Bảng 2.1: Số lượt thẻ phát hành và số quỹ KCB BHYT tại Hà Tĩnh giai đoạn 2009

Một phần của tài liệu Tình hình tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế tại BHXH tỉnh hà tĩnh (Trang 46 - 48)

đoạn 2009 - 2012

Bên cạnh những thuận lợi, công tác phát hành thẻ BHYT còn gặp khó khăn như sau:

- Việc lập danh sách người tham gia BHYT của các đơn vị quản lý đối tượng không căn cứ vào nhân thân theo hồ sơ quản lý, sổ hộ khẩu, giấy CMND (hoặc có sai

lệch thông tin về nhân thân trên các hồ sơ quản lý) nên sai sót quá nhiều các thông tin về họ và tên, năm sinh nhất là đối tượng hộ nghèo, người có công; Nhân thân trên giấy chứng nhận người có công không khớp đúng với chứng minh nhân dân.

- Các đơn vị quản lý đối tượng không quản lý chặt chẽ số lượng đối tượng; thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, phê duyệt, thẻ đã cấp vẫn đề nghị cấp mới.

Bên cạnh đó, quy định phân chia thành 25 nhóm đối tượng như hiện nay dẫn đến tình trạng một số người có thể được cấp nhiều thẻ BHYT, còn có hiện tượng trùng thẻ BHYT do không biết quy định mỗi người chỉ được cấp một thẻ BHYT có quyền lợi cao nhất, không xác định được một người thuộc nhiều đối tượng thì cấp thẻ theo đối tượng nào, mức hưởng theo đối tượng nào. Không lập danh sách riêng từng loại đối tượng theo 25 nhóm đối tượng đã quy định nên đã có hiện tượng cấp nhầm loại đối tượng, cấp sai mức hưởng. Còn xảy ra cấp trùng giữa thẻ BHYT do BHXH Bộ quốc phòng với BHXH các tỉnh.

- Việc cấp thẻ trẻ em dưới 6 tuổi không dứt điểm, triệt để do quy định sử dụng giấy chứng sinh, giấy khai sinh đi khám chữa bệnh nên bố mẹ các cháu ít quan tâm đến việc làm thẻ BHYT, thậm chí đã được cấp thẻ BHYT rồi vẫn không đến nhận gây khó khăn cho cơ quan BHXH, ngành Lao động Thương binh và Xã hội, ngành Tài chính trong việc xác định kinh phí đóng BHYT và thanh toán chi phí khám chữa bệnh.Với nhóm trẻ em dưới 6 tuổi, thẻ BHYT được cấp cho đến khi trẻ đủ 72 tháng tuổi nên có tình trạng là có những trẻ sẽ không có thẻ BHYT nếu hạn sử dụng thẻ BHYT trẻ em hết giá trị sử dụng trước tháng 9 (là thời điểm tổ chức cấp thẻ BHYT cho HSSV) hàng năm tạo khoảng trống không bảo đảm tính liên tục từ tháng khi trẻ em đủ 6 tuổi đến tháng 9 năm đó.

- Việc cấp thẻ cho đối tượng cận nghèo thường phải chờ đóng nộp nên không theo năm dương lịch, học sinh tham gia theo năm học còn đối tượng khác tham gia theo năm dương lịch nên xảy ra hiện tượng cấp trùng thẻ BHYT của các đối tượng ngân sách đóng và đối tượng thuộc diện được hỗ trợ từ năm trước chuyển sang.

- Việc cấp thẻ BHYT có ảnh gặp khó khăn vì khá nhiều đối tượng thẻ BHYT chỉ cấp trong 1 năm, danh sách biến động hàng năm lớn như hộ nghèo, cận nghèo.

Kinh phí trang bị máy in màu và mực màu khá lớn. Thực hiện việc này tốn rất nhiều thời gian, với đơn vị có số lượng lớn khi cấp xong thẻ BHYT cho đối tượng thì đã rất muộn so với giá trị sử dụng của thẻ.

2.2.4. Tổ chức khám chữa bệnh BHYT

2.2.4.1. Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng KCB BHYT :

Việc ký kết và thực hiện hợp đồng KCB BHYT cơ bản có sự phối hợp và thống nhất giữa cơ quan BHXH với Sở Y tế, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Sở Y tế thông báo danh sách các cơ sở KCB đủ điều kiện KCB BHYT để cơ quan BHXH ký kết hợp đồng KCB BHYT; Thông qua hợp đồng KCB BHYT với BVĐK huyện triển khai KCB BHYT tại các trạm y tế xã, phường.

Năm Số cơ sở KCB ký hợp

đồng Tỷ lệ trạm y tế xã triểnkhai KCB BHYT

2010 27 74%

2011 23 57%

2012 23 70,8%

Một phần của tài liệu Tình hình tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế tại BHXH tỉnh hà tĩnh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w