hiểm y tế tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2009 – 2012:
1. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Luật bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 – 2012
1.1. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã ban hành:
Sau khi Luật BHYT có hiệu lực 01/7/2009, Chính phủ, liên bộ Y tế - Tài chính, Bộ Y tế và các Bộ, Ngành có trách nhiệm liên quan đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế và nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khác.
Nhìn chung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành kịp thời, khá đầy đủ và đồng bộ, đáp ứng các yêu cầu đặt ra, đã khẳng định tính phù hợp thực tiễn của Luật BHYT. Các bên liên quan đến BHYT, trong đó có cơ quan BHXH, cơ sở khám chữa bệnh đã thực hiện đầy đủ các quy định, đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT.
* Về số lượng văn bản do Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành ở Trung ương ban hành (loại văn bản, tên văn bản, ngày ban hành, ngày có hiệu lực.
* Về phía địa phương:
Ngay sau khi Luật BHYT có hiệu lực, Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh đã kịp thời tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành các văn bản triển khai thực hiện kịp thời chính sách BHYT trên địa bàn.
1.2. Tính đồng bộ, phù hợp với pháp luật của các văn bản dưới luật đã ban hành và tính khả thi của các văn bản:
Nhìn chung văn bản dưới Luật đã ban hành khá đồng bộ, phù hợp với pháp luật và cơ bản đảm bảo tính khả thi. Trong quá trình triển khai thực hiện Luật BHYT tại địa phương, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có các văn bản chỉ đạo đối với các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, trong
đó giao các ngành có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Luật BHYT cho các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý; giao UBND các huyện, thành phố, thị xã quản lý và tổ chức thực hiện Luật BHYT cho các đối tượng trên địa bàn. Ngoài ra hàng năm UBND tỉnh đều có văn bản chỉ đạo thực hiện BHYT cho riêng đối tượng học sinh, sinh viên.
1.3. Những hạn chế, bất cập của các văn bản quy phạm pháp luật:
- Chưa có quy định về cấp thẻ BHYT cho người cao tuổi đang hưởng chế độ tuất hàng tháng.
- Luật BHYT nên sửa đổi, bổ sung xác định lại các nhóm đối tượng tham gia. Hiện nay có 25 nhóm tham gia BHYT là quá nhiều, quá trình triển khai chính sách còn phát sinh một số trường hợp khác như nhóm người thân của người làm trong ngành công an; một số người thuộc 2 -3 nhóm tham gia khác nhau nên có thể được cấp nhiều loại thẻ BHYT gây khó khăn trong việc quản lý quỹ BHYT.
- Người nghèo, thân nhân liệt sĩ, đối tượng bảo trợ xã hội gặp nhiều khó khăn khi thực hiện cùng chi trả chi phí KCB BHYT. Cụ thể: Thân nhân của người có công với cách mạng phải cùng chi trả 20 %, trong khi đó người cận nghèo 20 %, ngưòi nghèo 5%....
- Mức chi phí bình quân tại các tuyến chuyên môn kỹ thuật áp dụng thanh toán trực tiếp tại BV hạng I ở Trung ương quá cao so với chi phí bình quân thực tế tại các BV hạng I ở địa phương.
- Quy định KCB trái tuyến, vượt tuyến có xuất trình thẻ BHYT được hưởng quyền lợi BHYT chưa chặt chẽ dẫn đến các cơ sở y tế tư nhân đã tìm mọi cách thu hút bệnh nhân, chạy theo lợi nhuận, có biểu hiện lạm dụng các DVYT nhằm tăng nguồn thu cho bệnh viện.
- Lộ trình thực hiện BHYT toàn dân quy định từ 01/01/2014 nhưng đến nay tỷ lệ dân số tham gia BHYT mới đạt 63%, còn 37% dân số chưa tham gia, chủ yếu là người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.
- Quy định quỹ định suất không bao gồm các chi phí vận chuyển, chạy thận nhân tạo, ghép bộ phận cơ thể, phầu thuật tim, điều trị bệnh ung thư, bệnh Hemophilia (điểm c, khoản 1, Điều 15 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC) là không phù hợp vì tất cả các khoản chi phí trên cũng nằm trong quỹ KCB BHYT, giả sử quỹ định suất bằng quỹ KCB BHYT thì các chi phí nói trên lấy kinh phí ở đâu để thanh toán cho cơ sở KCB.
- Đến nay chưa có tiêu chí quy định hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình nên chưa thực hiện được hỗ trợ một phần mức đóng theo quy định tại điểm c, khoản 5, Điều 3 Nghị định số 62/2008/NĐ-CP.
1.4. Về số lượng văn bản do BHXH Việt Nam đã ban hành :
Sau khi luật BHYT có hiệu lực, BHXH Việt Nam đã khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Các văn bản do BHXH Việt Nam ban hành là các văn bản hướng dẫn thực hiện và giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với pháp luật.
2. Về tổ chức, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT giai đoạn 2009 -2012
2.1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền về chính sách, pháp luật BHYT:
Ngay từ khi Luật BHYT có hiệu lực, BHXH tỉnh đã chủ động phối hợp với các Sở, ngành liên quan, các cơ quan truyền thông xây dựng kế hoạch thực hiện công tác thông tin tuyên truyền phổ biến, chính sách, pháp luật BHYT đến các cơ quan, đơn vị, chủ sử dụng lao động, người lao động, học sinh, sinh viên và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Nhìn chung công tác truyền thông, tuyên truyền chưa đáp ứng yêu cầu vì nhiệm vụ tuyên truyền về chính sách BHYT được phân công cho nhiều cấp, nhiều ngành, chưa xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng do vậy hiệu quả công tác này còn hạn chế. Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên và sâu rộng, các hình thức tuyên truyền
bằng báo viết, báo hình, trang thông tin điện tử chưa phát huy được hiệu quả do người dân khó tiếp cận. Việc thành lập Đội tuyên truyền trực tiếp tại cơ sở rất hiệu quả nhưng cần phải có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thành lập Đội tuyên truyền vận động và nguồn kinh phí chi cho hoạt động của Đội.
Các cơ quan quản lý đối tượng chưa thực sự quan tâm phối hợp, chưa chịu trách nhiệm trực tiếp đến việc cấp thẻ BHYT cho các đối tượng do mình quản lý.
+ Cán bộ làm công tác tuyên truyền ở BHXH tỉnh có một chuyên trách (còn ở BHXH cấp huyện chưa có) tính chuyên nghiệp còn hạn chế do đang bố trí kiêm nhiệm, chưa được qua đào tạo, bồi dưỡng; các đơn vị sử dụng lao động chưa quan tâm đến việc phổ biến chế độ chính sáchBHYT cho người lao động.
+ Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác tuyền truyền chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu.
2.2. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT:
2.2.1. Phát triển việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân
- Tỷ lệ bao phủ BHYT tại địa phương chiếm tỷ lệ 62%, 51%, 68 % và 63% qua các năm 2009, 2010, 2011, 2012.
Quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHYT tại địa phương còn thiếu đồng bộ về phương pháp và chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành dẫn đến hạn chế trong việc mở rộng đối tượng tham gia. Măt khác một số nhóm đối tượng có trách nhiệm tham gia nhưng ý thức tuân thủ pháp luật còn hạn chế, không thực hiện nghiêm các quy định của Luật. Cụ thể:
+ Đối với người lao động trong các doanh nghiệp: Tỷ lệ doanh nghiệp không đóng, trốn đóng hoặc đóng không đầy đủ BHYT cho người lao động còn khá lớn, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng.
Nguyên nhân là do trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động chưa cao, trách nhiệm thực thi pháp luật chưa nghiêm. Người lao động còn thiếu hiểu biết để đòi hỏi quyền lợi hoặc vì việc làm mà không dám đòi quyền lợi. Trong khi đó lực lượng kiểm tra, thanh tra lao động còn quá thiếu để phát hiện và xử lý hết các vi phạm.
+ Đối với học sinh, sinh viên:
Số lượng học sinh, sinh viên tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh qua các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 151, 129 và 146 nghìn người. Mặc dù đã có sự phối hợp giữa cơ quan BHXH và ngành Giáo dục và Đào tạo trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện nhưng kết quả đạt được chưa cao, hàng năm vẫn còn từ 20% đến 30% học sinh không tham gia BHYT.
Nguyên nhân là do triển khai của các nhà trường chưa kịp thời và hiệu quả, phụ huynh, học sinh chưa có ý thức tham gia BHYT. Luật BHYT quy định HSSV là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nhưng chưa có quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý, trách nhiệm của nhà trường trong việc tham gia BHYT của HSSV.
+ Đối với đối tượng cận nghèo:
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy rõ lượng người cận nghèo tham gia BHYT có xu hướng tăng lên rõ ràng, năm 2012 (35 nghìn người) cao gần gấp 6 lần so với năm 2010 (9 nghìn người). Mặc dù đã được ngân sách nhà nước và Dự án Hỗ trợ y tế Bắc Trung bộ hỗ trợ mức đóng đến 80% - 90%, người cận nghèo chỉ phải đóng 10-20% nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều người tham gia BHYT.
Vai trò, trách nhiệm của các ngành liên quan và UBND các cấp trong việc quản lý đối tượng và tổ chức thực hiện BHYT cho người cận nghèo chưa đầy đủ, kịp thời nên thông tin đến với người dân còn hạn chế. Bên cạnh đó nhận thức về lợi ích của việc tham gia BHYT của người dân chưa đầy đủ, dẫn đến số người tham gia chưa cao.
+ Đối với người tự nguyện tham gia BHYT: Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc vận động hay tổ chức phối hợp với cơ quan BHXH trong tuyên truyền vận động, do vậy người dân thiếu thông tin để tham gia BHYT. Thực tế tỷ lệ người tham gia BHYT tự nguyện còn thấp, đa số những người tham gia là những người đã mắc bệnh mãn tính, có chi phí điều trị cao.
+ Đối với nhóm người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình có trách nhiệm tham gia BHYT từ 01/01/2012, nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai được do chưa có tiêu chí để xác định.
2.2.2. Công tác thu BHYT
- Chính sách hỗ trợ của địa phương: (từ nguồn ngân sách địa phương, từ các tổ chức và cá nhân khác)
Chính sách hỗ trợ của địa phương trong thực hiện BHYT cho hộ cận nghèo và các đối tượng khác: Ngoài sự hỗ trợ theo quy định của chính phủ, do điều kiện tỉnh đang còn nghèo nên ngân sách tỉnh và ngân sách các cấp rất khó khăn, ngân sách cấp huyện không có chính sách hỗ trợ thêm cho các nhóm đối tượng này (trừ Thành phố Hà Tĩnh).
Từ năm 2011, đối tượng cận nghèo trên địa bàn tỉnh nhận được sự hỗ trợ của Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ, với mức hỗ trợ như sau:
Năm 2011:
+ Đối với người cận nghèo (CN) tham gia BHYT cả hộ gia đình mức hỗ trợ: 40% mệnh giá thẻ BHYT
+ Đối với người CN tham gia BHYT theo từng cá nhân, mức hỗ trợ: 30% mệnh giá thẻ BHYT
Năm 2012
+ Đối với người CN tham gia BHYT cả hộ gia đình mức hỗ trợ: 20% mệnh giá thẻ BHYT
+ Đối với người CN tham gia BHYT theo từng cá nhân, mức hỗ trợ: 10% mệnh giá thẻ BHYT.
- Phương thức đóng BHYT đang áp dụng và thực trạng về đại lý BHYT hiện nay ở Hà Tĩnh như sau :
+ Các đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc đóng nộp trực tiếp vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Kho bạc và các ngân hàng theo quy định. + Người tham gia BHYT đóng tiền trực tiếp tại cơ quan BHXH cấp huyện để mua thẻ BHYT tự nguyện.
+ Người tham gia BHYT đóng nộp tiền thông qua các đại lý thu BHYT do UBND các xã, phường, thị trấn giới thiệu.
+ Đối tượng tham gia BHYT là học sinh, sinh viên đóng nộp tiền thông qua đại lý thu BHYT do các trường giới thiệu.
- Thực trạng về đại lý thu BHYT tại Hà Tĩnh:
Hệ thống đại lý thu BHYT trên địa bàn được thiết lập trên cơ sở giới thiệu của chính quyền địa phương cấp xã, phường, thị trấn và các đơn vị trường học. Hoat động theo hướng dẫn của cơ quan BHXH, thực hiện thu nộp BHYT các đối tượng: Tự nguyện, hộ gia đình Cận nghèo, học sinh, sinh viên và hàng tháng, quý được chi trả hoa hồng kịp thời theo số tiền thực thu BHYT (4%).
Hiện nay, hệ thống đại lý thu BHYT trên địa bàn hoạt động khá tốt, BHXH tỉnh tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện và phát triển tăng thêm đại lý thu BHYT ở các đơn vị có địa bàn rộng, đối tượng lớn. Đồng thời kiến nghị với BHXH Việt Nam xem xét tăng mức chi hoa hồng đối với các đại lý thu ở khối trường học và thu ở đối tượng hộ gia đình cận nghèo (hiện nay còn thấp không đủ chi phí cho đại lý thực hiện công tác thu và phát thẻ, sửa đổi, cấp lại thẻ cho các đối tượng).
- Công tác thu và tình hình nợ đóng BHYT, các biện pháp đã thực hiện để thu hồi nợ, hiệu quả:
Cùng với việc quản lý thu BHXH, BHTN, công tác thu BHYT đã được tăng cường và đạt hiệu quả tốt. BHXH tỉnh đã sử dụng nhiều biện pháp như: phối hợp thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội kiểm tra các đơn vị; khởi kiện các đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT ra toà, phối hợp công an kinh tế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý kinh tế về BHXH, BHYT, BHTN đối với các doanh nghiệp; khối các đơn vị cùng tham gia BHXH, BHYT hầu như không nợ BHYT.
Tính đến 31/12/2012 tổng nợ BHYT là 9,8 tỷ đồng, trong đó phần nợ từ Ngân sách NN đóng cho đối tượng người nghèo là 5,6 tỷ đồng (nợ từ năm 2007). Số đơn vị nợ trên 3 tháng là 10 đơn vị với số tiền 145 triệu đồng, còn lại là số nợ dưới 1 tháng với số tiền 4,2 tỷ đồng.
2.2.3. Công tác phát hành thẻ BHYT
Sau khi có danh sách tham gia BHYT cơ quan BHXH tiến hành kiểm tra, rà soát, in thẻ BHYT và chuyển đến cho các đơn vị quản lý đối tượng để cấp cho người tham gia BHYT. Số lượng thẻ phát hành và số quỹ khám chữa bệnh BHYT tương ứng các năm theo dõi bảng 2.1.
Năm Số thẻ Số quỹ KCB BHYT (tr.đ)
2009 738,348 167,057
2010 590,591 251,534
2011 803,505 364,132
2012 769,184 430,558