhóm hưởng chính sách xã hội được NSNN đóng phí BHYT; nhóm được hỗ trợ một phần kinh phí và nhóm tự nguyện tham gia ( thay vì 25 nhóm hiện hành ).

- Nghiên cứu để bổ sung các quy định cần thiết nhằm đề cao trách nhiệm các đơn vị quản lý đối tượng để quản lý chặt chẽ số lượng đối tượng thuộc trách nhiệm của mình quản lý; nghiêm túc trong việc lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT, tăng giảm hàng tháng, đảm bảo chính xác đối với người thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau, đảm bảo cấp đúng mã đối tượng, mã quyền lợi được hưởng. Các trường hợp đã đề ng2hị điều chỉnh họ tên, năm sinh trên thẻ BHYT thì phải được điều chỉnh lại danh sách gốc do mình quản lý và được lưu giữ cho những lần cấp thẻ sau này.

- Đề nghị BHXH Việt Nam xem xét tăng mức chi hoa hồng đối với các đại lý thu ở khối trường học và thu ở đối tượng hộ gia đình cận nghèo vì mức chi như (hiện nay còn thấp, không đủ chi phí cho đại lý thực hiện công tác thu và phát thẻ, sửa đổi, cấp lại thẻ cho các đối tượng).

2. Đề xuất, kiến nghị những nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật BHYT và các quy định pháp luật có liên quan

- Quy định lại mức hưởng của người nghèo, thân nhân liệt sỹ, đối tượng bảo trợ xã hội để họ được hưởng 100 % chi phí KCB và không phải cùng chi trả như quy định hiện nay.

- Bổ sung quy định về cấp thẻ BHYT cho người cao tuổi đang hưởng chế độ tuất hàng tháng.

- Quy định cụ thể về đóng BHYT trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản nhưng không phải sinh con hay nuôi con nuôi (trường hợp nghỉ sẩy thai, thai chết lưu...).

- Quy định lại và cụ thể trách nhiệm thanh toán phần NSNN hỗ trợ cho đối tượng HSSV, cận nghèo và người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình.

- Cần quy định rõ điều kiện khi tham gia tự nguyện để tránh lạm dụng như phải tham gia toàn bộ thành viên trong hộ.

- Tăng cường tính pháp chế, có chế tài cụ thể để xử lý các hành vi thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện cấp thẻ BHYT (như việc lập danh sách đề nghị của cơ quan quản lý đối tượng không kịp thời, sai sót nhiều; chuyển kinh phí đóng BHYT của cơ quan tài chính không đảm bảo thời gian, số lượng; cấp thẻ BHYT không đúng quy định, cấp không đúng đối tượng của cơ quan BHXH).

- Đề nghị cấp riêng thẻ có ảnh thay giấy tờ tùy thân có ảnh, xuất trình cùng với thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh, sử dụng được trong thời gian dài.

- Cho phép sửa thẻ BHYT bị sai thông tin cá nhân khi đối tượng bị mất thẻ cũ để đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT.

- Nên bỏ cơ chế KCB vượt tuyến, trái tuyến (sửa đổi khoản 3 Điều 22 luật BHYT và bãi bỏ khoản 3 Điều 7 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP); chỉ thực hiện KCB BHYT khi cơ sở KCB tuyến dưới hoặc tuyến khác thực hiện thủ tục chuyển tuyến theo đúng quy định của Bộ Y tế hoặc bệnh nhân vào viện trong tình trạng cấp cứu, có xuất trình thẻ BHYT. Các trường hợp KCB tự chọn, KCB theo yêu cầu thì bệnh nhân trực tiếp thanh toán tiền viện phí cho cơ sở KCB

sau đó về thanh toán trực tiếp tại cơ quan BHXH theo mức thanh toán quy định của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính.

- Đối với phương thức thanh toán theo định suất:

+ Cần có quy định điều chỉnh suất phí giữa các khu vực, giữa nơi nhiều thẻ với nơi ít thẻ BHYT.

+ Cần quy định không được tính vào quỹ định suất kết dư các khoản chi phí cơ quan BHXH từ chối thanh toán (do chỉ định bất hợp lý về thuốc, dịch vụ kỹ thuật, vi phạm các quy chế chuyên môn của Bộ Y tế).

+ Cần có hướng dẫn cụ thể về tỷ lệ phân bổ, sử dụng quỹ định suất kết dư tại Bệnh viện, tại Trạm Y tế tuyến xã và công tác thanh quyết toán nguồn kinh phí kết dư này.

+ Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế có kết dư, cần dành cho các tỉnh để tăng cường củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế các cơ sở khám chữa bệnh, nhất là tuyến cơ sở. Tránh tình trạng hiện nay, có kết dư nhưng không được đầu tư lại nên các đơn vị không chú trọng triển khai các giải pháp tăng nguồn thu để bảo đảm nguồn quỹ và có kết dư.

- Nên khảo sát lại mức chi phí bình quân tại các hạng bệnh viện trên toàn quốc làm căn cứ áp dụng thanh toán trực tiếp cho người bệnh BHYT phù hợp hơn.

- Bộ Y tế và BHXH Việt Nam cần tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện chính sách, pháp luật BHYT tại các địa phương và thống nhất xây dựng phần mềm quản lý chi phí KCB BHYT đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý của hai ngành.

- Sửa đổi, bổ sung Điều 40 Luật BHYT: Quyền của tổ chức BHYT “Tổ chức BHYT thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về BHYT”.

- Nâng mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHYT, vì mức xử phạt hành chính theo Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ hiện nay đang còn thấp, chưa đủ sức để răn đe các tổ chức, cá nhân vi phạm.

3. Đề xuất, kiến nghị đối với HĐND và UBND tỉnh.

- Tăng cường chỉ đạo nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc và tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân Nghị quyết số 21NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020; đưa mục tiêu, kế hoạch thực hiện lộ trình BHYT toàn dân vào các chương trình phát triển kinh tế của địa phương; thực hiên nghiêm túc tiêu chí phát triển BHYT trong chương trình xây dựng nông thôn mới; xác định là một tiêu chuẩn đánh giá xét tặng các danh hiệu thi đua khen thưởng.

- Quan tâm ưu tiên nguồn lực đầu tư tăng cường cở sở vật chất và trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực cho tuyến y tế cơ sở huyện và xã, phường, thị trấn để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh BHYT.

- Xem xét tăng mức hỗ trợ đóng BHYT từ các nguồn ngân sách các cấp, huy động hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đối với nhóm đối tượng cận nghèo và học sinh, sinh viên.

- Chỉ đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh và Sở Tài chính khẩn trương kiểm tra, rà soát, đối chiếu và tham mưu trình HĐND và UBND xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của ngân sách tỉnh nguồn đóng bảo hiểm Y tế từ năm 2007.

C. KẾT LUẬN

Sau 3 năm tổ chức thực hiện, Luật Bảo hiểm y tế đã khẳng định tính đúng đắn và phù hợp trong lựa chọn chính sách tài chính y tế thông qua bảo hiểm y tế; Luật BHYT đã từng bước đi vào cuộc sống. Những quy định của Luật đã tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội và mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, Luật BHYT đã góp phần tạo nên sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, nhất là với nhóm người nghèo, cận nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi.

Những quy định của Luật BHYT cơ bản đã khắc phục những tồn tại, bất cập trong thực hiện chính sách BHYT trước đây. Chất lượng của các dịch vụ y tế đã dần dần được cải thiện, quyền lợi của người có thẻ BHYT ngày càng được bảo đảm do mở rộng phạm vi thanh toán. Chính sách, pháp luật BHYT cũng đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc lựa chọn các giải pháp tài chính để chăm lo sức khỏe của bản thân…

Tuy vậy, quá trình thực hiện Luật BHYT đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc trong việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia, vẫn còn gần 37% số dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chưa tham gia BHYT, trong đó đối với các Doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc tham gia BHYT mới đạt 30%. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ 70% mức đóng BHYT cho hộ cận nghèo, song số hộ cận nghèo tham gia chỉ mới đạt 51 %. Đối tượng học sinh, sinh viên tham gia đạt tỷ lệ 80 %. Phần lớn đối tượng tự nguyện tham gia BHYT chỉ khi mắc bệnh hoặc đã có bệnh mãn tính mới mua BHYT để đối phó với gánh nặng viện phí. Công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật BHYT chưa được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư nguồn lực thực hiện dẫn đến người dân còn thiếu thông tin, hiểu biết chưa đầy đủ về BHYT; chất lượng KCB tại các tuyến y tế cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng sự hài lòng của người tham gia BHYT khi đến KCB; một số cơ sở KCB còn chỉ định sử dụng rộng rãi thuốc và các dịch vụ y tế trong KCB BHYT.

Việt Nam đang thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 với mục tiêu đến năm 2020 có trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân là bất khả năng

trong bối cảnh còn nhiều khó khăn của đất nước. Hiện nay chính sách bảo hiểm y tế chưa tạp đủ sức hút để người dân chủ động tham gia. Có nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu do chất lượng dịch vụ y tế còn hạn chế. Vì thế, luật cần bổ sung chất lượng của dịch vụ bảo hiểm y tế, điều kiện cần và đủ để ngành y tế có thể thực hiện nghiêm túc dịch vụ này, trong đó có cả y đức. Từ nghiên cứu cụ thể việc thực hiện chính sách, pháp luật BHYT tại một tỉnh của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam này sẽ phản ánh rõ hơn tình hình thực trạng thực hiện BHYT tại địa phương, qua đó có các giải pháp sửa đổi, thay thế, bổ sung Luật BHYT phù hợp hơn với thực tế, mang lại lợi ích cho toàn dân.

Với nhận thức và kỹ năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế, đề tài không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp của thầy cô và tất cả các bạn. Em xin chân thành cảm ơn Th.S. Nguyễn Thị Lệ Huyền đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Hà Nội , tháng 12 năm 2013 Sinh Viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Hằng

Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ Danh mục các bảng:

Số hiệu Tên bảng Trang

2.1 Số lượt thẻ phát hành và số quỹ KCB BHYT tại Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2012

2.2 Tình hình ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng KCB BHYT tại Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2012

2.3 Chi phí KCB đa tuyến ngoại tỉnh tại Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2012

2.4 Cân đối quỹ BHYT tại Hà Tĩnh giai đoạn 2009 – 2010

Danh mục các biểu đồ:

Số hiệu Tên biểu đồ Trang

2.1 Tỷ lệ bao phủ BHYT tại Hà Tĩnh giai đoạn 2009 – 2012 2.2 Học sinh, sinh viên tham gia BHYT tại Hà Tĩnh giai đoạn

2010 – 2012

2.3 Đối tượng cận nghèo tham gia BHYT tại Hà Tĩnh tại Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2012

Danh mục tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu Tình hình tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế tại BHXH tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w